Vì sao chơi cát tốt cho trẻ em, nguồn gốc bắt đầu


Trẻ em bị hấp dẫn bởi cát không chỉ thời nay mà đã kéo dài qua nhiều thế hệ. Cát là phần nổi phía trên của mặt đất, có cả cát mịn, cát bẩn và đất sét, sự xuất hiện của cát như một món đồ chơi đã có từ nhiều thế kỉ trước.Trước sự ra đời ồ ạt của các món đồ chơi điện tử, trẻ em hiện nay thực sự cần tiếp xúc nhiều với môi trường tự nhiên xung quanh, trong đó bao gồm cả cát. Trẻ em thường chơi với cát thông qua việc đào, chọn lọc, xây dựng rồi xô đổ và khám phá chúng trong một thời gian dài, trẻ cần được tiếp tục khuyến khích duy trì phương pháp chơi thú vị này. Cát rất phù hợp để trẻ tìm tòi học hỏi và phát huy trí tưởng tượng phong phú vốn có của mình.

8 lí do tại sao chơi với cát tốt cho trẻ em là những lí do nào?

Giống như lúc chơi với nước, cát cũng nhẹ nhàng, mềm xốp và có tính giải trí cao dành cho trẻ. Ngay cả người lớn cũng rất thích thú việc đưa những ngón tay của mình vào và lướt trên mặt cát mịn. Cát rất dễ tìm thấy tự nhiên ở ngoài trời, hoặc có thể chơi với hố cát trên bãi biển, thậm chí bố mẹ có thể lập thành 1 khu chơi riêng cho trẻ và đổ cát mịn trắng vào đó cho trẻ chơi. Không quan trọng là trẻ chơi cát ở đâu, quan trọng là chơi với cát sẽ đem lại cho trẻ 8 lợi ích vô cùng đặc biệt sau:
  • Cát là một trò chơi dạng mở
Trẻ em thường học được rất nhiều khi phải đối mặt với những câu hỏi mở, tình huống mở, và cát là một dạng đồ chơi đòi hỏi những kĩ năng mở như vậy. Bất kể về kỹ năng, lứa tuổi hay trình độ nhận thức của các đứa trẻ khác nhau, những hoạt động chơi với cát vẫn phù hợp cho tất cả. Trong khi những bé nhỏ ngồi trên cát chơi đùa, chạm cát & xúc cát để khám phá môi trường xung quanh, thì những bé lớn hơn với mức độ suy nghĩ phức tạp hơn, sẽ sử dụng cát như một công cụ đồ chơi phục vụ cho chúng bằng cách sử dụng óc sáng tạo của mình. Chính vì như vậy, không có định nghĩa đúng hay sai về cách chơi cùng cát, chỉ có cách trẻ trải nghiệm cùng với cát đã dạy chúng được những gì mới là điều đáng quan tâm.
Khi trẻ đã thực sự làm quen với cát, chúng sẽ nhận ra dù là ở trạng thái nào thì cát vẫn là nguồn vui chơi vô tận dành cho chúng. Trẻ sẽ được cảm nhận cảm giác tự do khi chơi cùng cát, vì không có một qui định cụ thể rằng nên chơi với cát như thế nào mới đúng. Và thậm chí đôi khi bố mẹ sẽ ngạc nhiên vô cùng về những gì trẻ có thể làm được với cát. Khi cát khô, chúng dễ dàng được đỗ thành dòng và xuyên qua các kẽ ngón tay, cho phép trẻ khám phá kết cấu của chúng. Tuy nhiên, cát mịn vẫn có thể được bịn chặt lại với nhau và tạo nên hàng loạt những hình ảnh và nhân vật quen thuộc theo trí tưởng tượng của riêng trẻ. Bằng cách thêm 1 ít nước vào cát, các đặc tính vật lí của chúng sẽ bắt đầu thay đổi, và lúc này trẻ được thỏa sức thể hiện sự sáng tạo ngộ nghĩnh của mình.

Đồ chơi dạng mở, phù hợp với mọi lứa tuổi
  • Cát giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng
Khi trẻ dùng nước làm cho cát cứng hơn, chúng có thể xây dựng thành các tòa nhà, tòa lâu đài hay vài con vật có hình dáng đơn giản. Một khi đã cảm nhận được độ mềm dẻo của cát, nhiều trẻ khéo tay đến mức có thể tạo nên được toàn bộ 1 thành phố nhỏ nào đó. Chúng có thể xây dựng chi tiết đến nỗi chúng bóp nặn từng ngôi nhà, từng mái ngói một cách kĩ lưỡng. Điều này không chỉ rèn luyện cho trẻ trí tưởng tượng phong phú, mà còn giúp trẻ học được tính kiên nhẫn và cẩn thận. Việc chơi với cát giúp trẻ được sáng tạo theo cách an toàn nhất và nếu có hư hỏng thì cũng không để lại hậu quả gì nghiêm trọng.

Cát giúp phát triển trí tưởng tượng

  • Cát giúp trẻ phát triển động tác vận động
Cơ tay, cơ bắp tay và các cơ phần phía trên của cơ thể trẻ sẽ được phát triển không ngừng thông qua việc chơi cát. Thông qua việc đào, múc, xới , tát cát,…trẻ sử dụng cơ thể và cánh tay của mình liên tục. Một lượng cát lớn trên tay sẽ rất nặng và rất khó di chuyển, từ đó trẻ dần hình thành các cơ rắn chắc hơn và các kĩ năng vận động của trẻ cũng trở nên nhanh nhạy hơn. Nếu là cát ẩm ướt hoặc đất sét, việc đào múc cát sẽ còn khó khăn và đòi hỏi dùng lực nhiều hơn nữa. Hơn nữa, trẻ liên tục ngồi xổm và đứng dậy để bưng bê cát từ nơi này đến nơi khác, điều này hỗ trợ cho trẻ phát triển toàn bộ cơ thể. Ngoài ra, trẻ còn tập luyện được sự phối hợp giữa tay, mắt và tay, chân một cách nhuần nhuyễn và thành thạo. 

