Lúc rèn phải hoàn toàn tối
Có ba điều quyết định cho chất lượng của một lưỡi kiếm: hình dáng, cấu trúc bề mặt của lưỡi kiếm và hamon, đường chia cắt giữa lưỡi kiếm và sống kiếm. Cấu trúc biểu hiện người thợ rèn đã làm việc ra sao, đã gấp thép lại như thế nào. Bậc thầy Matsuba chỉ cần nhìn thoáng qua là có thể cho biết một lưỡi kiếm thuộc về nghệ nhân rèn nào và thời kỳ nào.
Đường hamon hình thành trong quá trình rèn. Người thợ rèn bọc lưỡi kiếm bằng một hỗn hợp đất sét được pha trộn theo công thức bí mật. Ông ép hình dáng của hamon ở phần lưỡi kiếm vào lớp đất sét còn ướt. Khi lớp đất sét khô, lưỡi kiếm được đốt nóng trong phòng rèn không có ánh sáng. Chỉ có màu sắc của lửa tiết lộ cho nghệ nhân rèn biết được nhiệt độ cần thiết – một trong những khoảnh khắc khó khăn nhất và quyết định then chốt trong toàn bộ quá trình rèn. Khi đạt đến nhiệt độ cần thiết, nghệ nhân nhúng lưỡi kiếm vào bể nước, phần vỏ đất sét mỏng ở lưỡi kiếm nguội đi nhanh hơn, tôi lưỡi kiếm tối ưu. Đất sét ở phần còn lại dầy hơn, vì thế mà thép ở đó nguội đi chậm hơn, vẫn còn mềm dẻo hơn.
Kiếm Katana |
Một phần của văn hóa Nhật
Một thời gian dài, nghệ thuật rèn kiếm katana đã suýt bị lãng quên. Khi các samurai bị tước đoạt quyền lực và đặc quyền mang kiếm của họ bị phá vỡ, việc này cũng ảnh hưởng trầm trọng đến các lò rèn. “Thời đó chúng tôi đã đánh mất một phần của văn hóa”, ông Matsuba nói. “Vì văn hóa samurai là văn hóa Nhật.”
Và chính ngay các thanh kiếm suýt tí nữa cũng bị đánh mất: Sau Thế chiến 2, quân đội Mỹ ra lệnh hủy tất cả vũ khí – trong đó có cả các thanh kiếm katana cổ xưa quý giá. May mắn là người ta đã có thể làm cho tổng chỉ huy Tướng MacArthur thay đổi ý kiến. Các thanh kiếm samurai được giữ lại nhưng phải khai báo. Từ đó, mỗi một thanh kiếm vừa rèn xong phải được đăng ký.
National Graphics, trong chương trình Fight Science, đã đánh giá kiếm Nhật là vũ khí tuyệt vời nhất khi so sánh với kiếm thường, hay đao, côn, gậy,…
Kiếm "xịn" cho chiến đấu, kiếm gỗ cho thể thao
Những kỹ thuật chiến đấu về kiếm dài Nhật Bản (katana) được tổng hợp trong môn Iaido, môn võ cổ truyền được người Nhật Bản đặc biệt coi trọng, xuất hiện thời kỳ đầu khi katana mới được sáng tạo ra.
Môn võ này được bắt nguồn từ thời chiến tranh Trung Cổ Nhật Bản (Sengoku-jidai, thế kỷ 14 đến thế kỷ 17).
Thời kỳ đó, an ninh rất là bấp bênh nên các võ sĩ (samurai hay bushi) thường luôn đeo một thanh katana trên người.
Trải qua hàng thế kỷ, khởi nguồn từ nguyên tắc bí truyền nhưng đến nay, môn Iaido được phát triển và bành trướng mạnh mẽ tại Nhật Bản và toàn thế giới và phát triển với nhiều hệ phái khác nhau.
Ban đầu ở môn võ Iaido, các võ sĩ thường sử dụng một cây katana thật để thi đấu.
Tuy nhiên do tính chất nguy hiểm nên môn phái này phát triển nhiều hệ phái trong đó các võ sĩ sử dụng kiếm giả hoặc kiếm gỗ để thay thế cho thanh kiếm katana nguyên bản truyền thống.
Có thể kể tới môn Kendo (kiếm đạo), được phát triển thành môn võ thuật đánh kiếm hiện đại, nhưng võ sĩ sử dụng kiếm tre (gọi là shinai).
