Mẹ để ngón tay trên tay của trẻ để trẻ nắm chặt. Khi cảm thấy trẻ đang nắm chặt, mẹ có thể từ từ nâng cao ngón tay mình lên, mẹ có thể vừa hát vừa lặp lại động tác này.
Trẻ sau 7 tháng, khả năng dùng tay thao tác với đồ vật được tăng cường nhanh chóng. Vì vậy, các bậc phụ huynh hãy nắm bắt cơ hội này, cho trẻ sử dụng đôi tay bé nhỏ của mình như thử nắm đồ vật, nghịch đồ chơi. Điều này có thể cải thiện cảm nhận lực bàn tay, tăng cường lực tay để đôi tay của trẻ càng trở nên linh hoạt, khéo léo.
1. Nắm chặt ngón tay của mẹ
Mẹ để ngón tay trên tay của trẻ để trẻ nắm chặt. Khi cảm thấy trẻ đang nắm chặt, mẹ có thể từ từ nâng cao ngón tay mình lên, mẹ có thể vừa hát vừa lặp lại động tác này.
Hiệu quả: Có thể tăng cường lực nắm của trẻ, còn có thể luyện tập lực ở vai cho trẻ.
2. Rút tờ giấy ăn
Mẹ chuẩn bị sẵn một hộp đựng giấy ăn, cho giấy vào trong đó. Mẹ nắm lấy tay của trẻ, chỉ cho trẻ cách rút từng tờ giấy ăn ra khỏi hộp giấy. Chờ trẻ tự rút được giấy, mẹ chỉ cần giúp trẻ giữ chặt hộp giấy là được.
Hiệu quả: Có thể phát triển lực ngón tay và cổ tay của trẻ, giúp xúc giác của trẻ trở nên nhạy bén hơn.
3. Bắt bóng
Bố mẹ chuẩn bị một quả bóng bay dày một chút, có chất lượng tốt. Đầu tiên, bố mẹ hứng một chút nước vào trong bóng, sau đó thổi thổi bóng căng lên. Tuy nhiên không nên thổi quá căng. Sau đó thắt chặt cổ bóng lại. Bố hoặc mẹ truyền quả bóng đó cho trẻ bắt chơi.
Hiệu quả: Có thể thúc đẩy phát triển xúc giác và động tác tinh tế của trẻ.
4. Tùy ý vò tờ giấy
Đưa cho trẻ mấy tờ giấy, cho trẻ cầm chơi. Đầu tiên, mẹ làm mẫu cho trẻ xem, dùng hai tay gấp hoặc vò tờ giấy lại, trẻ sẽ rất nhanh sẽ học được cách làm như mẹ.
Hiệu quả: Khi vò, cần dùng toàn bộ lực tay, vì vậy rất có lợi để tăng cường lực tay.
Lưu ý: Tốt nhất không nên dùng giấy báo và giấy in, giấy copy vì có mực đen.
5. Lắc trống
Mẹ đưa cho trẻ một cái trống hoặc một cái chuông nhỏ, cho trẻ lắc chơi. Hoặc cho trẻ cầm đồ vật khác lắc cũng được nhưng kích thước lớn, bé cần phù hợp, thuận tiện cho trẻ cầm nắm. Âm thanh phát ra từ đó cần nhẹ nhàng, vui tai.
Hiệu quả: Có thể huấn luyện sức mạnh bàn tay, nâng cao độ nhạy cảm của thính giác.
6. Sờ vải
Chuẩn bị một vài đồ vật có chất liệu khác nhau như khăn quàng cổ, khăn tay… để trẻ sờ vào, vò nhẹ, cảm nhận các chất liệu không giống nhau này. Mẹ cũng có thể nắm một góc của chiếc khăn, sau đó cho trẻ nắm một góc khăn bên kia để kéo thử. Chú ý kéo nhẹ, chỉ cần căng là được.
Hiệu quả: Có thể làm cho xúc giác của trẻ nhạy cảm hơn.
7. Vứt đi, nhặt lên
Mẹ chuẩn bị một chiếc thìa nhựa hoặc thép không gỉ, cho trẻ đập chơi. Nếu trẻ cố ý ném thìa xuống đất, mẹ giúp trẻ nhặt lên. Trẻ vẫn vứt, mẹ tiếp tục nhặt. Trẻ sau 8 tháng thích làm như vậy, các bà mẹ không nên cảm thấy phiền phức.
