Latest Post

Mẹ cần cho bé bú đúng cách và đúng tư thế để lượng sữa bé nhận được nhiều hơn và cũng tránh được nguy cơ bị đau núm vú nhé.

Khi nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ không những phải chú ý đến việc bổ sung dinh dưỡng hàng ngày mà còn phải biết cách cho con bú đúng tư thế. Nếu không lượng sữa sẽ xuống không đều, bé gặp khó khăn khi bú hoặc mẹ sẽ bị đau núm vú.
Tư thế cho bé bú cơ bản
Vào những ngày đầu sau sinh, mẹ vẫn đang học cách cho bé bú, mẹ có thể bắt đầu với tư thế cơ bản: Ngồi dựa lưng thoải mái vào gối tựa hoặc tường. Một tay mẹ vòng qua lưng bé, ôm bé, tay kia đỡ mông bé. Bé có thể nằm nghiêng hoặc hơi sấp, bụng bé áp vào bụng mẹ, đầu đối diện ngực mẹ. Tư thế này bé có thể bú khá dễ dàng, mẹ cũng được thoải mái.
me
 
Khi cơ thể mẹ đã hồi phục hoàn toàn, bé cũng quen với cách ngậm núm vú, mẹ có thể ngồi trên ghế tựa, hai chân chạm xuống đất. Mẹ đặt một chiếc gối lên đùi, cho bé nằm lên, hai tay mẹ đỡ bé, nếu không dùng gối mẹ cũng có thể dùng hai tay đỡ lưng bé và cho bé bú.
Hai tư thế trên chỉ phù hợp với những mẹ sinh thường, còn đối với những mẹ sinh mổ, thì phải áp dụng tư thế sau. Mẹ ngồi tựa lưng vào gối, đặt bé nằm hơi nghiêng về một bên sườn của mẹ, có thể dùng một chiếc gối để hỗ trợ.
Một số tư thế phù hợp khác
Mẹ có thể thử nhiều tư thế cho bé bú khác nhau khi đã quen với “nhiệm vụ” này. Tư thế phổ biến nhất là mẹ ôm bé trước ngực và cho bé bú.
me
 
Tư thế cho bé bú dưới cánh tay. Tư thế này phù hợp với những mẹ sinh đôi hoặc đang bị đau núm vú.
Tư thế mẹ vừa nằm vừa cho bé bú, phù hợp cho những cữ bú đêm của bé. Nhưng mẹ chú ý không ngủ quên khi đang cho bé bú nhé, sẽ gây nguy hiểm cho bé đó.
me
 
Trường hợp sinh đôi, mẹ có thể cho bé bú như hình đầu tiên.
Mẹ có thể thoải mái cho bé bú ở nơi công cộng, ai cũng sẽ hiểu và thông cảm cho điều tế nhị này thôi.
Nếu vẫn ngại, mẹ có thể dùng tấm khăn choàng che trong lúc cho con bú ở nơi công cộng nhé.

