“Tuổi nổi loạn” không nên bị nhìn nhận tiêu cực là giai đoạn trẻ chống đối với người lớn. Đây là cột mốc đánh dấu quá trình trưởng thành của con trẻ về mặt tâm lý. Luôn có cách ổn thỏa để cha mẹ ứng phó với giai đoạn “khó ở” này của con.

Bạn nên nhìn nhận giai đoạn trẻ thay đổi tâm tính trong độ tuổi nổi loạn là sự trưởng thành về mặt tâm lý. Điều này giúp bạn tránh khỏi những phiền não khi trẻ không còn dễ bảo như xưa. Biết cách ghìm cương, con ngựa bất kham nào cũng có thể khuất phục được, mẹ ạ!

3 cột mốc tuổi nổi loạn

Tuổi nổi loạn là một khái niệm về tâm lý học chỉ về một giai đoạn nhất định trong độ tuổi con người. Trẻ đang phát triển để trưởng thành, mà thường hay bộc lộ cái tôi ương ngạnh, ngang bướng của mình một cách mạnh mẽ đầy cá tính. Trẻ có xu hướng tìm cách vượt qua những quy tắc, thoát khỏi sự ràng buộc các khuôn phép, chuẩn mực của gia đình và xã hội.

Tâm lý của con trẻ thay đổi thường xuyên. Trong đó, có 3 cột mốc trẻ bước vào tuổi nổi loạn. Cha mẹ cần chuẩn bị trước tâm lý để đừng quá sốc vì sự thay đổi này.


  • Giai đoạn 2 tuổi
  • Từ 7-9 tuổi
  • Từ 12-15 tuổi


Khủng hoảng tuổi lên 2

Hai tuổi, bé yêu thiên thần nhà bạn bắt đầu hình thành sự tự ý thức. Con không còn là bé cưng đặt đâu nằm đó, nhu cầu đơn giản đói ăn mệt ngủ nữa. Bé sẽ từ “thiên thần” chuyển sang “tiểu quỷ”.

Bạn sẽ phải đối mặt với những phản ứng khá bướng của bé: Phớt lờ lời yêu cầu của mẹ, thậm chí sẵn sàng nói “Không” khi không vừa lòng. Theo lý giải của giới chuyên môn, giai đoạn này con chính là tấm gương phản ánh lại hành vi của cha mẹ. Bạn làm gì con cũng bắt chước và làm theo. Bạn thích ra lệnh cho con bằng các câu: “Ăn đi!”, “Ngủ đi”, “Cấm con đụng vô”, “Mẹ nói không là không”… Trẻ sẽ sớm học được cách nói không thông qua hành vi của cha mẹ.

Giai đoạn này, trẻ hình thành ý thức riêng nhưng lại chưa biết cách biểu đạt ý kiến theo cách của mình. Trẻ sẽ tự tìm cách phản ứng bằng cách phớt lờ, cứng đầu, hoặc phản ứng mạnh như đấm đá, gào khóc…



Cách ứng phó

1. Đừng dùng giọng ra lệnh để trò chuyện cùng con

Muốn tránh việc con phản ứng tiêu cực, mẹ cần xem lại cách ứng xử của mình với con và với người khác. Tránh các câu ra lệnh như “Không vứt đồ chơi lung tung”. Thay vào đó, nên đưa ra hướng dẫn cụ thể, chẳng hạn: “Con chơi xong nhớ thu dọn cho vào giỏ đồ chơi và đặt vào góc này”.

2. Cho con nhiều lựa chọn

Muốn con không trả lời xẵng giọng, cha mẹ nên cho con nhiều lựa chọn. Trẻ sẽ khó có thể thốt lên từ “Không!”. Nếu muốn con ăn cơm, đừng nạt “Ăn đi”. Bạn hãy hỏi con “Bây giờ con ăn cơm hay ăn cháo”, “Con muốn đi ngủ bây giờ hay ngồi chơi đúng 5 phút sau đi ngủ”.
Nếu con muốn trở chứng, trẻ có xu hướng muốn làm trái lời cha mẹ. Lúc đó, bạn có thể dẫn dắt cho con bằng cách đưa ra lựa chọn này. Ví dụ: “Bây giờ con đi ngủ. Mẹ muốn con ngủ ngay, còn một lựa chọn nữa là uống sữa xong mới đi ngủ. Con chọn đi!”. Trẻ đang muốn khẳng định, sẽ chọn điều khác mẹ. Nuôi dạy con khôn ngoan là biết ghìm cương trẻ đúng cách!

3. Cho con thời gian

Các câu từ mệnh lệnh gay gắt như Làm ngay, Đi ngay, Ăn ngay sẽ làm con tự ái và phản ứng. Thay vào đó, hãy cho con thời gian ngắn chuẩn bị. Trẻ không dọn đồ chơi, mẹ có thể bảo “Mẹ cho con 5ph dọn đồ chơi cho vào giỏ, nếu không con sẽ không được uống nước quả ép”.

