Trong cuốn sách Nhân quả Giàu - Nghèo, Thượng tọa Thích Chân Quang có viết: Giàu là do siêng năng giúp đỡ, bố thí người khác. Nghèo là do hà tiện, bỏn xẻn, ích kỷ, không chịu bố thí. Thật ra, phú quý, giàu nghèo do nguyên nhân nào?

Số mệnh con người là đã được định trước, từ công danh bổng lộc, giàu có hay nghèo đói, sống thọ hay chết yểu, …hết thảy đều do vận mệnh đã an bài. Câu chuyện được trích từ “Hội Xương Giải di” kể về viên quan lệnh sử Khúc Tư Minh có thể đoán biết vận mệnh khiến Thượng thư Triệu Đông Hi bội phục sẽ giúp bạn hiểu hơn về điều này.
Triệu Đông Hi nhậm chức Lại bộ Thượng thư. Ở vị trí này, ông đảm nhiệm việc tuyển chọn quan viên hàng năm, theo lệ cũ có thể đề bạt người lên làm viên ngoại. Theo đó, khi thời điểm tuyển chọn đến, ai ai cũng tranh thủ đến thỉnh cầu để được tiến cử.
Có một quan lệnh sử tên Khúc Tư Minh, trong hai năm qua không hề nghe ông ta tiến cử bản thân hoặc một người nào khác. Triệu Đông Hi mới có lời với ông rằng: “Theo lệ tuyển chọn quan viên trước giờ, người ở tất cả phủ thự đều có thể trở thành quan viên hoặc đề đạt một người nào đó, âu cũng có chỗ tốt”. Tư Minh nghe xong, chỉ ậm ờ cho qua chuyện rồi tìm cách thoái lui.
giau ngheo
Giàu nghèo là do số mệnh?
Đông Hi rất lấy làm lạ, nhân một ngày khác lại triệu Tư Minh đến hỏi chuyện: “Dựa vào quyền thế của ta bây giờ, trong hơn ba nghìn người muốn được tuyển chọn kia thì chỉ cần ta cất bút đề tên thì họ sẽ một bước từ nghèo hèn sang phú quý, cơm no áo ấm. Tất thảy đều do ngòi bút này quyết định, ai nấy đều mong cầu, vậy mà ngươi lại không nói lời nào, ắt hẳn có nguyên nhân gì đây?”
Tư Minh bèn giải bày: “Sống chết của con người là do vận mệnh quyết định, phú quý cũng là do trời định, có mệnh làm quan ắt sẽ làm quan, hà cớ chi phải vì chuyện này mà phiền muộn? Trong hơn 3 nghìn người kia, ai được làm quan thì thảy đều là do vận mệnh an bài, cũng chỉ là mượn bút của Thượng thư ngài đây mà điểm tên. Tôi tự biết vận mệnh của mình còn chưa đến lúc, cho nên đâu dám tới đây quấy rầy”.
Đông Hi nói: “Nếu như người đã nói vậy, thì quả thật là người có tài, chẳng phải có thể biết được họa phúc của bản thân mình hay sao?”
Tư Minh đáp lời: “Thật không dám nhận mình là người có tài, Tư Minh tôi đây vào năm sau mới có thể được Thượng thư trao cho một chức quan, cho nên trước giờ không có lời thỉnh cầu nào”.
Đông Hi nói: “Vậy năm sau là chức quan gì?”. Tư Minh đáp: “Chuyện này xin ngài đừng để tâm”.
Đông Hi nói: “Nhưng ta muốn ngươi phải nói cho rõ”. Tư Minh không cách nào từ chối, đành giải bày: “Đã vậy thì ngay lúc này đây xin phép Thượng thư cho tôi được viết ra ngày tháng năm tôi được ngài phong quan, cùng với mức bổng lộc, viết xong tôi và ngài sẽ niêm phong lại. Xin ngài đem phong thư này ra nơi vách phòng khách khoét 1 lỗ nhỏ, cho vào rồi lấy hồ trát kín. Nếu năm sau ngày tôi được phong quan có sai khác bất kì chữ nào trên giấy này, tôi nguyện chết ngay trước mặt ngài”. Nói và làm xong, ông bèn cáo lui.
Đông Hi nghe xong bề ngoài im lặng không nói gì, nhưng trong tâm lại trách Tư Minh quá cuồng vọng và hoang đường, hẳn là mong trốn tránh việc đề cử người khác lên làm quan.