Tác dụng của việc cho con bú đối với người mẹ

Khi cho con bú, các dây thần kinh ở núm vú được kích thích và sản sinh ra 2 loại hooc-môn là prolactin (thúc đẩy quá trình hình thành sữa) và oxytocin (tương tác với các dây thần kinh xung quanh tuyến sữa để đưa sữa vào các ống dẫn).
Với phụ nữ mới sinh, hooc-môn prolactin còn giúp tử cung của họ trở về trạng thái bình thường. 
me
Cho con bú còn giúp phụ nữ mới sinh giảm được số cân bị tăng trong quá trình mang thai.
Ngoài ra cho con bú còn giúp phụ nữ mới sinh giảm được số cân bị tăng trong quá trình mang thai, mà không gây ảnh hưởng nhiều đến kích thước cũng như hình dáng của bầu vú. Hơn nữa, nhờ cho con bú mà nguy cơ ung thư vú sau này của người mẹ cũng được giảm thiểu. 
Có một tác dụng khác của việc cho con bú mà ít người biết đến, đó chính là tác dụng tránh thai (khoảng 60%-70%), bởi nó làm thay đổi lượng hoóc-môn và ngăn ngừa quá trình rụng trứng. Tuy nhiên độ tin cậy không cao, đặc biệt là khi trẻ cai sữa. 
Những điều cần lưu ý
- Không nên cho con bú nếu người mẹ đang mắc một số bệnh truyền nhiễm ví dụ như lao, AIDS…để tránh lây bệnh cho trẻ.
Cũng không nên cho con bú nếu người mẹ thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc an thần, thuốc chống ung thư…hay uống nhiều rượu. 
- Trong thời gian cho con bú, cần phải giữ 2 vú luôn ở trạng thái sạch sẽ và phải đảm bảo độ khô ráo cần thiết.
- Đảm bảo đứa trẻ được cho bú đúng tư thế. Núm vú phải được đưa vào phía trong miệng của trẻ sao cho 2 môi của trẻ chạm vào khu vực quầng vú. Khi bú, đứa trẻ sẽ dùng lưỡi đẩy núm vú lên trên vòm miệng và hút sữa vào phía trong. 
- Cần cho bú theo nhu cầu của đứa trẻ, không nên bắt trẻ phải bú ép. Đồng thời cũng phải cho trẻ bú đều cả 2 vú. 
- Trong thời gian cho con bú, một số vấn đề có thể xảy ra như đau núm vú hoặc bị nhiễm khuẩn…Nguyên nhân chủ yếu của những hiện tượng này là do lượng sữa được sản sinh ra quá nhiều. Lượng sữa nhiều còn làm cho vú bị căng, gây khó khăn cho trẻ khi bú.
Để hạn chế ảnh hưởng này, tốt nhất nên dùng tay ép một lượng sữa ra trước rồi cho trẻ bú. 
- Khi thấy núm vú bị dập nhỏ và cảm thấy đau, tốt nhất nên cho trẻ ngừng bú, rồi bôi dầu hoặc kem dưỡng da để vú được lành nhanh hơn, tránh gây truyền nhiễm cho trẻ. 
- Một hiện tượng khác rất dễ xảy ra trong quá trình cho con bú đó là hiện tượng tắc sữa. Đó có thể là do người mẹ mặc áo nịt quá chật hay lượng sữa thừa khô lại chặn các lỗ ở núm vú.
Khi gặp phải hiện tượng này có thể áp dụng biện pháp xoa bóp xung quanh khu vực có ông dẫn sữa. Nếu nghiêm trọng thì phải đến bệnh viện khám cẩn thận.
Theo Khỏe và Đẹp

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm lớn, chậm tăng cân và một trong những nguyên nhân ít ai nghĩ tới là do mẹ pha sữa cho bé không đúng cách.

