Dùng thuốc tránh thai
Mặc dù cho con bú được cho là giảm khả năng thụ thai nhưng đây không phải phương pháp tránh thai an toàn và bạn cần đến những phương pháp tránh thai khác. Tuy nhiên, nếu định dùng thuốc tránh thai, bạn nên tìm hiểu loại thuốc đó ảnh hưởng tới việc tiết sữa như thế nào. Một số loại thuốc tránh thai chỉ chứa estrogen có thể làm giảm đáng kể lượng sữa tiết ra. Đối với một số bà mẹ, ngay cả thuốc thai kết hợp cũng có ảnh hưởng tương tự. Trong trường hợp này, các bà mẹ nên tìm phương pháp tránh thai khác.
Cho con bú sữa ngoài
Cho con bú thêm sữa ngoài sớm ngay từ 4 tuần đầu cũng có thể ảnh hưởng tới việc tiết sữa của bạn. Nhớ là không phải tất cả các bà mẹ đều có thể tiết đủ sữa cho con bú trong những ngày đầu. Sữa được sản sinh ra lúc này được gọi là sữa non. Sữa non rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ và trẻ cần phải được bú sữa non. Càng cho con bú nhiều, sữa càng được tiết ra nhiều. Vì vậy, nhiều bà mẹ sợ không đủ sữa nên cho con bú thêm sữa ngoài sớm đồng nghĩa với việc cơ thể bạn sẽ tiết ít sữa hơn.
Sử dụng thuốc không kê đơn
Hệ miễn dịch của bạn kém đi khi mang thai và cũng không tốt lên ngay sau khi sinh con. Bị cảm, cúm theo mùa là hiện tượng phổ biến ở các bà mẹ mới sinh con. Tuy nhiên, dùng các thuốc không kê đơn để điều trị cảm lạnh và ho có thể ảnh hưởng tới chất và lượng sữa. Một số loại thuốc không kê đơn có thể làm tắc ống dẫn sữa. Điều đó có nghĩa lượng sữa cung cấp cho trẻ sẽ ít đi. Vì vậy, hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào nhất là khi bạn đang cho con bú.
Cho con bú theo lịch
Hầu hết các chuyên gia tin rằng cho con bú theo nhu cầu là một cách tốt vì nó giúp bạn tiết nhiều sữa hơn. Tuy nhiên, một số bà mẹ lại cho con bú theo lịch như cứ sau 2-3 giờ cho trẻ bú 1 lần. Đây là một nguyên nhân khác dẫn tới giảm tiết sữa. Trừ khi ngực bạn hết sữa cho trẻ bú, nó sẽ không được làm đầy và dần dần tuyến sữa sẽ bắt đầu tiết ít sữa vì bạn không bao giờ sử dụng sữa được lưu trữ thích hợp. Để đảm bảo sữa được tiết ra nhiều, hãy cho con bú ít nhất 10-12 lần trong ngày, nhất là trong vài tuần đầu sau sinh. Cho con bú thường xuyên sẽ giúp cải thiện lượng sữa.
Cho trẻ ngậm ti giả
Những bà mẹ cho con bú theo lịch thường bỏ qua những dấu hiệu đòi bú và cho trẻ ngậm ti giả mỗi khi bé khóc. Điều này dẫn tới sự nhầm lẫn núm vú. Dùng ti giả quá thường xuyên và quá lâu có thể khiến bé ít muốn bú mẹ. Điều này dần dần có thể ảnh hưởng tới việc tiết sữa của bạn.
Tránh cho trẻ bú ban đêm
Nhiều bà mẹ cố gắng để trẻ ngủ cả đêm mà không bú mẹ. Tuy nhiên, nếu bạn không cho con bú quá lâu, lượng sữa tiết ra sẽ giảm đi. Ngoài ra, prolactin, loại hormon có liên quan tới việc sản sinh sữa được tiết ra nhiều hơn vào ban đêm, vì vậy sẽ tạo ra nhiều sữa hơn để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Thậm chí nếu bạn muốn để trẻ ngủ thẳng đêm, cho con bú 2-3 lần là cần thiết để giúp ngực bạn tiết sữa và cung cấp cho bé đủ dưỡng chất. Tuy nhiên, chớ nên lạm dụng điều này vì cho trẻ bú đêm cũng có thể dẫn tới sâu răng ở trẻ.
Quá căng thẳng
Trầm cảm sau sinh có thể là một thử thách với các bà mẹ cho con bú. Nó có thể khiến cho hàm lượng cortisol tăng cao. Hàm lượng hormon này được biết đến là rất có hại và đối với các bà mẹ mới sinh con vì có thể làm giảm tiết sữa. Vì vậy, hãy giữ bình tĩnh và tránh căng thẳng bằng mọi cách để không ảnh hưởng tới lượng sữa cho con bú.
Không quan tâm tới sức khỏe
Nhiều phụ nữ bị các bệnh khi mang thai như tiểu đường, bệnh tuyến giáp, huyết áp cao v.v… Nếu bạn bị những rối loạn này trong thai kỳ, chúng có thể tiếp tục ảnh hưởng tới bạn sau khi sinh con, trừ khi bạn có sự trợ giúp y tế. Không chăm sóc sức khỏe có thể ảnh hưởng tới nguồn sữa của bạn.
Sử dụng thảo dược
Một số loại thảo dược như hương nhu, húng quế và nhiều loại thảo dược khác có lợi cho sức khỏe nhưng lại có thể ảnh hưởng tới việc tiết sữa. Vì vậy, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng các sản phẩm tự nhiên này khi đang trong thời gian cho con bú.
Uống quá nhiều cà phê, rượu hoặc hút thuốc
Tất cả những thói quen này có thể mang đến cho bạn sự thoải mái tạm thời nhưng sẽ ảnh hưởng tới nguồn sữa của bạn, làm giảm tiết sữa khiến bạn không có đủ sữa cho con bú.
Theo SKĐS
Đăng nhận xét