Giai đoạn 7-9 tuổi

Giai đoạn này trẻ bắt đầu bước vào tuổi Tiểu học. Thế giới của trẻ sẽ rộng mở hơn với bạn bè, cô giáo. Sự thay đổi môi trường này làm thay đổi tâm lý con trẻ.Tương tác với con thường xuyên, trò chuyện với con để hiểu con là cách giúp cha mẹ đối phó giai đoạn tâm lý này.


Cách ứng phó

4. Cho con quyền lựa chọn

Trẻ ở độ tuổi này thích được khẳng định và được tôn trọng. Cha mẹ nên cho trẻ tự làm và tự quyết định một số việc liên quan tới mình, sau khi xem xét các yếu tố an toàn cho con. Chẳng hạn, con không thích học đàn piano dù mẹ muốn trẻ biết về một môn nhạc cụ, nên thăm dò xem ngoài piano, con thích chơi nhạc cụ gì. Và tôn trọng chọn lựa đó của con.

5. Cho con quyền sai và sửa sai

Trẻ tuổi Tiểu học chưa đánh giá hết những lựa chọn của mình là đúng hay không. Trẻ thích thay đổi. Do vậy, nếu đã cho con lựa chơi đàn violon theo sở thích của trẻ, nhưng một thời gian sau con lại chán, hãy cho con quyền chọn lại. Trải nghiệm càng nhiều, trẻ sẽ biết chắc chắn hơn đâu là sở thích, sở trường thực sự của mình.

6. Thương lượng với con

Ở tuổi này, càng tỏ ra chuyên quyền, sợi dây kết nối giữa bạn và con càng xa. Thay vì vậy, nên tăng sự thương lượng với con. Tuy nhiên, phải cương quyết trong việc hình thành thói quen tốt, cách sinh hoạt lành mạnh cho con, chứ không phải buông lỏng và cho trẻ phát triển tùy tiện.

Giai đoạn 12-15 tuổi

Lúc này, con trẻ bước vào giai đoạn dậy thì. Lúc này, tâm lý thay đổi thường xuyên, bất định. Trẻ bị ảnh hưởng nhiều từ tập thể, thường xuyên cảm thấy thất bại, lo âu và thua sút bạn bè.

Trẻ tuổi tiền dậy thì có sự tự tôn mạnh mẽ, trọng thể diện. Đừng quá bực bội khi thấy con càng lớn càng cứng đầu. Vào thời kỳ này, càng ép buộc con, tâm lý nổi loạn của con càng mạnh thêm.


Cách ứng phó

7. Cho trẻ không gian độc lập

Lúc này, trẻ phần nào có thể chịu trách nhiệm cho các quyết định của mình. Cha mẹ nên ít can dự vào việc của con, cho con không gian độc lập. Lúc này, cách dạy con hay nhất là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

8. Cùng con đọc báo, lường các vấn đề phức tạp

Nên làm bạn cùng con, lường trước nhiều vấn đề và nói chuyện với con để trẻ có thể ý thức được những việc có thể gây nguy hiểm cho mình: Tai nạn giao thông, bị bắt cóc, tổn thương tâm lý do “cảm nắng”…

Cũng đừng tạo cho con tâm trạng bất an, nghi ngờ tất cả bằng cách làm nghiêm trọng hóa mọi vấn đề trên truyền thông. Thay vào đó, nên chia sẻ với con cách ứng phó nếu gặp phải các vấn đề này.

9. Làm bạn với con

Đừng thao thao bất tuyệt, lên lớp con mà lắng nghe trẻ nhiều hơn. Cha mẹ cần bắt đầu xem con là một cá thể độc lập, đối xử công bằng, ủng hộ con tự mình trải nghiệm, cổ vũ và an ủi khi con thất bại, khẳng định và khen ngợi khi con thành công.

10. Chọn yếu tố tích cực

Giai đoạn này trẻ lơ là với lời dạy của cha mẹ và tin vào bạn bè, người xung quanh. Do đó, cách tốt nhất để đối phó với tuổi trẻ nổi loạn tiền dậy thì là bạn chọn cho con sách báo tích cực: Tự truyện của các nhân vật nổi tiếng, Gương tốt của bạn bè cùng tuổi… Trẻ có hình mẫu để học tập, tự kiểm soát hành vi bản thân.

Con trẻ có mê thần tượng cũng là điều tốt. Thay vì cấm cản, cha mẹ nên tìm những điểm tốt của thần tượng của con và hướng con vào các đức tính tốt đẹp của họ, ví dụ: Tinh thần vượt khó, thực tài, khả năng làm việc không mệt mỏi…

Tuổi nổi loạn nghe có vẻ đáng sợ, nhưng kỳ thực luôn có cách hiệu quả khắc chế từng giai đoạn nổi loạn của trẻ. Nguyên lý đơn giản MarryLiving muốn truyền đạt cho bạn: Làm bạn cùng con trẻ. Chỉ khi thấu hiểu và chia sẻ cùng con, gia đình bạn sẽ vượt qua giai đoạn nổi loạn dễ dàng.
Nhãn:

Đăng nhận xét

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.