Dưới đây là 6 sai lầm các mẹ thường mắc phải khi pha sữa cho bé. Liệu bạn có đang “dính” một lỗi nào dưới đây? Kiểm tra xem nhé!
1. Không quan tâm chất liệu bình sữa
Khi chọn bình sữa cho con, phần lớn các mẹ chỉ quan tâm đến giá thành và kiểu dáng bình mà quên mất tầm quan trọng và ảnh hưởng của chất liệu bình sữa.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, các loại bình sữa nhựa làm từ nhựa polycarbonate thường có chất BPA (bisphenol A) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu như thường xuyên sử dụng trong một thời gian dài. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của con, mẹ nên sử dụng bình thủy tinh hoặc những loại bình nhựa được dán nhãn BPA-free.
me
Khi chọn bình sữa cho con, phần lớn các mẹ chỉ quan tâm đến giá thành và kiểu dáng bình mà quên mất tầm quan trọng và ảnh hưởng của chất liệu bình sữa.
2. Không vệ sinh dụng cụ pha sữa
Trong giai đoạn sơ sinh, hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt và rất dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn gây bệnh. Để tránh làm con bị bệnh, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ tất cả bình sữa, núm vú và những vật dụng liên quan trước khi sử dụng. Nên rửa bằng nước nóng và xà phòng chuyên dụng. Không nên sử dụng các loại xà phòng thông thường, vì chúng có thể chứa chất độc hại với sức khỏe của bé.
3. Rửa tay trước khi pha sữa
Sẽ không còn ý nghĩa gì khi mẹ vệ sinh sạch sẽ những dụng cụ pha sữa nhưng lại quên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Vì trong những trường hợp này, bình sữa của bé vẫn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn khi mẹ chạm vào.
Do đó, đừng quên rửa tay bằng xà phòng và nước nóng trước khi cần pha sữa, mẹ nhé!
4. Không theo hướng dẫn sử dụng
Mỗi loại sữa khác nhau sẽ có cách pha cùng liều lượng khác nhau. Có loại cần cho nước vào trước nhưng cũng không ít loại mẹ phải cho bột vào trước. Tốt nhất, mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi pha sữa cho con, tránh làm theo thói quen.
5. Cất giữ sữa đã pha quá lâu
Thỉnh thoảng, khi trẻ không bú hết bình sữa của mình, nhiều mẹ có xu hướng “ướp lạnh” sữa để có thể tiếp tục sử dụng trong những lần sau mà không cần biết, liệu sữa công thức để được bao lâu là an toàn.
me
Thỉnh thoảng, khi trẻ không bú hết bình sữa của mình, nhiều mẹ có xu hướng “ướp lạnh” sữa để có thể tiếp tục sử dụng trong những lần sau mà không cần biết, liệu sữa công thức để được bao lâu là an toàn.
Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong vòng 2 giờ đồng hồ sau khi pha, nếu bé không bú hết sữa, mẹ không nên cho bé sử dụng lại phần sữa còn thừa. Thậm chí, cho dù để sữa ở trong tủ lạnh, mẹ cũng nên đổ phần sữa thừa sau 24 tiếng không sử dụng. Ngoài ra, mẹ nên lưu ý, nếu giữ sữa trong tủ lạnh, mẹ không nên để sữa của con ở 2 bên cửa, vì ở đây hơi lạnh thường không được đều. Nên để sữa của bé ở trong ngăn chính tủ lạnh.
6. “Biến tấu” khi pha sữa cho bé
Với suy nghĩ thêm nhiều bột sữa sẽ giúp con hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, nhiều mẹ có xu hướng không tuân theo hướng dẫn sử dụng trên hộp sữa mà thường “biến tấu” theo cách của riêng mình. Có thể mẹ không ngờ, nhưng những hành động này có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé cưng.
Theo các chuyên gia, nếu mẹ cho quá nhiều nước khi pha sữa, bé cưng sẽ không hấp thụ được đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Ngược lại, khi mẹ cho quá nhiều bột sữa, trẻ sẽ có nguy cơ bị táo bón. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ không nên cho bất cứ “dị vật” nào vào sữa của con nếu không có sự cho phép của bác sĩ. Đặc biệt, không nên sử dụng nước cơm hoặc nước luộc rau để pha sữa cho bé đâu mẹ nhé!

