Về chế độ dinh dưỡng
- Cần giảm lượng tinh bột từ cơm, bánh mì, xôi, nếp, nui, mì, mì gói… nên ăn ít hơn so với hiện tại. Lưu ý: Nên giảm từ từ để cơ thể thích nghi dần.
- Không ăn thức ăn ngọt như bánh kẹo, snack, nước ngọt, chè, kem, kể cả trái cây ngọt…
- Hạn chế tối đa thức ăn béo như các món chiên, rán, quay, nước cốt dừa, thịt hộp, xúc xích, lạp xưởng, bơ, mỡ, thịt ba chỉ, thịt mỡ, nước luộc thịt, da, phủ tạng động vật… Không nên dùng các loại nước sốt nhiều dầu mỡ.
- Chọn thịt cá nạc, nên ăn cá nhiều hơn thịt. Ưu tiên ăn các món luộc, hấp, nướng ít dầu mỡ.
- Nên uống sữa dành cho người thừa cân béo phì hoặc sữa tách béo không đường, sữa giàu canxi, sữa chua ít hoặc không đường… Mỗi ngày từ một đến hai ly.
- Tăng cường ăn rau, củ, trái cây ít ngọt như củ sắn, táo, dưa hấu, mận, ổi, thanh long... Nếu ăn ít tinh bột. Nếu cảm thấy đói bạn có thể ăn nhóm này bù vào hoặc các loại thực phẩm ít năng lượng nhưng giúp bạn no như cuốn bánh tráng với cá hấp nhiều rau, gỏi cuốn, bò bía…
- Ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no, không bỏ bữa, không để quá đói (vì sẽ ăn nhiều vào các bữa sau). Buổi tối không ăn sau 20h.
- Uống đủ từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày.
Về chế độ vận động
Vận động giúp tiêu hao năng lượng, giảm cân đồng thời giúp bạn khỏe mạnh hơn và phòng tránh bệnh tật. Bạn cần đảm bảo chơi thể thao, vận động thường xuyên ít nhất 60 phút mỗi ngày.
Giấc ngủ
Đảm bảo ngủ đủ từ 7 đến 8 giờ mỗi ngày. Nên ngủ sớm, hạn chế thức khuya.
Ngoài ra cần theo dõi cân nặng hàng tuần và khám sức khỏe định kỳ mỗi 3 đến 6 tháng.
Đăng nhận xét