Việc xoa bóp sau sinh mang đến sức khỏe và sự thoải mái cho người mẹ khi người mẹ mang tâm trạng cui buồn, lo lắng... lẫn có khi thái quá vì một em bé mới sinh.
Người mẹ cần phải sắp xếp cho sự giúp đỡ khi dành khoảng thời gian một giờ cho chính mình, cần thu xếp người trông trẻ để người mẹ yên tâm khi được chăm sóc bằng xoa bóp.
Những lợi ích của xoa bóp sau khi sinh là gì?
Xoa bóp sau sinh sẽ giúp:
Giảm đau và làm thư giãn cơ bắp căng thẳng:
Toàn bộ quá trình sinh nở đã gây căng thẳng trong cơ thể, đặc biệt là vùng bụng, lưng và hông. Lưng của người mẹ có thể đau nếu đang cho con bú và không có tư thế phù hợp.
Tăng lưu lượng máu và oxy đến các cơ bắp, loại bỏ các độc tố.
Cảm thấy thoải mái, thư giãn: xoa bóp khuyến khích cơ thể giải phóng endorphins - các thuốc giảm đau tự nhiên và các kích thích tố tốt được tiết ra bởi não.
Cơ thể giải phóng oxytocin: oxytocin gây nên các phản xạ tạo sữa. Điều này có nghĩa rằng người mẹ có thể bị chảy sữa trong quá trình xoa bóp. Xoa bóp vùng ngực sẽ giúp các đường ống của tuyến sữa bị tắn nghẽn được thông, nới lỏng các vùng xơ cứng, và làm giảm nguy cơ viêm vú. Xoa bóp trên ngực cần thực hiện mềm mại và nhẹ nhàng.
Tăng tốc độ phục hồi từ sinh mổ: xoa bóp nhẹ nhàng cho khu vực này sẽ tăng cung cấp máu và giúp hồi phục.
Cải thiện khả năng miễn dịch bằng cách kích thích dòng chảy bạch huyết.
Cải thiện và ngăn ngừa trầm cảm sau khi sinh.
Xoa bóp làm tăng sức mạnh cho người mẹ để đáp ứng nhu cầu của em bé và gia đình, giúp người mẹ có được một giấc ngủ ngắn.
Những lưu ý với trường hợp sinh mổ
Mổ lấy thai là một phẫu thuật lớn và người mẹ có thể rất đau đớn và cần thời gian để hồi phục. Nếu sinh mổ, người mẹ nên đợi cho đến khi vết sẹo lành trước khi bắt đầu thực hiện xoa bóp. Điều này sẽ mất khoảng một hoặc hai tuần.
Xoa bóp sẽ giúp bạn thư giãn, nhớ chỉ dẫn nhân viên xoa bóp để tránh xa vết sẹo và bụng. Bất kỳ áp lực trong khu vực đó quá sớm sau khi sinh có thể gây ra vấn đề. Xoa bóp chỉ nên tác động vào vùng chân, đầu, cánh tay và lưng.
Sau khoảng 5 - 6 tuần, xoa bóp tại vùng vết sẹo đặc biệt sẽ giúp chữa lành các lớp sâu của vết thương. Một số chuyên gia tin rằng xoa tại vùng sẹo có thể giúp ngăn chặn các mô dính lại với nhau là hiện tượng phổ biến sau khi phẫu thuật. Cần đến trung tâm y tế chuyên nghiệp để thực hiện.
Người mẹ có con mới sinh rất bận rộn, cuộc sống của họ là thay tã, cho bé ăn, tắm rửa và xoa bóp cho bé, giặt quần áo bẩn và nhiều hơn nữa. Những công việc hối hả và nhộn nhịp này có thể gây căng thẳng. Vì vậy, rất khó cho người mẹ khi có yêu cầu “cho tôi thời gian,.
Người mẹ hãy yêu cầu giúp đỡ từ chồng, mẹ, mẹ chồng, hoặc bất kỳ thành viên gia đình khác đáng tin cậy để chăm sóc bé. Hoặc thực hiện xoa bóp khi bé đang ngủ. Người mẹ cần cảm thấy an tâm và thư giãn khi thực hiện xoa bóp.
Cần có tham vấn của bác sĩ trước khi bắt đầu xoa bóp để đảm bảo xoa bóp là phù hợp với người mẹ. Người mẹ cần được thực hiện xoa bóp toàn thân với nhiều kỹ thuật phức tạp, nên đến các trung tâm y tế có chuyên môn để được chăm sóc tốt nhất.
Kỹ thuật xoa bóp
Tư thế:
- Bệnh nhân nằm ngửa.
- Thầy thuốc đứng cạnh bên thao tác kỹ thuật.
Kỹ thuật xoa bóp:
- Thoa dầu bôi trơn hoặc cream bôi trơn chuẩn bị xoa bóp bấm huyệt vùng bụng sau sinh.
Xoa vuốt vùng bụng (H.1 và 2):
Hai tay đặt ở vùng rốn tay nọ trượt lên tay kia làm theo chiều kim đồng hồ khi thao tác tới vùng bàng quang thì tay lướt nhẹ để tránh kích thích đường tiết niệu.
Có thể dùng bàn tay bắt đầu xoa từ hố chậu phải lướt dọc theo khung đại tràng.
Nhào cơ (H.3): hai tay thầy thuốc nâng cơ bụng lên rồi nhào cơ vùng bụng .
Day cơ (H.4): dùng gốc bàn tay thầy thuốc thực hiện kỹ thuật day vòng tròn vùng bụng với một lực ấn nhất định lên bụng.
Day ấn dọc theo khung đại tràng: dùng các đầu ngón tay vừa day vừa ấn dọc theo vị trí giải phẫu của khung đại tràng.
Ấn trượt cơ: dùng cạnh bàn tay về phía mô ngón út ấn đầu ngón tay xuống rồi đẩy ngón tay lên vùng bụng.
Rung cơ: đặt áp sát bàn tay vào bụng rung nhẹ với tần số nhanh.
Lắc cơ:
Lắc trực tiếp: đặt 2 tay vào bụng lắc qua lắc lại.
Lắc gián tiếp:
Chân duỗi thẳng cầm cổ chân lắc qua lắc lại thầy vùng bụng rung theo nhịp lắc.
Cẳng chân chống trên giường dùng tay đẩy gối trước sau, thấy vùng bụng rung lắc qua lắc lại theo nhịp.
Ấn huyệt (H.6):
Trung quản, Thiên xu, Quan nguyên,Trung cực, Cự khuyết, Khí hải...
- Phân hợp vùng lưng: dùng cạnh 2 bàn tay để giữa bụng và tách ra về phía 2 bên, sau đó hợp lại vùng giữa bụng.
- Xoa vùng bụng theo chiều kim đồng hồ kết thúc.
Thời gian làm vùng bụng từ 20 - 30 phút, làm liệu trình từ 10 - 15 ngày. Kết hợp ăn uống điều độ và vận động thích hợp sẽ tạo vòng bụng săn chắc, khỏe trả lại vóc dáng thon đẹp như xưa.
Theo SKĐS
Đăng nhận xét