Cách pha sữa đúng cách cho trẻ nhỏ

Khi pha sữa, trước hết, bố mẹ cần phải tiệt trùng các dụng cụ pha sữa, bình sữa. Mẹ nên đặt nồi đun sôi nước, sau đó đặt các bình sữa vào đun sôi tiếp 15 phút nữa. Tiếp đó, cho núm vú, nắp đậy, nắp vặn vào đun tiếp 5 phút. Nồi nước sôi phải đổ đầy, tránh để núm vú, bình sữa tiếp xúc với đáy nồi.
Nếu mẹ dùng bình thủy tinh cho bé, sau khi đun xong, không nên vớt bình ra ngay. Sự thay đổi nhiệt độ khiến bình rất dễ vỡ.
Trước khi pha sữa cho con, bao giờ bố mẹ cũng phải rửa tay sạch sẽ.
Mẹ chú ý trên nắp/bao bì của hộp sữa bao giờ cũng hướng dẫn rất cụ thể và tỉ mỉ: độ tuổi bao nhiêu, pha bao nhiêu thìa sữa, tương ứng với bao nhiêu ml. Trong hộp sữa cũng luôn có sẵn thìa để đong sữa. Mẹ phải pha chính xác tỉ lệ này mới đảm bảo đúng dinh dưỡng cho con.
Nếu mẹ pha sữa quá đặc, có thể khiến con bị táo bón và gây hại thận vì làm việc nhiều. Nếu mẹ pha sữa quá loãng, không đảm bảo chất dinh dưỡng cho con.
Mẹ chỉ nên thay đổi tỉ lệ pha sữa khi có sự chỉ định của bác sỹ trong trường hợp con có vấn đề về sức khỏe. Cách tốt nhất để giữ đúng tỷ lệ lượng nước và lượng sữa, mẹ nên pha đủ tỉ lệ nước ấm trước rồi mới cho sữa vào sau.
Đun sôi nước và pha với nước lọc để nguội theo nhiệt độ trên bình sữa quy định. Thông thường là từ 40-50oC, rót lượng nước cần dùng vào bình. Trước khi pha, mẹ nên nhỏ vài giọt vào mu bàn tay để thử độ nóng của nước. Tránh thử bằng miệng. Nếu nước pha sữa quá nóng hoặc quá lạnh so với nhiệt độ quy định cũng sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng của sữa.
Sau khi cho đủ lượng sữa vào nước, mẹ có thể đậy nắp bình và lắc đều cho đến khi sữa tan hoàn toàn trong nước. Nếu mẹ lắc mãi mà thấy sữa không tan hết, vón cục, nên kiểm tra lại hạn sử dụng của sữa, tránh để bé bị uống sữa có vấn đề.
Mẹ chỉ nên pha một lượng sữa vừa đủ với bé. Nếu bé uống không hết, mẹ có thể uống hộ bé phần sữa thừa. Nếu để lại lượng sữa đó lâu, có thể lượng sữa đó sẽ bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể phát triển trong môi trường nước ấm và theo nước bọt của bé vào sữa.
Nên đậy kín hộp sữa sau mỗi lần sử dụng và để ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Hộp sữa đã được mở ra, chỉ nên dùng trong 1 tháng trở lại.
Khi mẹ pha sữa đúng cách mà con vẫn bị táo bón hoặc tiêu chảy, không lên cân, cần hỏi ý kiến bác sỹ hoặc thay đổi loại sữa.
Sau khi con ti sữa, mẹ cần vệ sinh dụng cụ sạch sẽ, như tráng tất cả bình sữa, núm vú, nắp đậy... qua nước. Sau đó cho dung dịch cọ rửa bình sữa dành riêng cho bé vào để rửa. Dùng bàn chải cọ bình sữa dành riêng cho bé để cọ sạch sẽ, không để vết sữa bám. Có thể dùng muối ăn sát vào bên trong núm vú để rửa sạch các vết sữa. Rửa sạch tất cả các dụng cụ đó dưới vòi nước xối mạnh.
Theo Khỏe và Đẹp

Mực tươi nướng cay ăn vừa ngọt ngọt lại cay cay, kích thích vị giác, giúp đưa cơm ào ào và tạo sự ấm áp cho gia đình bạn.

Cách 1

Nguyên liệu:
me
Mực nướng cay tuy không phải lá món ăn quá mới nhưng vẫn được rất nhiều người yêu thích. 
2 con mực to
3 muỗng canh tương ớt Hàn Quốc
2 muỗng canh nước tương
1 muỗng canh giấm
2 muỗng canh mật ong
1 muỗng cà phê dầu mè
1/4 muỗng cà phê muối
1/2 muỗng cà phê tiêu
Mè rang vàng  
Hành lá thái nhỏ    
Cách làm:
Phần gia vị đã chuẩn bị cho hết vào 1 cái chén con, đem trộn đều lên.
Mực sau khi mua về làm cho sạch, thấm cho khô nước rồi khứa 1 mặt của mực thành những khoanh vừa ăn, mặt kia để nguyên.
me
 
