tháng 9 2017

Giảm cân vùng mặt bằng thìa có tác dụng lưu thông mạch máu, giúp cơ mặt săn chắc và thon gọn hơn.
Các động tác massage bằng thìa này còn có khả năng chống lão hóa, làm giảm nếp nhăn khóe mắt, miệng, mũi má, trán, thái dương và giúp vùng da cổ bớt chảy xệ. Hơn nữa đây còn là phương pháp giúp cải thiện sống mũi mà người xưa thường dùng cho những đứa trẻ mới trào đời.

Để thực hiện massage mặt bằng thìa để giảm cân, bạn cần chuẩn bị những dụng cụ và nguyên liệu sau:



– Một chiếc thìa sứ sạch.

– Một ít tinh dầu dưỡng da, hoặc kem dưỡng phù hợp với da mặt.

Bước 1:

– Thoa tinh dầu, kem dưỡng đều mặt. Thao tác này giúp làm mềm da và khi thìa ma sát thì không làm tổn thương da mặt.

Bước 2:

– Dùng mặt trong của thìa, nhẹ nhàng massage phần xương hàm, từ cằm lên tai.

– Thực hiện động tác kéo thìa thành từng đường dứt khoát.

– Thực hiện mỗi bên 60 giây.

Bước 3:

– Tiếp tục di chuyển thìa lên vùng má, kéo thìa từ cánh mũi sang hai bên má.

– Thực hiện mỗi bên 60 giây.

Bước 4:

– Xoay thìa, sử dụng cán thìa để massage trán.

– Liên tục lia thìa thành từng đường nhỏ, hướng từ mí mắt lên trán, thực hiện từ trái qua phải.

– Thực hiện 60 giây.

Bước 5:

– Tiếp tục dùng đầu thìa massage bầu mắt, nhẹ nhàng kéo cán thìa từ trong ra ngoài bầu mắt.

– Thực hiện mỗi bên 30 giây.

Bước 6:

–Massage vùng quanh miệng bằng cán thìa, theo chiều từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.

– Thực hiện 30 giây.

Bước 7:

– Xoay mặt thìa ra ngoài để massage cổ.

– Kéo thìa liên tục theo chiều từ dưới lên trên, từ cổ để cằm.

– Thực hiện 30 giây.

Sự kết hợp massage đầu, mặt cổ sẽ giúp bạn giảm cân vùng mặt hiệu quả hơn. Tuy nhiên, với cách giảm cân vùng mặt bằng thìa tại nhà này cần phải duy trì trong thời gian dài và kết hợp ăn uống khoa học.

Với những động tác trên thì bạn đã thực hiện giảm mỡ mặt bằng thìa gần như triệt để ở các vị trí có mỡ thừa trên khuôn mặt của mình. Chỉ cần áp dụng kiên trì trong một thời gian bạn sẽ thấy sự thay đổi khác lạ với khuôn mặt của mình. Khuôn mặt nhỏ gọn trở lại với đường nét rõ ràng, không phì phệ như trước nữa.

Ngoài việc giảm mỡ mặt bằng thìa, bạn có thể massage mặt nhẹ nhàng thường xuyên vào mỗi sáng và trước khi đi ngủ để da mặt và lớp cơ dưới da được cải thiện, sớm trẻ hóa trở lại và thật sự săn chắc, khỏe mạnh.

Trên đây là những thông tin khá bổ ích cho những bạn đang có khuôn mặt bầu bĩnh, phúng phính mà chưa biết phải làm thế nào để đánh bay lũ mỡ mặt. Dùng thìa massage mặt để giảm mỡ mặt là cách tiện lợi, an toàn, hiệu quả mà không tiêu tốn thời gian và tiền bạc.

Bạn hãy ghi lại để thực hiện ngay công thức giảm cân vùng mặt này và nhanh chóng lấy lại khuôn mặt thon gọn, trẻ khỏe trước đây nhé. Chúc bạn sớm thành công.

                                                                                          Theo Vietnamnet

Tóm tắt nội dung

Bạn đã làm theo rất nhiều lời khuyên của bạn bè, người thân và những bài báo trên mạng nhưng vẫn không thể đưa cân nặng về mức mong muốn.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này nhưng có lẽ những lý do dưới đây là những điều bạn chưa bao giờ nghĩ đến.

1. Không uống đủ nước

Cơ thể chúng ta cần nước để phá vỡ sự tích tụ chất béo. Đây là một quá trình sinh học và nó đòi hỏi cần phải có đủ các yếu tố, quan trọng nhất là nước.



Cơ thể chúng ta cần nước để phá vỡ sự tích tụ chất béo

Vì vậy, nếu cơ thể bạn thiếu nguồn cung cấp nước, nó sẽ là một trong những điều đầu tiên để ngăn chặn việc giảm cân. Để làm tăng quá trình đánh tan chất béo, bạn nên uống đủ lượng nước trong ngày, khoảng 2 lít/ngày, nếu bạn luyện tập thể thao thì cần lượng nước nhiều hơn.

2. Không ăn đủ chất béo

Thời gian lo sợ chất béo đã qua: Nghiên cứu cho thấy rằng chất béo lành mạnh có hiệu quả hơn cho việc giảm cân so với chế độ ăn ít chất béo. Tại sao?

Bởi vì bạn cần chất béo để thực hiện các chức năng cơ thể hàng ngày và nếu bạn không ăn đủ chất béo, bạn sẽ đói và mệt mỏi nên có thể sẽ bổ sung những thực phẩm không có lợi cho sức khỏe cũng như làm tăng cân nặng.

3. Bạn không thực sự cần phải giảm cân

Nghe có vẻ đơn giản nhưng đó là sự thật khắc nghiệt. Tổ chức Y tế thế giới phân loại cân nặng lý tưởng theo chỉ số BMI và chuẩn vóc dáng là 16.