Khi Kendo mới được thành lập, rất nhiều võ sĩ đã tranh cãi quanh việc dùng kiếm thật hay kiếm tre.
Trong khi những người “bảo thủ”, muốn giữ nguyên những giá trị truyền thống thì nghiêng về giải pháp thứ nhất (dùng kiếm thật), trong khi những người cách tân, muốn Kendo phát triển thành môn thể thao hiện đại lại nghiêng về giải pháp thứ 2 (dùng kiếm tre).
Võ sĩ sử dụng kiếm gỗ thay cho Katana truyền thống. |
Về sau, kiếm tre được sử dụng là chủ yếu còn kiếm katana truyền thống chỉ thường xuất hiện trong các nghi lễ hoặc một số bài quyền biểu diễn.
Hoặc ở trong môn Aikido cũng có kỹ thuật đấu kiếm nhưng võ sĩ sử dụng kiếm được làm từ gỗ (được gọi là Bokken, thay thế cho katana).
Việc sử dụng kiếm gỗ hoặc tre thay thế cho katana được rèn bằng rất nhiều loại thép bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân.
Trong đó một phần vì giá thành để có được một chiếc katana chất lượng là rất đắt đỏ (lên tới hàng chục ngàn thậm chí hàng trăm ngàn đô la), cộng với việc tập luyện loại binh khí này là quá nguy hiểm, rất dễ gây rủi ro cho các kiếm sĩ.
Về sau trong các hoạt động thể thao, mặc dù sử dụng kiếm gỗ nhưng các VĐV vẫn bắt buộc trang bị các dụng cụ hỗ trợ tập luyện như: giáp che ngực, mũ che đầu, găng tay bảo vệ... để tránh tai nạn xảy ra.
Để phát triển hệ thống kiếm thuật, Liên Đoàn Kiếm Đạo Nhật Bản (Zen Nippon Kendo Renmei – ZNKR) đã khai triển ra một trường phái mới tên là Seitei-Iai gồm có 12 bài quyền (Kata).
Những bài quyền này được mô tả rất chi tiết trong những tài liệu chính thức của ZNKR, và được một hội đồng võ sư cập nhật nếu xét thấy cần thiết.
Như là số bài kiếm, khởi thủy là 10 bài, được tăng lên 12 bài kể từ năm 2001.
Người Nhật đặc biệt thích Kiếm đạo cũng như Nhu đạo (judo), vì thế môn này có khoảng hai triệu môn sinh.
Cũng như Nhu Đạo, kiếm đạo là một trong chương trình giáo dục học đường và thường được luyện tập như một hoạt động ngoại khóa.
Liên đoàn Kiếm đạo quốc tế được thành lập năm 1970 và hiện có khoảng 8 triệu người luyện tập kiếm đạo ngoài Nhật Bản.
Katana – loại kiếm nguy hiểm nhất thế giới
Katana – loại kiếm nguy hiểm nhất thế giới
Tại sao một thanh Katana lại đắt đỏ và có sức sát thương cao như vậy? Bởi chúng được sinh ra trong chiến đấu và là vũ khí của những chiến binh hàng đầu.
Khi xưa với những samurai thượng hạng, katana được coi là có sức mạnh có thể chém gục đối thủ chỉ với một nhát.
Đặc điểm của thanh katana là khá dài nhưng có bản khá nhỏ, hơi cong, một lưỡi, giúp võ sĩ có thể rút kiếm ra khỏi vỏ và chém chỉ trong một động tác.
Katana được coi là một trong những vũ khí hoàn hảo nhất. |
Đây là lợi thế lớn của katana so với các loại kiếm khác trong các trận chiến thời cổ.
So với trường kiếm của phương Tây, katana nhẹ hơn, ngắn hơn nhưng lại có lợi thế nhờ độ bền, sắc bén và ưu thế tốc độ.
Những thanh katana được rèn đủ tiêu chuẩn còn có khả năng chém đứt thân cây cỡ trung bình, những thanh sắt, một thanh kiếm thông thường hay có thể chém thủng áo giáp.
Khi xưa, katana thường đi đôi với một thanh kiếm ngắn hơn, hoặc cực ngắn, gọi là đoản đao.
