Có thể đoán bệnh nguy hiểm qua vị trí mụn. |
Cằm và vùng quai hàm
Mụn mọc ở cằm và vùng quai hàm là dấu hiệu cho biết cơ thể bạn đang có sự thay đổi hoóc-môn. Điều này đặc biệt đúng với chị em phụ nữ trong những ngày sắp có kinh nguyệt. Ngoài ra, trẻ em ở độ tuổi dậy thì (ở cả nam và nữ) và phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh cũng thường có mụn ở khu vực cằm.
Mụn mọc trên trán
Đối với những người bị mọc mụn ở vùng trán, chuyên gia Tsagaris khuyến nghị họ nên xem xét cẩn thận chế độ dinh dưỡng.
"Đối với những người dễ bị mụn khắp trán, tôi sẽ luôn kiểm tra tình trạng sức khỏe của cả cơ thể, kể cả chế độ dinh dưỡng, do chúng có liên quan chặt chẽ với nhau. Ăn ít thực phẩm chế biến sẵn và giảm lượng mỡ trong chế độ dinh dưỡng có thể hữu ích trong thường hợp này, do chúng thường ảnh hưởng tiêu cực tới hệ tiêu hóa", ông Tsagaris giải thích.
Vị bác sĩ này nói thêm rằng, mụn ở vùng trán có thể giảm bớt nếu bạn uống nhiều nước, ngủ đủ 7 - 9 tiếng mỗi đêm và dành thời gian để loại bỏ bất kỳ sự mất cân bằng tiêu hóa nào.
Mụn mọc ở má
Ông Tsagaris tin rằng, mụn xuất hiện ở hai má chủ yếu do stress, các chứng dị ứng, thói quen hút thuốc ảnh hưởng tới phổi hoặc chế độ dinh dưỡng quá nhiều bơ sữa. Giải pháp cho trường hợp này là, bỏ thuốc lá, ăn nhiều rau xanh và hoa quả để tăng lượng kiềm cho cơ thể cũng như cắt giảm thịt và bơ sữa.
Vùng lông mày
Thông thường chúng ta rất ít khi mọc mụn ở vùng da lông mày. Khi bạn bị mụn ở vùng da này, có thể mụn liên quan đến việc bạn nhổ hoặc tỉa lông mày không đúng cách dẫn đến việc chân lông mày bị tổn thương hoặc bã dầu thừa bịt kín lỗ chân lông.
Má và vùng da sát tai
Nếu bạn hay bị mọc mụn ở má và vùng da sát tai, chỉ có thể do 2 nguyên chính gây nên: hoặc tay hoặc điện thoại của bạn. Khi cho tay lên má, vô tình bạn đã để vi khuẩn trên tay bám vào da mặt. Tương tự đối với điện thoại. Đây có thể là “ổ vi trùng” truyền vì khuẩn vào má khi bạn áp điện thoại vào gần tai để trả lời điện thoại.
Theo Khỏe và Đẹp
Đăng nhận xét