 Thầy giáo 75 tuổi chia sẻ cách "dứt điểm" Đờm (đàm) Ho, Khó thở, Hen suyễn, COPD Cây thuốc cực quý giúp hết khó ngủ ngay: người mất ngủ nào cũng cần có trong nhà


 

Tuy nhiên, trọng lượng về mặt ngoại hình không phải là trọng lượng lý tưởng của cơ thể về sức khỏe. Nếu cân nặng của bạn không gây ra những vấn đề sức khỏe khác như đái tháo đường, béo phì... và bạn cảm thấy vui vẻ, thoải mái với trọng lượng mình đang có thì thực sự bạn không cần phải giảm cân.

4. Không thực hành chánh niệm

Chánh niệm được định nghĩa bởi tạp chí Time là "hành động tập trung chú ý vào những kinh nghiệm hiện tại"". Đơn giản bằng cách dành thời gian để thiền, suy ngẫm, bạn có thể giảm stress và cải thiện sức khỏe tổng thể.


Khi thực hiện chánh niệm, mức hormon được chứng minh là cân bằng và giảm lượng cortisol trong máu. Mức cortisol cao có thể làm tăng sự thèm ăn và hình thành mỡ bụng.

5. Ăn quá nhiều protein

Khi cơ thể nhận được lượng đạm thừa, nó giữ lại như là chất béo. Chúng ta được nói lặp đi lặp lại rằng protein là một phần thiết yếu của việc ăn uống lành mạnh và tốt cho cơ. Điều này hoàn toàn đúng.

Khi cơ thể nhận được lượng đạm thừa, nó giữ lại như là chất béo

Tuy nhiên, bạn không cần quá nhiều, chẳng hạn như bạn không cần ăn vài quả trứng, thịt gà, thức uống chứa protein cho một công việc bên ngoài rồi trở lại với một thanh protein khác. Bạn chỉ cần trứng cho bữa sáng, thịt gà cho bữa tối là đã đủ lượng protein cần thiết cho các hoạt động hàng ngày cũng như tránh được việc tích tụ chất béo trong cơ thể.

Theo biểu giá văcxin tại Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, văcxin ngừa ung thư cổ tử cung đắt giá nhất với 1.350.000 đồng mỗi mũi tiêm.




Tiến sĩ Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội cho biết từ đầu tháng 6 một số loại văcxin dịch vụ tăng giá như văcxin viêm màng não mủ do não cầu A+C của Pháp; thương hàn và huyết thanh kháng dại... Nhiều văcxin 5 trong 1 và 6 trong 1 hiện chưa có hàng nên chưa định được mức điều chỉnh giá.

Dưới đây là 12 văcxin cao giá nhất hiện nay:

Tên văcxinGiá (đồng)Phòng ngừa bệnhGhi chú
Gardasil (Mỹ)1.350.000Ung thư cổ tử cung và sùi mào gàChích 3 mũi, cách nhau 3 tháng
Cervarix (Bỉ)   880.000Ung thư cổ tử cungChích 3 mũi, cách nhau 3 tháng
Synflorix (Bỉ)   870.000Viêm phổi, viêm mũi họng, viêm màng não mủ do phế cầuVăcxin 3 trong 1
Rotarix (Bỉ)   780.000Tiêu chảy do RotavirusUống 2 liều, cách nhau tối thiểu một tháng
Pentaxim (Pháp)   710.000Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ, viêm phổi, viêm mũi họng do HIB Văcxin 5 trong 1, giá cũ chưa điều chỉnh
Infanrix Hexa (Bỉ)   700.000Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não mủ, viêm phổi, viêm mũi họng do HIB.Văcxin 6 trong 1, giá cũ chưa điều chỉnh
Varivax (Mỹ)   665.000Thủy đậuChích 2 mũi, cách nhau 3 tháng
Rotateq (Mỹ)   570.000Tiêu chảy do RotavirusUống 3 liều, cách nhau tối thiểu một tháng
Epaxal (Thụy Sĩ)   465.000Viêm gan AChích 2 liều, cách nhau 6-12 tháng
Avaxim (Pháp)   445.000Viêm gan AChích 2 liều, cách nhau 6-12 tháng
Varicella (Hàn Quốc)   430.000Thủy đậuChích một liều duy nhất
Pneumo (Pháp)   375.000Viêm phổi, viêm mũi họng, viêm màng não mủ do phế cầuVăcxin 3 trong 1 

Phụ nữ sau sinh luôn mơ về vòng eo con kiến nhưng hì hục tập luyện vòng hai vẫn không đạt hiểu quả tối ưu, lý do vì sao vậy?


Theo các nghiên cứu khoa học, thời điểm từ 1-3 tháng sau khi sinh rất thích hợp để giảm mỡ bụng. Lúc này mô mỡ của phụ nữ sau sinh vẫn còn đang mềm, các hạt mỡ chưa liên kết chặt chẽ với nhau nên dễ dàng bị phá vỡ hơn.

Tuy nhiên, rất nhiều mẹ vì nôn nóng muốn nhanh chóng lấy lại vòng eo con kiến mà đã mắc những sai lầm kinh điển khổ mẹ lẫn còn. Đó là sử dụng thuốc giảm cân hay nịt bụng quá chặt… Lúc này, trở thành người tiêu dùng thông minh để tránh rơi vào tình trạng tiền mất tật mang là cần thiết hơn cả. Ngoài lý do nôn nóng thì dưới đây là 4 nguyên nhân khiến mẹ khó thoát khỏi vòng vây của mỡ bụng.

1. Luôn trong trạng thái căng thẳng

Đây cũng có thể gọi là một phần của triệu chứng trầm cảm sau sinh. Nếu không được quan tâm, chăm sóc đúng mực của người thân, thêm vào đó là chưa quen với giờ ăn, giấc ngủ của con rất dễ khiến mẹ căng thẳng, mệt mỏi.