Thế rồi bỗng nhiên có một ngày, Hoàng Thượng thân hành đến suối nước nóng, trông thấy bạch lộc (hươu trắng) bay lên trời, liền đổi Hội Xương huyện thành Chiêu Ứng huyện, truyền lệnh cho Lại bộ Thượng Thư cử người đến đảm nhận chức quan trông coi nơi đó. Đông Hi lập tức đề đạt việc cử Tư Minh đến đó làm quan.
Sau khi mọi việc đâu vào đấy, Đông Hi lại triệu Tư Minh đến nói chuyện: “Hôm qua, Hoàng Thượng đi suối nước nóng, trông thấy bạch lộc thăng thiên, sửa nơi đó thành huyện Chiêu Ứng. Cái huyện kia so với Trường An thì một vạn năm cũng sẽ không bì được, hiện tại ta đã vì ngươi mà cử ngươi đến đó làm quan, vậy lời trước kia của ngươi đều chẳng phải đều là lường gạt cả sao? Bản thân ngươi làm sao mà có được năng lực tiên tri cơ chứ?”. Tư Minh bái tạ rồi nói: “Thỉnh Thượng thư khoét tường, mở lấy thư ra kiểm nghiệm lại một lượt vậy“.
Đông Hi lập tức làm theo, lấy thư ra thì thấy Tư Minh viết: Vào đúng năm này tháng này, Hoàng Thượng đến suối nước nóng, đổi huyện này thành Chiêu Ứng, đoán rằng bản thân sẽ được phong quan, còn kèm theo bổng lộc. Tất cả không một chữ cũng không sai chạy. Đông Hi vô cùng kinh ngạc, trong lòng rất lấy làm tâm phục, sau này không chuyện gì là không đến tham vấn Tư Minh. Bản thân Tư Minh phàm nói ra chuyện gì cũng đều vô cùng ứng nghiệm.
Đông Hi sau này bị bãi miễn chức Thượng Thư, phái người đến hỏi Tư Minh, xem ông sẽ được phong chức quan gì. Tư Minh hồi báo nói: “Làm quan ở một quận lớn hướng Tây“. 10 ngày sau, Hoàng thượng triệu kiến Đông Hi, hỏi ông ta về phong vận và thổ nhưỡng vùng Giang Tây, Đông Hi đối đáp khiến Hoàng Thượng rất lấy làm ưng ý, nói rằng: “Đông Hi quả thật là bậc quan phụ mẫu”, thế là phong ông ta làm quan sát sử Giang Nam.
Khi đã đến nhậm chức tại phủ quận, lúc có việc cũng không quên cử người đến hỏi ý kiến Tư Minh, không việc gì không ứng nghiệm. Hai năm sau, Đông Hi nhiễm bệnh nặng, cử người hỏi Tư Minh, vị này hồi báo rằng: “Đã đến lúc lo liệu hậu sự rồi”. Đông Hi biết rõ số mình không qua khỏi, bệnh ngày trở nặng hơn rồi qua đời.
Theo luật nhân quả về giàu và nghèo, những người thiếu tính vị tha, chỉ chăm chăm lo cho lợi ích của mình, không nghĩ tới người khác... là người có nghiệp bủn xỉn.
Trong cuốn sách Nhân quả Giàu - Nghèo, Thượng tọa Thích Chân Quang có viết: Giàu là do siêng năng giúp đỡ, bố thí người khác. Nghèo là do hà tiện, bỏn xẻn, ích kỷ, không chịu bố thí.
Khi phân tích luật nhân quả đầu tiên này cũng giống như là chúng ta đã chê người nghèo là đời xưa bỏn xẻn, ích kỷ. Thật ra không phải như vậy, khi phải phân tích thì buộc chúng ta phải liệt kê hết từng trường hợp. Đây là nhân căn bản nhất chứ không phải là nhân duy nhất của tất cả người mắc nghiệp nghèo, không phải ai nghèo cũng là do bủn xỉn, không phải ai giàu cũng là do tung tiền bừa bãi.
Người không biết đạo Phật, không tin nhân quả mà nghèo, thì có lẽ kiếp xưa do bủn xỉn, ích kỷ. Còn những Phật tử thuần thành bị nghèo thì có thể không phải là do bủn xỉn mà là do nguyên nhân khác, chúng ta sẽ đề cập sau.
Theo lời Phật dạy, để làm một bậc Thánh thì trước tiên là phải đập vỡ nghiệp bỏn xẻn. Trong Tứ thánh quả, từ sơ quả Tu Đà Hoàn, nhị quả Tư Đà Hàm, tam quả A Na Hàm và tứ quả A La Hán thì người chứng sơ quả Tu Đà Hoàn được Phật định nghĩa rất rõ ràng là người "không có đôi bàn tay nắm lại, sống với tâm tràn đầy vị tha".
Theo Khoahocthuvi
Nhãn:

Đăng nhận xét

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.