Hiệu quả: Có thể luyện tập độ linh hoạt ngón tay của trẻ, còn có thể giúp trẻ hiểu mối quan hệ giữa đồ vật và động tác của mình.
3 trò chơi về tay
1. Trò chơi vỗ tay và đẩy tay
Mẹ nắm lấy tay của trẻ, miệng đếm 1, 2, 3… Đồng thời dạy trẻ luyện tập vỗ tay. Sau đó, tay mẹ và tay trẻ đối diện với nhau, từ từ đẩy từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.
Hiệu quả: Có lợi để luyện tập xúc giác của trẻ. Đây cũng là một cách vuốt ve trẻ.
2. Trò chơi 10 ngón tay
Mẹ đặt trẻ ngồi trên gối của mình, lấy từng ngón tay của trẻ theo thứ tự một lượt, gập ngón tay trẻ lại, sau đó lại mở từng ngón ra.
Hiệu quả: Có thể giúp khớp ngón tay của trẻ tăng cường độ mềm mại, dẻo dai.
3. Trò chơi nắm tay và chỉ tay
Mẹ dạy trẻ luyện tập nắm tay lại và mở ra, làm đi làm lại nhiều lần. Sau đó, dạy trẻ dùng ngón tay trái chỉ đến bàn tay phải và làm ngược lại. Hai tay hoán đổi lặp lại nhiều lần như thế.
Hiệu quả: Có thể luyện tập xúc giác của trẻ, tăng cường độ linh hoạt cho ngón tay.
6 trò chơi tập luyện cơ bắp
1. Bóng kích thích xúc giác
Lựa chọn một quả bóng có chất liệu mềm mại, kích thước vừa vặn để tiện cho trẻ cầm trong tay. Một số loại bóng có bề mặt như những hạt cát nổi lên, rất thích hợp để kích thích xúc giác cho trẻ.
2. Album bằng bìa cứng
Niềm hứng thú của trẻ trước 1 tuổi chủ yếu không nằm ở sách in hình gì mà nằm ở động tác lật sách. Album bằng bìa cứng có thể để trẻ lật trang, thậm chí, không sợ trẻ ngứa răng cắn vào. Album bìa cứng này có thể tập luyện cơ bắp cho tay trẻ, cũng rất có lợi để kích thích xúc giác.
3. Chuông
Chuông có thể kích thích thị giác và thính giác của trẻ đầu tiên. Đồng thời do trẻ có thể nắm lấy chuông lắc đi lắc lại, vì vậy cũng có thể luyện tập lực cánh tay. Bố mẹ lưu ý lựa chọn cái chuông có âm thanh dễ chịu, khoan thai.
4. Dây chìa khóa nhựa
Trên chìa khóa có rất nhiều cạnh khía giúp trẻ sờ chạm và cắn chặt. Đây là một vật rất dễ làm cho trẻ nghiện nghịch, cũng có tác dụng tập luyện xúc giác cho trẻ.
5. Nhấn nhút điện thoại
Có thể cho trẻ tùy tiện ấn, luyện tập lực tay, giúp đôi mắt trẻ phối hợp linh hoạt hơn.
6. Đồ chơi không mất tiền
Bố mẹ chuẩn bị một cái thùng nhựa, sau đó để một số vật dụng nhỏ an toàn (vật nào cũng đều không được nhỏ hơn 4cm) vào trong hộp cho trẻ chơi, ví dụ như những cái thìa nhỏ, lõi cuộn cuốn giấy đã hết, lõi cuộn chỉ. Sau đó đặt thùng bên cạnh trẻ. Trẻ sẽ nhặt ra từng cái vứt sang một bên hoặc ra xa, hoặc bỏ những đồ vật đó vào lại trong thùng. Trò này sẽ giúp trẻ tập luyệt độ linh hoạt của cơ bắp.
Trong cuộc sống thường ngày còn có những vật khác như công tắc đèn, điều khiển ti vi, công tắc bật mở nhạc, chỉ cần không có nguy hiểm đều có thể để cho trẻ cầm chơi. Đây đều là những vật rèn luyện cơ bắp cho trẻ rất tốt.
Sưu Tầm
Đăng nhận xét