Căng thẳng và thiếu ngủ là 2 nguyên nhân chính khiến mẹ sau sinh khó thoát khỏi mỡ bụng
Căng thẳng tạo cơ hội cho cơ thể sản xuất ra nhiều Cortisol, loại hormone có vai trò quan trọng trong quá trình tích lũy mỡ bụng. Kiểm soát căng thẳng trong gia đình, mối quan hệ xã hội hay cảm xúc sẽ giúp mẹ hạn chế nỗi lo vòng eo bánh mì.

Các chuyên gia cho rằng cách tốt nhất là mẹ nên sớm trở lại với các bài tập yoga hay thiền để giảm căng thẳng.

2. Thiếu ngủ thường xuyên

Mất ngủ sau sinh là tình trạng phổ biến, nhất là trong giai đoạn đầu chăm trẻ sơ sinh. Hầu hết các mẹ phải thức giấc giữa đêm để cho con bú. Tình trạng mất ngủ này kéo dài liên tục có thể khiến số đo vòng hai của mẹ tăng lên nhanh chóng.

Một số nguyên nhân khiến mẹ thường xuyên mất ngủ:

 Trằn trọc, không thể thư giãn tâm lý, bởi lúc nào cũng lo lắng nếu ngủ sẽ không nghe được tiếng khóc của con khi có vấn đề.

Không thích nghi kịp với giờ giấc sinh hoạt của bé, dẫn đến bị lệch nhịp sinh học.

Tác nhân bên ngoài như thời tiết, tiếng động xung quanh.

Tâm lý bất ổn do thiếu sự quan tâm, chăm sóc từ người thân. Mất ngủ vì lý do này rất dễ dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh.

Tình trạng thiếu ngủ kéo dài có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng cân bằng hormone cortisol của cơ thể. Do đó, nếu bạn đang giảm cân thì hãy quan tâm nhiều hơn đến giấc ngủ.

3. Áp lực giảm cân nhanh

Giảm cân sau sinh sớm là cần thiết nhưng cũng cần quá trình cố gắng, không được vội vàng. Ngay cả các người đẹp nổi tiếng trên thế giới cũng cần các chuyên gia đưa ra lộ trình cụ thể. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ sau khi sinh con đừng quá gây áp lực buộc mình phải giảm cân và sớm tìm lại vòng eo thời con gái.

Sau sinh, cơ thể mẹ cần thời gian để cân bằng lại các loại hormone, cơ bắp của mẹ cũng không thể sớm khôi phục lại trạng thái dẻo dai ban đầu. Tốt nhất mẹ nên tìm hiểu những khóa tập luyện dành cho phụ nữ sau sinh cũng như tìm kiếm sự hỗ trợ kinh nghiệm từ những phụ nữ đang nuôi con như mình.

4. Tập luyện quá mức

Từ áp lực giảm cân nhanh sẽ dẫn tới việc tập luyện quá mức mỗi ngày. Tập luyện thích hợp sẽ giúp giảm mỡ bụng nhưng tập luyện quá sức có thể gây phản tác dụng. Việc thực hiện cùng lúc quá nhiều bài tập gây mất sức, làm mất cân bằng hormone cortisol, khiến mỡ bụng lại có thêm tác nhân tích tụ.

Mẹ nên thực hiện các bài tập sức bền như chạy bộ hay đạp xe trong 20 đến 30 phút/lần.

Phụ nữ sau sinh nếu đã áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện đúng cách mà vẫn không thể giảm mỡ bụng thì lời khuyên tốt nhất là tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe. 

Nguyên nhân có thể là do những vấn đề mà bạn không biết đến như mất cân bằng hormone và cần có phác đồ điều trị cụ thể.

Sau khi sinh một tháng, bạn có thể bắt đầu tập luyện với các động tác yoga đơn giản để giảm số đo vòng bụng.



Động tác plank giúp thắt chặt cơ bụng, giảm đau lưng. Nằm sắp, chống hai khuỷu tay vuông góc ngay dưới vai. Nhón hai mũi chân lên, nâng thân người lên và giữ lưng, hông, cổ thành một đường thẳng, không đặt hai tay quá gần nhau. Giữ tư thế trong ít nhất 30 giây.



Tư thế rắn hổ mang làm săn chắc mông, hông, bụng, cánh tay và vai, giảm đau lưng hữu hiệu. Nằm sấp trên thảm, đặt hai tay dưới vai, hít vào, nâng người khỏi mặt đất, uốn cong người hết sức, đầu ngửa về phía sau. Giữ hơi thở trong 10 giây rồi thở ra, hạ người về vị trí ban đầu. Thực hiện động tác 8 lần.



Tư thế con thuyền hỗ trợ giảm mỡ bụng sau sinh rất hiệu quả. Nằm ngay ngắn trên thảm tập, hai chân duỗi thảng và sát nhau, hai tay đặt sát cơ thể. Hít sâu và thở ra đồng thời nâng ngực lên khỏi sàn. Nâng hai chân lên, không cong gối. Giữ hơi thở trong 10 giây rồi thở ra, trở về tư thế chuẩn bị. Lặp lại động tác 8 lần.



Tư thế tam giác giảm mỡ thừa ở eo và hông, làm thon gọn bắp đùi. Nằm nghiêng trên sàn, hai chân duỗi thẳng, hai tay cũng duỗi thẳng qua đầu. Nhấc cả hai chân lên cao, hai tay lên cao, đầu giữa hai tay, ép đến khi thấy các cơ liên sườn căng ra. Giữ hơi thở trong 10 giây rồi thở ra, trở lại tư thế ban đầu. Lặp lại động tác 8 lần.



Tư thế ngồi cúi người về phía trước giúp kéo giãn cơ thể, giảm căng thẳng, tăng cường lưu thông máu. Ngồi thẳng lưng trên thảm, chân duỗi thẳng. Hít vào, cúi người về phía trước, hai tay nắm lấy hai ngón chân cái. Giữ hơi thở trong 10 giây rồi thở ra, trở về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác 8 lần.



