Cà tím là thực phẩm rất thường có mặt trong các bữa cơm gia đình vì trái có quanh năm, rẻ tiền, chế biến thành nhiều món ngon miệng.
Với hàm lượng calories và chất béo thấp trong khi lượng chất xơ cao, cà tím là một trong những thực phẩm nằm trong thực đơn của nhiều người đang ăn kiêng. Tuy nhiên, ăn quá nhiều cà tím nhằm đạt mục đích giảm mỡ bụng lại là điều không nên.
Không giảm mỡ mà còn tăng nguy cơ ngộ độc
Trong 100g cà tím chứa khoảng 20 kcal. So với các loại thực phẩm khác như đậu que (25 kcal/100g); Rau xà lách (11kcal/100g) và Bí đao (10kcal/100g), mức năng lượng của cà tím là tương đương, thậm chí còn cao hơn một số loại rau củ khác.
Trong 100g cà tím chứa khoảng 20 kcal. So với các loại thực phẩm khác như đậu que (25 kcal/100g); Rau xà lách (11kcal/100g) và Bí đao (10kcal/100g), mức năng lượng của cà tím là tương đương, thậm chí còn cao hơn một số loại rau củ khác.
Trên nhiều trang mạng có thông tin cho rằng cà tím có công dụng giảm cân. Nhưng điều này là không chính xác và không có cơ sở khoa học. Thực tế, không có loại thức ăn nào có thể giảm cân, giảm mỡ đang tích tụ trong cơ thể. Chỉ có loại thức ăn ít calorie nhưng giàu chất xơ giúp bạn làm giảm lượng ăn vào, từ đó hỗ trợ cho việc kiểm soát cân nặng. Và cà tím hay cà chua, bắp cải, bí đao... là những ví dụ.
Nhiều thực đơn hướng dẫn giảm cân bằng cà tím với những cách chế biến các món như cà tím chiên giòn, cà tím xào tỏi, cà tím nướng mỡ hành…Do cà tím có cấu trúc rỗng xốp nên khả năng hút dầu mỡ rất cao. Chính cách chế biến nhiều dầu mỡ này lại khiến bạn đưa vào cơ thể nhiều chất béo hơn.
Một điều cần lưu ý là ăn liên tục và quá nhiều cà tím có thể gây ngộ độc do solanine - một chất có tác dụng chống oxy hóa nhưng nạp quá nhiều có thể gây kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp. Uống nước ép cà tím rất dễ xảy ra ngộ độc khi cà chưa được nấu chín.
Ăn nhiều cà tím còn dễ gây ngứa ở ngoài da và miệng. Đó là do trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hoá có tác dụng như một loại histamin nên gây dị ứng và bộc phát ở một số người quá mẫn cảm.
Solanine trong cà tím sẽ trở thành độc tố nếu bạn ăn quá nhiều
Những người không nên ăn cà tím
Cà tím là thực phẩm có tính hàn, nếu ăn nhiều có thể làm cho dạ dày khó chịu, gây ra tiêu chảy. Vì vậy, những người đang gặp vấn đề ở dạ dày không nên ăn. Chính do cà tím có tính hàn nên những người yếu mệt hay thể trạng kém cũng không nên ăn nhiều và thường xuyên.
Người mắc bệnh thận cũng không nên ăn cà tím bởi cà tím chứa lượng oxalate cao ăn quá nhiều dễ gây sỏi thận.
Do cà tím tiềm ẩn tính chất gây dị ứng nên người dễ bị nổi rôm sảy, mẩn ngứa, hen suyễn cần lưu ý.
Mẹo nhỏ khi chế biến
Cách tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc solanine trong cà tím là kiểm soát lượng ăn vào. Nếu bạn chỉ ăn khoảng 250 gram cà tím (khoảng 1 trái dài) trong mỗi bữa ăn sẽ không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào. Mẹo nhỏ giúp hóa giải là thêm một chút giấm vào quá trình chế biến cà tím để thúc đẩy sự phân hủy của solanine.
Cần lưu ý, nhiệt độ nấu ăn cao có thể làm thất thoát nhiều chất dinh dưỡng. Cách chế biến như chiên giòn, chiên xù vừa làm hao hụt đến 50% lượng vitamin trong cà tím vừa làm cản trở kế hoạch giảm cân của bạn.
Để có vóc dáng dẹp, bên cạnh tập thể dục, bạn vẫn có thể đưa cà tím vào thực đơn giảm cân, nhưng chỉ nên ăn 2-3 bữa cà tím hấp trong một tuần để thay đổi bằng các loại rau củ ít năng lượng, giàu chất xơ khác.
Nguồn: http://www.lic-ecogreen.com.vn/
Đăng nhận xét