Những chuyện như người sưng, ngực căng, nhạy cảm đến phát đau, cân nặng tăng lên, rồi tâm trạng trồi trồi sụt sụt… phải làm sao với chúng đây? Nhất là với những người không chỉ bị 1-2 ngày trước “ngày ấy” mà thậm chí là cả tuần trước khi thứ mà họ gọi là “bà dì” đến thăm?

Hãy thử một số cách sau xem bạn có khỏe hơn không nhé:

1. Chọn đúng món ăn
Những khó chịu trước kỳ kinh (PMS) có thể ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh insulin trong cơ thể bạn, qua đó ảnh hưởng đến lượng đường huyết và mức năng lượng, nên bạn thường có cảm giác đói và thèm ăn do cảm xúc hơn vào trước ngày “bị” của mình.

Việc ăn những loại thực phẩm chế biến sẵn - thường chứa nhiều đường, muối, chất bảo quản mà lại ít chất xơ hơn thực phẩm tươi - sẽ chẳng giúp ích được gì, thậm chí còn làm tăng mức độ kinh khủng của những cơn khó chịu. Vậy nên thay vào đó, bạn hãy cố gắng lựa chọn ngũ cốc nguyên cám, rau xanh, chất béo tốt (từ quả bơ chẳng hạn), thịt bò nạc… Hãy cố gắng như vậy để giữ ổn định lượng insulin và năng lượng trong cơ thể.

2. Tập luyện
Éo le làm sao khi một trong những việc bạn ít muốn làm nhất khi đang sưng xỉa cáu kỉnh lại là một trong những việc tốt nhất có thể giúp bạn vượt qua tình trạng này. Trong những ngày trước khi tới kỳ kinh, việc luyện tập sẽ giúp tăng lượng endorphins trong cơ thể bạn và cải thiện tâm trạng. Không chỉ vậy, vận động cũng sẽ giúp bạn tránh bị táo bón, cũng như toát mồ hôi, giảm bớt sự tích nước trong cơ thể vốn đang khiến bạn cảm thấy mình như phát phì.

Và không chỉ là vận động bình thường, nhiều chuyên gia khuyên ta nên đẩy cường độ của bài tập lên một chút nữa thì các triệu chứng sẽ được cải thiện nhiều hơn.

(Ảnh: Internet)

3. Thư giãn với phương pháp thiền hoặc yoga
Ngay trước kỳ kinh, mức progesterone trong cơ thể tăng lên, đã vậy khi bạn căng thẳng, cơ thể còn sản xuất thêm cả cortisol nữa. Những điều này đánh thẳng vào sự cân bằng hormone, và là một trong những thủ phạm chính gây PMS, khiến bạn vừa dễ nổi điên hơn, vừa mít ướt hơn, vừa bồn chồn khó chịu hơn… Và bởi bạn chẳng thể lấy cớ sắp “bị” mà thoát ly khỏi cuộc sống thực tại bình thường của mình, nên hãy dùng các cách khác thực tế và hiệu quả hơn để giải tỏa căng thẳng, chẳng hạn như tập yoga hoặc thiền, những việc đó sẽ giúp tăng lượng serotonin - “hormone hạnh phúc” - để giúp bạn giải quyết vấn đề cân bằng này.

Có một cách khác nữa là bạn có thể nhờ bác sỹ kê đơn thuốc hormone liều nhẹ để làm tăng lượng serotonin. Dẫu vậy, có lẽ bạn cũng như tôi, thích dùng những biện pháp tự nhiên hơn, còn thuốc thì chỉ là biện pháp cuối cùng.

4. Uống nhiều nước hơn
Cơ thể bạn đang tích nước rồi phồng lên (khiến quần áo chật đi, nhẫn cũng chật đi, quỷ sứ à!) nhưng sự thật là trong lúc như vậy, bạn càng cần uống thêm nhiều nước hơn. Lượng nước uống thêm này (vài cốc thôi) sẽ giúp cơ thể bạn được thông suốt hơn và ít bị tích nước lại.

Bạn cũng có thể cần uống thứ gì đó để giúp lợi tiểu, nếu như không thể thoát bớt nước đi theo đường mồ hôi. Đi tiểu nhiều sẽ giúp bạn giảm hẳn khó chịu đấy.

(Ảnh: Internet)

5. Những thứ cần giảm
Giảm muối! Chế độ ăn nhiều muối - nếu bạn thích ăn thực phẩm chế biến sẵn thì lưu ý đó nha - sẽ khiến cơ thể bị tích nước nhiều hơn, cùng những hệ lụy đi cùng.

Giảm chất cồn! Uống 1-2 ly có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng nhất thời, nhưng chỉ là nhất thời mà thôi, còn sau đó thì cơ thể bạn sẽ bị mất đi lượng nước cần thiết và càng thê thảm hơn.

Giảm caffeine! Dù các thức uống chứa caffeine có thể có tác dụng lợi tiểu đấy và giúp bạn giải quyết phần nào vấn đề táo bón, nhưng chất caffeine sẽ khiến bạn thêm bồn chồn. Nghiên cứu đã cho biết phụ nữ càng uống nhiều caffeine (từ cà phê, trà, nước ngọt...) thì càng bị khó chịu hơn trước kỳ kinh. Dẫu vậy, nói thế không phải là bắt bạn lập tức bỏ hết, chỉ là ít nhất hãy giảm đi khi “bà dì” sắp đến.

Giảm hút thuốc! Hoặc bỏ luôn thì càng tốt, việc đó tốt với sức khỏe lâu dài của bạn, và tình trạng PMS trước mắt.

6. Những thứ cần bổ sung

(Ảnh: Internet)

B6 - Nhiều nghiên cứu khác nhau đã cho thấy khoảng 50-100mg B6 mỗi ngày có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu và cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ về liều dùng trước khi uống.

Canxi - Trong một so sánh được thực hiện năm 2009 so sánh mức độ hiệu quả của 62 loại thảo dược, vitamin và khoáng chất được quảng cáo là có thể giảm nhẹ khó chịu trước kỳ kinh thì bổ sung canxi là phương pháp cho thấy bằng chứng mạnh mẽ nhất về sự hiệu quả. Vậy nên bạn hãy ăn nhiều thực phẩm chứa canxi (sữa chua, phô mai, sữa, rau lá xanh…) hoặc uống bổ sung 1.000mg mỗi ngày nếu bác sỹ của bạn khuyên dùng.

Magie - Một số nghiên cứu đã cho thấy phụ nữ bị đau dữ dội trước kỳ kinh thường có mức magie trong cơ thể thấp. Vậy nên bạn hãy tìm cách bổ sung cho mình qua các loại hạt, bơ hạt, hoặc uống bổ sung khoảng 400mg mỗi ngày nếu bác sỹ của bạn khuyên dùng.

Cuối cùng, có những loại thuốc giảm đau dành riêng cho tình trạng khó chịu đặc biệt này. Bạn có thể chuẩn bị sẵn để dùng khi cần thay vì cứ cố gắng kỳ thị thuốc men hết sức và lăn lộn ôm khối khó chịu kia hàng giờ liền.
Nhãn:

Đăng nhận xét

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.