Tư thế cây cầu giúp giảm đau lưng, triệt tiêu mỡ thừa ở bụng, hông và bắp đùi. Nằm ngửa trên thảm, chân co, hai tay duỗi thẳng. Hít vào, nâng người lên cao sao cho đầu gối, bụng và ngực nằm trên một đường thẳng. Giữ hơi thở trong 10 giây rồi thở ra, trở về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác 8 lần.

Khi mới lọt lòng mẹ trẻ sơ sinh cũng cần được giữ nguyên ở tư thế bào thai (có được cảm giác an toàn). Tuy nhiên tư thế của trẻ không đúng hoặc nằm lâu ở một tư thế lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như về thẩm mỹ của trẻ. Chính vì vậy sau khi chào đời nên xen kẽ tư thế đặt nằm cho trẻ.

  • Duy trì cảm giác giới hạn và đảm bảo an toàn cho trẻ.
  • Tránh biến dạng ở đầu.
  • Giúp trẻ phát triển đồng đều cả hai bên cơ thể .
  • Tránh sự hình thành và ứ đọng dịch tiết (đặc biệt với trẻ ốm.)


Tư thế nằm ngửa:

Nằm ngửa là tư thế tự nhiên

Cách đặt trẻ:

Hai tay mở ngang, cẳng tay và bàn tay hướng lên trên đầu, cuộn một chiếc khăn tắm lớn tạo thành ổ cuốn, gấp khăn mỏng làm gối đặt dưới vai trẻ (không đặt ở đầu) để đường thở của trẻ được thẳng.

Đặt trẻ vào ổ sao cho ổ cuốn ôm sát vào trẻ, đặt chân của trẻ gập sát thân mình và bàn chân của trẻ chạm vào mặt trong của vòng khăn, tay trẻ đặt ở giữa ngực và gần với mặt như nằm trong bụng mẹ.


Ưu điểm :

Giúp trẻ toàn thân thư giãn, thả lỏng, tạo cảm giác thoải mái.

Tạo cảm giác an toàn khi nằm ngửa mũi miệng của trẻ không gặp các chướng ngại vật cản trở đến quá trình hô hấp.

Không gây áp lực cho các cơ quan nội tạng như tim, phổi, dạ dày, đường ruột và bàng quang.

Thuận tiện chăm sóc

Nhược điểm

Nằm ngửa nhiều sẽ khiến đầu trẻ dễ bị bẹp.

Ở tư thế này, độ an toàn cho sức khoẻ của trẻ cao, nhưng khi nằm ngửa không có vật gì chặn nên trẻ sẽ cảm thấy không có chỗ dựa.

Khi trẻ bị ngạt mũi (viêm đường hô hấp trên) không nên để trẻ nằm ngửa.

Tư thế nằm nghiêng:

Đây là tư thế đem đến nhiều lợi ích mà các chuyên gia khuyên rằng các bậc cha mẹ nên luyện tập cho trẻ quen với tư thế này.

Cách đặt trẻ: Cho trẻ nằm nghiêng toàn thân về một bên, cuốn ổ đến ngực trẻ hai tay, chân ôm sát ổ cuốn.



Ưu điểm

Tránh ngạt thở: Ngay cả khi trẻ bất ngờ nôn trớ, tư thế nằm nghiêng này giúp đẩy những thứ trong khoang miệng của trẻ ra ngoài nhanh chóng mà không bị đẩy ngược vào trong, giúp trẻ không ngủ ngáy, thở khò khè khi ngủ. Nếu các tư thế khác, trẻ có hiện tượng ngáy ngủ, các bà mẹ nên chuyển trẻ sang tư thế này.

Nhược điểm

Dễ làm bẹp tai trẻ, trong khi nhiều người rất coi trọng hình dáng đôi tai, nằm tư thế này không mặc cho trẻ những áo có cài cúc nên buộc dây bên cạnh.

Tư thế nằm sấp:

Trẻ rất thích nằm sấp, vì có cảm giác ấm cúng, dễ chịu khi ngủ.

Cách đặt trẻ:

Đặt trẻ nằm sấp trên khăn bông mềm dày khoảng 4cm dài 23 x 15cm hoặc 25 x 15cm sao cho bàn tay em trẻ ôm vào khăn bông một cách thoải mái, không để hông và đùi gấp quá 90o.


Ưu điểm:

Trẻ có cảm giác an toàn. Khi còn là bào thai nằm trong tử cung trẻ cũng có tư thế gần như vậy, đây là tư thế ngủ tự nhiên với bản năng tự bảo vệ của trẻ.

Ở tư thế nằm sấp dịch hoà tan của dạ dày không thích hợp nằm ở thực quản – nguyên nhân dẫn đến sự nôn trớ sẽ được từ từ di chuyển xuống phần ruột non giúp hạn chế sự nôn trớ của trẻ.

Nằm sấp giúp trẻ nhanh phát triển hơn do thường xuyên phải luyện tập các động tác như lật người xoay người, ngẩng đầu bên cạnh đó chân tay của trẻ cũng nhanh cứng cáp hơn.

Nhược điểm:

Dễ dẫn đến ngạt thở: mặt trẻ có thể úp sấp xuống giường khi cổ mỏi không ngóc đầu lên được.

Dễ tích nhiệt và khó tản nhiệt điều này khiến nhiệt độ của cơ thể tăng cao hơn, mồ hôi ra nhiều.Bà mẹ cần chú ý và lau người cho trẻ.

Ở tư thế này khó quan sát trẻ hơn.

Khuyến cáo: chỉ cho trẻ nằm tư thế này khi theo dõi sát được trẻ.

Phòng ngừa

Trẻ sơ sinh chưa tự thay đổi tư thế được ta cần giúp trẻ thay đổi tư thế tạo cảm giác thoải mái, an toàn cho trẻ.

Thay đổi tư thế và đặt nằm tư thế đúng sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển hình dáng trẻ sau này.