Cát giúp trẻ phát triển vận động
  • Cát giúp trẻ phát triển cảm xúc và các kỹ năng xã hội
Khi các trẻ chơi cùng nhau trong một bãi cát, các trẻ thường phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến việc chia sẻ các dụng cụ chơi, nhường vị trí chơi, thời gian chơi và sự ảnh hưởng của nhau đối với những tác phẩm được xây từ cát của các đứa trẻ với nhau. Mặc dù mỗi trẻ đều có không gian chơi đùa riêng biệt, nhưng nhiều trẻ sẽ chơi trò đóng vai để kết hợp với nhau làm trò chơi thêm phần thú vị, và mỗi trẻ sẽ phụ trách xây 1 bộ phận trong thành phố hoặc khu vực mà chúng “sống chung”. Bằng cách cùng chơi với nhau trong một không gian chung, trẻ sẽ học được cách thông cảm, nhướng nhịn và học được kỹ năng làm sao có thể nhận ra được quan điểm và mong muốn của các bạn đồng trang lứa khi phải chơi cùng 1 chỗ và dùng chung các dụng cụ

Cát giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội
  • Cát giúp trẻ phát triển trí tuệ
Trẻ học được các tính chất vật lí của cát thông qua việc phân biệt và nhận dạng cát ướt và cát khô. Trẻ cũng dần thu thập được các kiến thức về hình khối vì trẻ sẽ phải đo lường một chiếc xe đồ chơi như vậy thì chở được khoảng bao nhiêu cát và sẽ tự mình quyết định một lượng cát phù hợp cho mỗi lần chở. Trẻ sẽ tò mò và tìm hiểu lí do tại sao khi cho nước vào trong cát thì cát sẽ bện cứng lại, từ đó trẻ sẽ tìm ra cách để lâu đài của mình cứng cáp hơn, khó bị đổ hơn. Cuối cùng, thông qua việc trò chuyện cùng các đứa trẻ khác, trẻ học hỏi được cách làm những lâu đài với những hình dáng đa dạng và đẹp hơn.

Cát giúp pháp triển trí tuệ
  • Cát giúp trẻ hình thành khái niệm toán học
 Việc trẻ sử dụng các xe chở cát đồ chơi với những hình dạng khác nhau dạy cho trẻ biết các khái niệm: ít hơn, nhiều hơn và bằng nhau. Qua nhiều lần tự mình trải nghiệm và phạm sai lầm, trẻ sẽ dần đưa ra được những dự đoán chính xác về hình dáng phù hợp để chở một lượng cát tương ứng. Các loại thìa múc, xẻng,…dạy cho trẻ các khái niệm về: đầy, thiếu, trống không, nặng, nhẹ,…Qua thời gian, trẻ dần trưởng thành, và việc phát triển các ý thức này từ sớm rất tốt có khả năng học toán học của trẻ sau này.

Hình thành khái niệm toán học
  • Cát giúp trẻ khám phá được nhiều điều mới lạ
Trò chơi trôn kho bấu và tìm kiếm chúng là một trong những trò được hầu hết trẻ em yêu thích, và cát là một nơi lí tưởng để trẻ được thỏa sức trốn tìm cùng với đồ vật. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể thiết kế một hệ thống ròng rọc nhỏ giúp vận chuyển cát từ thấp lên cao và ngược lại sẽ cung cấp thêm cho trẻ sự hiểu biết về những đồ vật có ích cho việc vận chuyển như ròng rọc, đòn bẩy,…Việc cho trẻ tự mình khám phá và tìm hiểu mọi điều xung quang rất tốt cho sự tự lập của trẻ sau này

Khám phá thế giới
  • Cát giúp trẻ biết đến sự kết hợp của nghệ thuật
Khuyến khích trẻ vẽ tranh trên cát, tạo ra các ngôi nhà từ cát, xây dựng nên những lâu đài tráng lệ từ cát,…là những điều đầu tiên mà bố mẹ giúp trẻ tiếp xúc với nghệ thuật. Trẻ còn có thể trang trí thêm cho thành phố nhỏ của mình bằng các lá cây rụng, hoa, đồ vật hoặc bất cứ vật dụng nào trẻ có thể tìm thấy và phù hợp cho việc trang trí. Mở nhạc trong khi trẻ đang xây nhà trên cát cũng là 1 cách để khuyến khích trẻ hát theo.

Phát triển nghệ thuật

Kết luận

Cát là một trong những đồ chơi hoàn hảo giúp trẻ tiếp tục phát triển cả trí tuệ và thể chất. Trò chơi này không phân biệt tuổi tác hay trình độ phát triển của trẻ, mọi đứa trẻ đều có thể chơi được. Cát còn là một môi trường an toàn để trẻ có thể thỏa sức khám phá, tìm tòi và học hỏi những điều mới. Bên cạnh đó còn giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, tình cảm và các kĩ năng xã hội của mình. 8 lí do trên hẳn đã đủ để các bậc phụ huynh xe m xét việc cho trẻ chơi nhiều hơn với cát và cùng quan sát sự thích thú từ chúng rồi.

Nhãn:

Đăng nhận xét

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.