Người ta thường nói: Con đường ngắn nhất đến trái tim là qua dạ dày. Vậy việc ăn uống liệu có gắn liền với yêu thương?

Người ta thường nói: Con đường ngắn nhất đến trái tim là qua dạ dày. Mẹ là người mà chúng ta gần gũi, yêu thương nhất, và ta cũng thường thích nhữngmón ăn mẹ nấu nhất. Vậy việc ăn uống liệu có gắn liền với yêu thương?​ Hãy thử đối chiếu với những người họ hàng quen thuộc của loài người, rồi sau đó ngược dòng lịch sử để xem chúng ta liệu có gắn liền tình cảm với ăn uống hay không?

Ăn uống liệu có gắn liền với yêu thương?

Hành vi chia sẻ đồ ăn vì quý mến hay muốn cải thiện mối quan hệ. đúng thật là được tìm thấy ở những loài có chung tổ tiên với loài người. Đầu tiên là ở khỉ đuôi sóc và khỉ tamarin; hai loài này này giống con người ở chỗ: Trong gia đình, bố và anh chị em ruột giúp nuôi nấng con cái, tất cả người lớn trong nhà đều có trách nhiệm cung cấp thức ăn cho trẻ - Adrian Jaeggi, nhà nhân chủng học sinh học từ Đại học California, Santa Barbara cho biết.
Mô tả ảnh.
Mẹ là người mà ta yêu thương, gần gũi nhất. Và chúng ta cũng thường rất yêu những món ăn mẹ nấu.
Mỗi khi tìm thấy món gì đặc biệt như những con bọ “to, mập mạp và nhiều dinh dưỡng”, mấy con khỉ lớn sẽ hô lên. Sau đó, chúng “mời chào” lũ khỉ con ăn món đó.
Nhưng hành động chia sẻ không chỉ dừng lại ở cấp độ gia đình. Tinh tinh, loài vật gần gũi với con người hơn, chia sẻ đồ ăn với “bạn đồng minh”, đối tác lâu dài của mình.
Đồ ăn được chia sẻ cũng quý lắm, là thịt. Nhưng không phải bạ ai con tinh tinh đảm nhận việc diệt mồi cũng chia sẻ thịt cho, mà nó chỉ cho những con tinh tinh trong nhóm của mình - Jaeggi giải thích. Chia sẻ thức ăn dường như là cách để tăng cường liên minh và đảm bảo sự hợp tác trong tương lai, cũng giống như chúng ta mời đối tác đi ăn vậy.
Khác với tinh tinh, bonobo - một họ hàng thân thiết khác của loài người - theo chế độ mẫu hệ và nhấn mạnh sự hợp tác hơn là cạnh tranh. Một loạt thí nghiệm được các nhà nghiên cứu thực hiện tại khu bảo tồn Lola ya Bonobo tại Cộng hòa Dân chủ Congo cho thấy: Bonobo dùng thức ăn để kết thêm bạn mới chứ không chỉ giữ những người bạn cũ.
Trong thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đưa bát salad khổng lồ toàn những hoa quả ngon lành như táo, chuối, đậu phộng, đu đủ và dưa chuột cho một chú bonobo ở trong phòng có khóa - Jingzhi Tan, một nhà nhân học tiến hóa từ Đại học Duke thuật lại. Bonobo có hai “người” hàng xóm sát vách, nhưng 2 vị này lại không có thức ăn. Một con thì đã quen với bonobo trong phòng khóa từ trước, một con là “người lạ”.
Chỉ con bonobo trong phòng khóa mới có thể mở cửa và cho hàng xóm vào. “Vì thế, về cơ bản chúng tôi đã tạo ra tình huống mà bonobo có thể ăn một mình hoặc chia sẻ thức ăn” - Tan cho hay.
Phần lớn thời gian, chú bonobo có salad đã chia sẻ - nhưng không phải với người hàng xóm mà nó biết. “Bonobo hầu như chỉ chọn chia sẻ với ‘người lạ’.
Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên nhất là vị khách lạ mặt vừa được bonobo có thức ăn mời vào phòng sẽ cho con bonobo thứ 3 vào, và cả 3 chú bonobo sẽ ăn salad cùng nhau.
Mô tả ảnh.
Khỉ Bonobo chia sẻ trái cây tại khu bảo tồn Lola ya Bonobo, Cộng hòa Dân chủ Congo.
Và điều đó đưa chúng ta trở lại với loài người. Tổ tiên của chúng ta đã chia sẻ thức ăn trong bao lâu, không ai biết. Nhưng dường như, khoảng 1-2 triệu năm trước đây, vai trò của thức ăn đã bắt đầu tiến một bước dài về phía trước, khẳng định vị thế trong xã hội - ông John Allen từ Viện Não và Sáng tạo từ ĐH Nam California nhận định. Ông là tác giả của Bộ óc kẻ ăn tạp, cuốn sách mô tả sự phát triển của mối quan hệ giữa chúng ta với thực phẩm.
Đó là khi con người bắt đầu săn bắt các động vật thực sự khổng lồ, chẳng hạn voi ma mút, Allen nói. Vì chúng quá lớn, nên chỉ ít người thì khó mà ăn hết được. “Kết quả là, điều đó tạo điều kiện cho chia sẻ và trao đổi xã hội hình thành”.
Cũng tức là, các ngày lễ được sinh ra. Và khi nông nghiệp bắt đầu xuất hiện, chúng ta có thêm các lễ thu hoạch, mà dần dần dẫn đến Lễ Tạ Ơn.
Và đâu đó trên tiến trình phát triển, chúng ta bắt đầu ghi nhớ các dịp lễ này với những người có liên quan đến chúng, Allen cho hay. Có lẽ đây không phải tai nạn hay tình cờ - ông nói thêm - mà hệ tiêu hóa của chúng ta sản xuất những hormone như insulin, leptin và ghrelin đều hoạt động trên vùng hippocampus, là phần não bộ có vai trò quan trọng trong việc ghi nhớ.
Rất có thể, mối liên quan giữa não bộ và dạ dày tồn tại là vì tổ tiên chúng ta sẽ có cơ may sống sót nếu nhớ rõ được mình có bữa ăn ngon cuối cùng ở đâu - Allen nhận định. Có lẽ cũng chính liên kết này là lý do vì sao chúng ta yêu mẹ và cũng thích nhất là đồ ăn mẹ nấu.
Allen yêu món cơm chiên tương cà mà mẹ ông thường nấu. "Mỗi lần làm món đó, tôi nghĩ đến mẹ." - Allen cho biết. Ông cũng làm cơm chiên tương cà cho các con của mình, với hy vọng rằng bọn trẻ sẽ luôn luôn gắn liền món ăn này với cha mình.
Và nếu bọn trẻ thực sự thích món cơm chiên tương cà, một hệ thống khác trong não sẽ tham gia để giúp tạo ra những ký ức lâu dài - chính là dopamine, chất xúc tác cho chúng ta cảm giác khoái hoạt. 
Khi người ta nhìn thấy người mình yêu hay món ăn ưa thích, hệ thống dopamine sẽ được kích hoạt, cơ thể tiết dopamine. Và vì vậy, việc ăn uống đúng là gắn liền với yêu thương. Hoặc chí ít, trong não bộ của chúng ta, đồ ăn thực sự gắn liền với tình yêu và cảm giác hạnh phúc.
Theo Khỏe và Đẹp
Nhãn:

Đăng nhận xét

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.