Trẻ đang điều trị tại các khoa hồi sức thay đổi tư thế giúp trẻ tránh ứ đọng dịch tiết, tì đè, hăm loét…góp phần không nhỏ trong sự tiến triển của người bệnh.

Thời gian thay đổi tư thế tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh.

Theo benhviennhitrunguong.org.vn

Đặt vòng tránh thai là một biện pháp tránh thai được nhiều người sử dụng vì sự an toàn, hữu hiệu, đơn giản và kinh tế.

Sau khi lấy vòng ra, không ảnh hưởng đển việc mang thai, sinh đẻ. Một điều mà phụ nữ băn khoăn là sau sinh con bao lâu thì nên đặt vòng tránh thai trở lại là thích hợp nhất.

Vòng tránh thai thường dùng hiện nay là loại đóng kín, như vòng đơn bằng inox, vòng hoa vừng, cũng có loại mở như hình chữ V. Những năm gần đây, để nâng cao hiệu quả tránh thai, xu hướng sử dụng vòng tránh thai thường thiên về loại vòng có kết hợp thuốc tránh thai, hoặc sử dụng các loại vòng tránh thai có hoạt tính. Nhưng đặt vòng sau khi sinh thì phải đặt vòng không có thuốc tránh thai.



Thời điểm có thể đặt vòng với phụ nữ mới sinh là 3 tháng sau sinh. Nếu 3 tháng sau khi sinh có xuất hiện kinh nguyệt trở lại, thì đặt vòng 3-7 ngày sau khi sạch kinh. Nếu 3 tháng sau khi sinh vẫn chưa thấy có kinh nguyệt, hoặc bế kinh trong thời gian cho con bú thì đặt vòng sau khi loại bỏ nguyên nhân mang thai sớm. 

Sau khi được các bác sĩ kiểm tra, nếu đã được xác định là không có thai, thì trước hết nên tiêm progesterone liên tục 3 ngày, chờ hết xuất huyết, 3-7 ngày sau khi hết xuất huyết thì tiến hành đặt vòng, không được muộn quá 7 ngày. Như vậy mới có tác dụng loại trừ khả năng mang thai, lại có thể được tránh thai sớm. Nếu sau khi sinh, sản dịch vẫn ra nhiều, tử cung chảy máu, thì thời gian đặt vòng được tiến hành trong vòng nửa năm sau khi làm phẫu thuật. 

Trước khi đặt vòng, nên áp dụng một số biện pháp tránh thai khác như dùng bao cao su, xuất tinh ngoài.

Việc chọn vòng tránh thai cho phụ nữ mới sinh con cũng cần lưu ý. Trong thời gian cho con bú, khoang tử cung khá nhỏ, thành tử cung cũng mỏng, nên cần được bác sĩ xác định kích cỡ vòng cho phù hợp. Đến khi dừng cho con bú, tử cung trở lại bình thường, sẽ cần phải đổi một vòng khác có kích thước lớn hơn.

Khi mang thai, hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều, cùng với những thay đổi về nội tiết trong thai kỳ, các yếu tố ô nhiễm môi trường và những thay đổi nhiệt độ bất thường lúc giao mùa khiến thai phụ là đối tượng để virut và vi khuẩn tấn công.

Cơ thể bà bầu dễ mắc một số bệnh. Hoặc nếu có bệnh từ trước thì dễ nặng lên lúc mang thai. Vì vậy, bà bầu cần có kiến thức để phòng ngừa.

Mất ngủ

Mất ngủ là một triệu chứng thường thấy ở phụ nữ mang thai, dễ gặp ở hai giai đoạn: 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Mất ngủ không nguy hiểm cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi nhưng nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên với những chứng bệnh khác sẽ làm tăng cảm giác khó chịu cho bà bầu.

Để bà bầu được ngon giấc và đây cũng là yếu tố quan trọng cho thai phát triển tốt, thì cần chú ý ngay từ dinh dưỡng. Trước khi ngủ, bà bầu không nên ăn quá no hoặc ăn thức ăn chứa nhiều gia vị cay, nóng, tránh uống quá nhiều nước trước khi ngủ sẽ kích thích buồn tiểu và phải thức giấc giữa chừng... 

Khi mang thai, bà bầu không nên dùng đồ uống có gas hay chất kích thích như trà, cà phê vào buổi tối. Tư thế ngủ cũng cần được lưu ý để bà bầu ngủ ngon giấc. Có thể kê một chiếc gối cao gối đầu khi ngủ hoặc ngủ trên võng, ghế đứng. Bà bầu nên nằm ghé sang bên trái để ngủ, tư thế ngủ này sẽ giúp lượng máu đến nhau thai tốt nhất. 

Trong trường hợp bụng bầu quá cỡ, bạn nên chèn một chiếc gối mềm ở phần bụng hoặc mua những chiếc gối chuyên dùng cho bà bầu. Tư thế ngủ thoải mái sẽ giúp cả mẹ và bé đều thoải mái, dễ có giấc ngủ ngon hơn. Tránh xem phim hay các chương trình dễ gây cao hứng trước khi đi ngủ. Cần giữ tâm thật an và tinh thần thật thoải mái để có giấc ngủ ngon.


Khi mang thai nên uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ tránh táo bón.

Hen phế quản

Là bệnh dễ gặp khi có thai và cũng là lo lắng lớn của phụ nữ mang thai. Nếu thai phụ có sẵn bệnh trước khi có thai thì khi mang bầu, tình trạng thai nghén sẽ nặng hơn. Trong thực tế gặp khoảng 7% phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ bị lên cơn hen, nhất là khi thời tiết thay đổi. Nếu bệnh được kiểm soát tốt thì không phải là nguy cơ cao cho mẹ hoặc thai. 

Những trường hợp hen không được điều trị hiếm khi gây tử vong nhưng cũng có thể làm người mẹ có những biến chứng nghiêm trọng như tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén và sinh non. Với thai nhi, những biến chứng có thể gặp khi người mẹ bị hen không được điều trị tốt là chậm phát triển trong tử cung, sinh non; nhẹ cân, ngạt khi sinh...

