Khi còn trong bào thai
Nghe nhạc nhẹ nhàng
Âm nhạc đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ của bé. |
Âm nhạc đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ của bé. Đáng ngạc nhiên, bé có thể nghe thấy bất kỳ âm thanh nào ngay cả khi đang ở trong tử cung của mẹ. Vì vậy, nghe một bản nhạc êm dịu của Beethoven mẹ vừa thư giãn vừa giúp bé tăng mức độ thông minh nhiều hơn.
Đọc truyện
Ba mẹ thường xuyên đọc truyện cho bé nghe sẽ giúp thính giác của bé phát triển cực kỳ tốt. Khi chào đời, bé sẽ có khả năng biểu đạt, diễn tả ngôn ngữ và kĩ năng đọc tốt hơn so với các bé khác. Nhờ vậy chỉ số IQ cũng cao hơn.
Thường xuyên giao tiếp với bé
Theo tạp chí Time – một trong những tạp chí danh giá của Mỹ thì khi mang bầu, nếu mẹ thường xuyên tiếp xúc với thai nhi bằng cách dùng tay xoa bụng sẽ kích thích đầu, miệng và tứ chi của bé hoạt động nhiều hơn so với việc mẹ chỉ đơn thuần nói chuyện với bé bằng miệng. Đây cũng là cách mà các mẹ có thể rèn luyện cho con sự nhanh nhẹn, nhạy bén ngay từ trong bụng đấy.
Khi bé ra đời
Chăm sóc trẻ đúng cách giúp chúng thông minh hơn. |
Chỉ ra sự khác biệt: Lấy hai bức hình có sự khác biệt, đưa cách mắt trẻ khoảng 20-30cm cho trẻ xem, trẻ sẽ xem đi xem lại và dần dần phát hiện ra sự khác nhau. Điều này rất có ích cho việc học chữ của trẻ sau này.
Chia sẻ cùng trẻ những điều hai mẹ con nhìn thấy: Khi bế trẻ đi dạo, hãy chỉ cho trẻ những thứ bạn nhìn thấy và chia sẻ, trò chuyện cùng với trẻ. Như vậy trẻ sẽ có thêm cơ hội biết thêm nhiều từ mới cùng những sự vật ở thế giới xung quanh.
Ca hát: Hãy học thêm thật nhiều bài hát, hoặc nếu có khả năng, bạn cũng có thể tự soạn một số bài hát để hát cho trẻ nghe. Các chuyên gia cho rằng âm điệu của những bài hát có liên quan tích cực đến việc học toán của trẻ sau này.
Học tập ngay cả khi thay tã: Nhân cơ hội thay tã hãy chỉ cho trẻ biết cách gọi các bộ phận cơ thể hoặc tên của áo quần để giúp trẻ hiểu thêm về bản thân mình.
Tạo niềm vui bất ngờ: Những lúc rảnh rỗi, bạn nên nhẹ nhàng vuốt ve mặt, bụng hoặc tay chân để tạo niềm vui cho trẻ. Lúc đó bạn hãy quan sát phản ứng và khả năng phối hợp của trẻ.
Theo Phunutoday
Đăng nhận xét