Bộ đôi đó gọi là Đại-Tiểu. Trong khi katana thường dùng để chém trong tác chiến thì kiếm ngắn để đâm khi đến gần đối phương.
Đôi khi thanh ngắn được dùng để mổ bụng tự sát (một kỹ thuật tự sát của samurai, mang tên seppuku).
Katana có chuôi dài đủ để người sử dụng dùng hai bàn tay nắm chặt. Kiểu dáng thon mảnh khiến võ sĩ sử dụng katana lâu bị mỏi và ít bị rơi binh khí so với các loại kiếm phương Tây.
Thường khi tập katana, các võ sĩ tập sẽ được huấn luyện nhiều kỹ thuật phức tạp như rút kiếm và xuất chiêu cùng trong một chuỗi động tác.
Đòn tấn công đầu tiên thường nhắm vào những vị trí cực hiểm trên cơ thể đối phương như thái dương hoặc mắt...sau đó mới đến các bộ phận khác.
Các kỹ thuật gồm có những đòn sát thủ công, thủ, phản, biến. Sau đó, là kỹ thuật “rẩy” máu (chiburi) và tra kiếm vào bao (noto)…
Theo một số thư tịch cổ để lại từ thế kỷ 15 - 17 trên toàn nước Nhật có khoảng 600 trường phái kiếm thuật, chưa kể đến các môn võ thuật khác.
Theo một số thư tịch cổ để lại từ thế kỷ 15 - 17 trên toàn nước Nhật có khoảng 600 trường phái kiếm thuật, chưa kể đến các môn võ thuật khác.
Hiện tại, vẫn có nhiều người tập luyện với thanh katana thật nhưng không phải để thi đấu đối kháng mà chỉ thiên về biểu diễn.
Một ví dụ khá điển hình là vị samurai thời hiện đại Isao Machii – người lập nhiều kỷ lục Guinness với thanh katana, trong đó ấn tượng nhất là màn chém đôi viên đạn đang bay.
Một ví dụ khá điển hình là vị samurai thời hiện đại Isao Machii – người lập nhiều kỷ lục Guinness với thanh katana, trong đó ấn tượng nhất là màn chém đôi viên đạn đang bay.
Biểu tượng của đẳng cấp
Thanh kiếm katana đã là biểu tượng đẳng cấp của hiệp sĩ Nhật. Chỉ những samurai mới được phép mang chúng – gần 1000 năm liền chỉ với một thời gian gián đoạn ngắn, cho đến khi Nhật hoàng thu lại đặc quyền này năm 1867 và qua đó tước quyền lực của họ.
Ông Matsuba chỉ tự rèn lưỡi kiếm. Làm cán kiếm, vành chắn và vỏ kiếm lại là các nghệ thuật riêng biệt. Và ngay lưỡi kiếm sau khi rèn vẫn còn chưa hoàn thành, vẫn còn phải được mài bóng bằng tay 2 tuần liền với đá mài có độ mịn khác nhau.
Đặt một thanh kiếm cũ cạnh thanh kiếm vừa được ông Matsuba rèn, một người không chuyên không thể nhận ra được khoảng thời gian nhiều thế kỷ trên lưỡi kiếm. Dường như thời gian không hề đóng một vai trò nào ở những thanh kiếm này. Chúng đã được rèn để trở thành những vật hoàn hảo.
Một thanh kiếm katana mới do ông Matsuba rèn có giá tròn 18.000 euro. Giá kiếm tuân theo những quy luật khác với các vật thể nghệ thuật khác. Một thanh kiếm cổ có thể rẻ hơn một thanh kiếm mới. Ở đây thời gian cũng không còn quan trọng. Quyết định giá cả của một thanh kiếm là nghệ thuật rèn tốt hay kém chứ không phải độ tuổi. Nếu người thợ rèn một thanh kiếm không tốt cách đây 500 năm thì thời đó nó không có giá trị gì cả – và ngày nay cũng không. Một đường rạn nứt duy nhất có thể làm cho thanh kiếm trở thành vô giá trị. Katana hiện giờ là những vật sưu tập được ưa chuộng. Thêm vào đó là đắt tiền. “Tôi còn nhớ có một thanh kiếm katana năm 1845, có giá khoảng 500.000 euro”, ông Karl-Heinz Peuker nói, một người sưu tầm và mua bán kiếm samurai, cũ cũng như mới.
Theo Phunutoday
Đăng nhận xét