Viêm mũi xoang dị ứng

Viêm mũi dị ứng ảnh hưởng đến khoảng 15-20% phụ nữ trong độ tuổi mang thai và là rối loạn thường gặp nhất, gây khó chịu trong thời kỳ thai nghén. Với những người có cơ địa dị ứng, khi mang thai lại trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố dị nguyên, do vậy chứng viêm mũi cũng xảy ra thường xuyên hơn. Khi tiếp xúc với dị nguyên, người bệnh sẽ hắt hơi, chảy mũi liên tục, ngứa mũi, nước mũi chảy ra giàn giụa hoặc nghẹt mũi, rất khó chịu. Đặc biệt, các triệu chứng ban đầu của viêm mũi xoang dị ứng rất giống với triệu chứng bệnh cúm.

Vì vậy khi bị viêm mũi xoang dị ứng, mẹ bầu cần bình tĩnh để xử trí. Để phòng bệnh, trước hết, phụ nữ mang thai cần giữ nhà cửa, môi trường sống luôn thoáng mát, sạch sẽ, không  nuôi súc vật trong nhà. Tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, sữa, các loại thủy hải sản... 

Không tiếp súc với các tác nhân gây dị ứng như khói bụi, phấn hoa, các mùi hương có tính kích thích mạnh như: nước hoa, hơi cay... Giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột...

Bệnh cúm

Là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp do virut gây ra. Bệnh cúm rất dễ lây qua các hạt bụi nước có chứa virut khi người bệnh ho, hắt hơi hay do tiếp xúc trực tiếp. Vì vậy, bà bầu dễ bị lây nhiễm cúm hơn và thường nặng hơn do giảm sút khả năng miễn dịch, vì thế cúm nguy hiểm hơn với phụ nữ mang thai: tỷ lệ tử vong tăng lên nhiều lần, diễn biến cũng có thể lâu hơn. 

Bệnh cúm còn gây nguy cơ với thai nhi, nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ như sẩy thai, thai chết lưu hoặc đẻ non trong những tháng cuối. Ngoài ra, cúm có thể còn dẫn đến những dị tật bẩm sinh hở hàm ếch ở thai nhi. Đặc biệt, trong 5 tháng đầu của thai kỳ, nếu người mẹ bị cúm thì não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương. Tiêm vắc-xin phòng cúm trước khi mang thai là biện pháp phòng ngừa có hiệu quả. 

Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi có các biểu hiện của cúm mà cần được bác sĩ thăm khám và chỉ định cụ thể.

Bệnh trĩ và táo bón

Bà bầu thường ăn ít chất xơ, ít uống nước, ít vận động. Cùng với việc bổ sung nhiều chất bổ dưỡng, tăng cường các loại thuốc và thực phẩm chứa sắt thường gây nóng cho cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân gây táo bón cho bà bầu. Khi bị táo bón, nhiều thai phụ dễ bị ức chế, có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, hay cáu gắt, thậm chí chán ăn... 

Điều này nếu kéo dài có thể khiến cơ thể mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng, thai nhi không được nuôi dưỡng đầy đủ, dẫn đến chậm phát triển, dễ mắc các khuyết tật, sau khi sinh sẽ có sức đề kháng kém... Hơn nữa, táo bón lâu ngày là nguyên nhân có thể gây ra bệnh trĩ.

Ngoài ra, theo thời gian, bào thai phát triển sẽ khiến tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu thai phụ bị chèn ép là nguyên nhân hình thành trĩ. Người đã bị trĩ thì bệnh sẽ nặng hơn khi mang thai và sau sinh do khi sinh tăng áp lực khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn hoặc việc rặn sinh làm tăng áp lực lên ổ bụng cũng khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài.

Để phòng hai chứng bệnh này, thai phụ càng nên uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn có chất xơ như rau củ quả. Hạn chế thức ăn nóng nhiệt, không nên ăn nhiều muối, đường. Đặc biệt không sử dụng thức ăn có chất kích thích...

Nuôi dưỡng trẻ trong năm đầu đời vô cùng quan trọng. Các chuyên gia khuyến cáo, trong 6 tháng đầu thức ăn của trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ là tốt nhất, sau đó là giai đoạn ăn bổ sung. 

Nếu thực hành nuôi dưỡng tốt trẻ sẽ phát triển tốt giúp trẻ đỡ ốm đau và phòng được các bệnh nguy hiểm khác. Sau đây là những nguyên tắc nuôi dưỡng trẻ mà các mẹ nên làm.

Nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày trong năm đầu

Số bữa ăn trong ngày: 

Tuần lễ đầu (8-10 bữa), 1 tuần đến 1 tháng (7- 8 bữa), 2 tháng đến 5 tháng (6-8 bữa), 6 tháng đến 12 tháng (5-6 bữa).

Khối lượng thức ăn trung bình được chấp nhận trong mỗi bữa ăn của trẻ: 1-2 tuần đầu (55-80g), 3 tuần đến 2 tháng (110-140g), 2-3 tháng (140-170g), 3-4 tháng (170-195g), 5-12 tháng (195-200g).

Thức ăn của trẻ: 

Chủ yếu là  sữa mẹ, sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo, dễ tiêu hóa và hấp thu. Sữa mẹ bài tiết trong tuần đầu sau đẻ gọi là sữa non. Sữa non có nhiều năng lượng protein và vitamin A đồng thời lại có nhiều chất kháng khuẩn tăng cường miễn dịch cho trẻ. Tuần đầu là sữa non, tuần thứ 2-4 tháng sữa ổn định, từ 5 tháng đến 1 tuổi sữa ổn định và cho ăn bổ sung.