Cho mực vào 1 cái đĩa lớn, trút khoảng 1/3 phần hỗn hợp gia vị đã chuẩn bị vào đĩa mực và ướp trong khoảng 30 phút.
Bắc chảo lên bếp, để lửa lớn cho chảo nóng, cho vào chảo khoảng 2 muỗng dầu ăn, để dầu nóng thì cho mực vào nướn với mức lửa không quá lớn.
me
 
​Nhớ lật mực cho chín đều 2 mặt và rưới thêm nước sốt vào quá trình nướng để mực chín thấm đều gia vị và không bị cháy. Mực nướng vừa phải, không nướng quá lâu khiến mực bị dai, khi chín, có thể dùng kéo cắt mực theo từng thớ đã cắt sẵn, rắc 1 ít mè rang vàng lên là có thể ăn ngay.
me
 

Cách 2

Nguyên liệu:
Mực lá 1 con
Cà rốt thái hạt lựu 1 thìa
Sốt cà chua 1 thìa
Nước mắm, muối, đường, dấm
Ớt, tỏi băm, hành lá thái nhỏ, sốt ướp thịt nướng, dầu hào, dầu ăn
Cách làm:
Bước 1: Mực làm sạch, rút đầu, móc sạch ruột bên trong, bóc hết lớp màng bên ngoài con mực. Cho mực vào bát thêm chút dấm bóp cho hết mùi tanh và hết nhớt. Cho nguyên con mực vào bát hoặc đĩa to, đổ nước sốt thịt nướng lên đều, dùng thìa múc sốt tưới hết trong ngoài con mực, ướp cho ngấm.
Bước 2: Bật lò lên 190 độ C, cho mực vào nướng khoảng 10 phút.
Bước 3: Trong khi nướng mực bạn chuẩn bị nước sốt:
- Đặt chảo lên bếp, đun nóng 1 thìa dầu ăn, cho tỏi băm + ớt vào phi thơm, thêm 1 thìa nước mắm, 1 thìa sốt cà chua, 1 thìa dầu hào, 1 thìa nhỏ đường, ½ thìa muối, 1 thìa dấm và nửa bát nước.
- Nấu sốt sôi lên rồi nhỏ lửa, đun cho các gia vị hòa tan hết, nêm nếm vị chua cay mặn ngọt vừa miệng là được.
- Nếu muốn màu sắc đẹp hơn thì cho chút cà rốt xắt hạt lựu vào đun chín. Thêm một ít sốt bột bắp hoặc bột năng cho thêm 1 thìa nhỏ hạt vừng cho thơm. Sốt sanh sánh thì bạn tắt bếp.
Bước 4: Mực nướng trong lò chín vàng thơm phức thì bạn bỏ ra, cắt ngang thành nhiều miếng hình khuyên tròn. Thêm chút ngò cho đẹp mắt.
me
Xếp rau xà lách xuống dưới, đặt mực lên, tưới sốt và ăn ngay lúc nóng.
Xếp rau xà lách xuống dưới, đặt mực lên, tưới sốt và ăn ngay lúc nóng
Chúc các bạn thành công!
Theo Khỏe và Đẹp

Ngành công nghiệp thời trang có lịch sử phát triển lâu dài và luôn ẩn chứa nhiều điều thú vị. Dưới đây là những sự thật không phải ai cũng biết về ngành công nghiệp đặc thù này.