Sau giai đoạn sữa non sữa mẹ chuyển thành sữa ổn định, 6 tháng đầu trung bình bà mẹ có thể tiết ra 600-800ml/ngày, 6 tháng sau khoảng 400-600ml/ngày, năm thứ 2 khoảng 200-400ml/ngày. Vì thế trong 6 tháng đầu bà mẹ hoàn toàn đủ sữa cho con bú mà không cần cho ăn hay uống thêm bất cứ thứ gì.

Ăn bổ sung: 

Sữa mẹ chỉ đáp ứng được hoàn toàn cho trẻ trong 6 tháng đầu, từ tháng thứ 7 trẻ phát triển rất nhanh đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng rất cao, sữa mẹ lúc này không đáp ứng đủ nhu cầu cho trẻ do vậy cần phải cho trẻ ăn thêm gọi là ăn bổ sung (ăn sam, ăn dặm). 

Nguyên tắc ăn bổ sung là cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới. Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp khẩu vị của trẻ. 

Chế biến đa dạng, giàu dinh dưỡng. 

Dụng cụ chế biến phải sạch, thực phẩm phải an toàn không ôi thui, ô nhiễm... Trong  một bữa ăn phải đủ 4 nhóm thực phẩm: Nhóm cung cấp chất đạm: thịt, cá, tôm, cua, trứng sữa, đậu, đỗ, lạc, vừng,...; Nhóm cung cấp chất bột đường: gạo, mì, khoai, ngô...; Nhóm chất béo: dầu, mỡ, lạc, vừng...; Nhóm giàu vitamin và khoáng chất: rau, củ, quả, đặc biệt rau có màu xanh thẫm, quả có màu đỏ, vàng. 

Hơn nữa, ăn bổ sung hợp lý đòi hỏi phải biết cách chế biến thức ăn, nếu chỉ cho trẻ ăn nước thịt, nước xương, nước rau luộc thì dù ăn đủ bữa trẻ vẫn bị suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu. Vì vậy, ngay từ khi mới tập cho ăn bổ sung phải tập cho trẻ ăn cả nước cả cái, kể cả rau xanh.

Trong ăn bổ sung hợp lý số bữa ăn của trẻ phải phù hợp với từng tháng tuổi:

- 6 đến 7 tháng: bú mẹ là chính + 1-2 bữa bột loãng đặc dần lên và nước quả;
- 8 đến 9 tháng: bú mẹ + 2-3 bữa bột đặc + nước quả ép hoặc nghiền.

Với trẻ ăn nhân tạo (vì lý do không có sữa mẹ) có thể cho trẻ ăn bổ sung sớm hơn (từ tháng thứ 4-5).

Không chỉ số bữa phù hợp với tháng tuổi mà lượng các chất dinh dưỡng trong mỗi ngày cũng phải phù hợp với tháng tuổi của trẻ. Hiện nay, xu hướng các bà mẹ thường cho con ăn quá nhiều chất đạm nhưng lại thiếu chất bột đường và rau quả thì cũng không tốt. Nên thực hiện như sau:

Nấu bột cho trẻ 6-7 tháng tuổi: bột gạo 10g (tương đương 2 thìa cà phê); lòng đỏ trứng gà 1/2 quả hoặc thay thế bằng 2 thìa bột cà phê thịt, tôm, cá (giã nhuyễn, băm nhỏ ăn cả cái); Rau xanh (1 thìa cà phê bột rau giã nhỏ); Dầu ăn hoặc mỡ 1/2 -1 thìa cà phê; Gia vị vừa đủ.
Nấu bột cho trẻ 8-12 tháng tuổi: Bột gạo 20-20g (tương đương 4-5 thìa cà phê); Lòng đỏ trứng gà 1 quả hoặc 3 thìa cà phê thịt, tôm, cá băm nhỏ; Dầu ăn hoặc mỡ: 1-2 thìa cà phê; 20g rau xanh.

Lời khuyên của thầy thuốc


Ngoài việc chăm sóc về nhu cầu dinh dưỡng thì trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ để phòng các bệnh trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng (lao, viêm gan virut, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, quai bị Rubela, viêm não Nhật Bản...). Nếu trẻ được chăm sóc tốt trong những năm đầu đời thì sẽ phát triển tốt về thể lực và trí tuệ. 

Nghiên cứu cho thấy, chiều cao của trẻ lúc trưởng thành phụ thuộc phần lớn vào dinh dưỡng, hoạt động thể lực và môi trường. Môi trường ô nhiễm, khói bụi và khói thuốc lá, làm trẻ dễ mắc các bệnh về hô hấp; Cùng với dinh dưỡng không đảm bảo vệ sinh trẻ dễ bị tiêu chảy. Các nguyên nhân trên làm trẻ suy dinh dưỡng từ đó sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh và ngược lại.

Theo Y học cổ truyền, mụn nhọt phần nhiều do huyết nhiệt và nhiệt độc gây nên. Nguyên nhân liên quan đến chế độ ăn uống không phù hợp, vệ sinh kém… đều có thể sinh mụn nhọt. Chọn những món ăn thuốc bổ mát có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc rất cần thiết. Sau đây là một số món ăn thuốc từ rau củ quả trị mụn nhọt.

Rau càng cua: vị ngọt, tính mát. 

Tác dụng thanh nhiệt dưỡng âm, giải độc, hành ứ, chỉ thống, lợi tiểu tiện… Trị mụn nhọt do can hỏa độc, mụn nhọt mới sưng nóng đỏ đau, huyết nhiệt mụn trứng cá, đinh râu, đầu ngón tay chín mé sưng đau, mụn hạch, polip đại tràng do huyết thực nhiệt. Dùng ngày 50g hoặc hơn bằng cách ăn sống, bóp dấm ăn, ăn kèm với cua, cá.


Rau càng cua trị mụn nhọt do can hỏa độc, mụn trứng cá do huyết nhiệt.

Rau má: vị đắng tính hàn. 

Tác dụng thanh nhiệt mát gan, nhuận phế, giải độc, dưỡng âm. Chữa mụn nhọt da khô sần, chàm vẩy nến, rôm sảy, phong ngứa và các chứng liên quan đến huyết nhiệt. Dùng ngày 50g hoặc hơn nấu canh với thịt, cá, hoặc luộc, xay sinh tố uống.

Theo Đông y, mụn nhọt phần lớn do nhiệt độc và huyết nhiệt gây nên, liên quan đến chế độ ăn uống không phù hợp, vệ sinh kém…

Dấp cá: vị cay, mùi hơi tanh của cá, tính mát, hơi có độc. 

Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ mụn trĩ... Dùng rất tốt cho thanh thiếu niên người nóng nhiệt nổi mụn nhọt, trứng cá, đinh râu, trĩ mụn nhọt hậu môn, mụn lở ngứa làm độc... Dùng ngày 50g hoặc hơn bằng cách ăn sống, xay ép nước uống, hoặc sắc nước uống.


Rau dấp cá

Rau diếp: 

vị ngọt hơi đắng tính hàn, không độc, tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, an thần, nhuận trường, lợi sữa… Trị chứng mụn nhọt, lở ngứa, vảy nến, phụ nữ sau sinh tắc tia sữa. Dùng ngày 80g hoặc hơn, ăn sống, nhúng dấm, ăn canh, luộc, xay sinh tố uống.

Rau bát: 

vị ngọt, tính mát. Tác dụng thanh nhiệt, mát phế, thanh vị, nhuận táo, sinh tân dịch, thanh giải nhiệt độc... Trị các chứng mụn nhọt phong ngứa, vảy nến, người đái tháo đường ngoài da lở ngứa lâu lành. Dùng ngày 50g hoặc hơn nấu canh cua cá, hoặc ăn sống, xay nước sinh tố uống đều tốt.

Atiso: 

vị ngọt, tính mát, tác dụng thông mật mát gan, lọc máu tiêu độc… Trị chứng mụn nhọt, trứng cá, phong ngứa, chàm vảy nến do huyết nhiệt. Dùng bông tươi nấu canh, thịt giò heo, thịt vịt hoặc nấu nước uống.

Đậu xanh:

vị ngọt, tính mát, mùi hơi tanh, tác dụng bổ tỳ, thanh nhiệt, giảm khát, giải tất cả các chất độc, trừ phiền nhiệt, tiêu phù, hạ khí, lợi ngũ tạng. Dùng nấu chè, nấu cháo, hầm ăn, xay bột làm bánh ăn.

Bí đao: 

vị ngọt, tính mát, không độc, tác dụng thanh phế mát vị, sinh tân, hoá đàm, lợi đại tiểu tiện, trừ mụn nhọt, nhuận da… Phòng trị chứng mụn nhọt, rôm sẩy, da khô sần, nám mặt lâu ngày, các chứng liên quan huyết hư táo... Dùng bằng cách nấu canh thịt vịt, chân giò ăn đều ngon.

Mã đề: 

vị ngọt tính hàn, không độc, tác dụng lợi tiểu, thanh phế, mát gan… Trị chứng mụn nhọt do thấp nhiệt thường lở ngứa mông đùi, hai chân chảy nước lâu lành. Bằng cách nấu canh với cá thịt hoặc tươi, phơi khô nấu nước uống.

Lô hội: 

vị đắng tính hàn. Tác dụng sát trùng, thông tiện, thanh nhiệt. Trị mụn, trứng cá, đinh râu kèm đi cầu táo bón. Bằng cách hái lá, tước vỏ cứng 50g hoặc nhiều hơn phối hợp đậu xanh nấu chè ăn.

Con trai đầu lòng gần 2 tháng tuổi, sắp tới phải tiêm ngừa theo lịch nhưng em phân vân không biết văcxin 5 trong 1 khác gì 6 trong 1? Em chọn loại nào cho con? Xin cảm ơn. (Lý).

Thông tin hữu ích

Danh mục vắc-xin tiêm chủng mở rộng cho trẻ em
Vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem là gì
Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim là gì
Vì sao nên tiêm vắc-xin đúng lịch?
Phân biệt sự khác nhau giữa vắc xin Pentaxim và Quinvaxem

Vacxin 5 trong 1 và vacxin 6 trong 1 loại nào tốt hơn?


Ảnh minh họa: VTV.

Trả lời:

Chào em,

Mục đích tiêm ngừa văcxin 6 trong 1 là để ngừa 6 loại bệnh nguy hiểm ở trẻ em gồm bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm màng não do vi trùng HiB, viêm gan B và bại liệt. Tiêm văcxin 6 trong 1 Infarichexa tại các cơ sở tiêm dịch vụ đều có đầy đủ 6 thành phần này.

Văcxin 5 trong 1 thì có 2 loại. Loại thứ nhất của Quinvaxem ở trạm y tế có 5 thành phần trên, chỉ thiếu thành phần ngừa bại liệt. Trạm luôn có bổ sung bằng liều văcxin uống ngừa bại liệt. Loại thứ hai là văcxin 5 trong 1 Pentaxim tại các cơ sở tiêm dịch vụ, có 5 thành phần, chỉ thiếu viêm gan B. Có thể bổ sung bằng liều văcxin viêm gan B đơn.

Thông thường, lịch tiêm ngừa cho trẻ gồm 3 mũi cơ bản cách nhau tối thiểu 28 ngày với mũi đầu tiên tiêm khi trẻ đủ 2 tháng. Nhắc thêm mũi 4 lúc bé được 18 tháng hoặc 6 tháng sau mũi 3. 

Lịch tiêm có thể dao động tùy tình hình thực tế (trẻ bệnh, hết thuốc), trễ một chút cũng không sao, nhưng đừng để trễ quá vì trẻ có rủi ro bị bệnh trước khi đủ liều. Không được chủng ngừa sớm hơn khuyến cáo, chẳng hạn như tiêm trước 2 tháng tuổi hoặc tiêm nhắc lại sớm hơn lịch hẹn, như thế văcxin sẽ mất tác dụng và phải tiêm lại.

Thân ái.

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.