Những sự thật thú vị về ngành công nghiệp thời trang”
1. Một trang phục hoặc sản phẩm may mặc chỉ được xem là cổ điển khi chúng được tạo ra cách đây từ 20 đến 100 năm. Từ “Retro” dùng để chỉ quần áo, phụ kiện mô phỏng họa tiết hoặc phong cách cổ điển của những giai đoạn khác nhau.
2. Bốn Tuần lễ thời trang nổi tiếng diễn ra theo thứ tự: New York, London, Milan và cuối cùng là Paris. Mỗi thành phố tổ chức sự kiện 2 lần/năm vào tháng Hai và tháng Chín, tương ứng với hai mùa Xuân-Hè và Thu-Đông.
 4 Tuần lễ Thời trang nổi tiếng diễn ra theo thứ tự: New York, London, Milan và cuối cùng là Paris.
4 Tuần lễ thời trang nổi tiếng diễn ra theo thứ tự: New York, London, Milan và cuối cùng là Paris.
3. Lông mi giả được phát minh vào năm 1916. Khi nhà sản xuất phim Hollywood D.W.Griffith muốn diễn viên Seena Owen có lông mi rậm hơn trong bộ phim “Intolerance” của mình, ông đã nhờ một hãng làm tóc giả ở địa phương dùng tóc người để làm những bộ lông mi giả đầu tiên.
4. Thời đại của nước hoa bắt đầu từ khi Coco Chanel tung ra sản phẩm Chanel No.5 vào năm 1921.
Chanel No.5
5. Napoleon Bonaparte ra lệnh gắn các nút bấm vào tay áo khoác để ngăn những người lính lau nước mũi bằng tay áo của họ.
6. Cà vạt được sử dụng lần đầu tiên tại Croatia và kể từ đó được biết đến như là “cravats”. “Grabatologist” là từ dùng để chỉ những người có sở thích sưu tập cà vạt.
7. Quần baggy lưng trễ có nguồn gốc từ các nhà tù ở Los Angeles, nơi mà các tù nhân không được đeo thắt lưng.
8. Ban đầu, dù được tạo ra với mục đích che nắng chứ không phải để che mưa.
9. Nếu ngày nay, lông mày rậm là tiêu chuẩn của cái đẹp thì ở thời kỳ Phục hưng người ta lại cạo chúng đi.
10. Cho đến giữa những năm 1500s, trẻ em không có quần áo riêng mà thường mặc quần áo như người lớn nhưng có kích thước nhỏ hơn.
Trẻ em không có quần áo riêng mà thường mặc quần áo như người lớn nhưng có kích thước nhỏ hơn.
Trẻ em không có quần áo riêng mà thường mặc quần áo như người lớn nhưng có kích thước nhỏ hơn.
11. Năm 1997, các thành viên của PETA đã đổ ruột động vật ở trước cửa hàng Givenchy tại Paris sau khi Alexander McQueen sử dụng đầu thú và chim trong show diễn thời trang của mình.
12. Thiết kế suit đầu tiên dành cho nữ giới được tạo ra bởi Coco Chanel vào năm 1923. Bà đã kết hợp áo khoác len hình hộp với các nút vàng, váy dài đến đầu gối và dây chuyền ngọc trai to bản.
13. Trong thế kỷ 15, các nhà thiết kế sử dụng mô hình búp bê nhỏ thay vì người mẫu để giới thiệu sản phẩm cho khách hàng.
14. Việc phát minh ra xe hơi đã có tác động không nhỏ đến thời trang của phụ nữ. Trong thời gian cuối thế kỷ 18, váy trở nên ngắn hơn chỉ để giúp phụ nữ bước vào xe hơi thuận tiện và thoải mái.
15. Trước những năm 1850s, 70% phụ nữ tự may quần áo cho mình.
16. Nữ hoàng Elizabeth I rất thích mũ, đến mức bà bắt buộc mọi phụ nữ trên 7 tuổi đều phải đội mũ vào ngày Chủ nhật và ngày lễ. Bất cứ ai từ chối thực hiện đều sẽ bị trừng phạt.
17. Bạn có biết rằng một trong những thành phần quan trọng để sản xuất son môi là vảy cá?
Son môi
Son môi
18. Tại Ai Cập, những người phụ nữ giàu có thường đội một chiếc nón được bôi dầu (mỡ) có mùi thơm. Trong suốt hoạt động của một ngày, lớp dầu thơm đó sẽ chảy ra và bám vào da cũng như quần áo của họ, đó được xem như một kiểu nước hoa.
19. Năm 1907, một người phụ nữ bị bắt vì mặc áo tắm trên một bãi biển ở Boston.

20. Đàn ông không mặc đồ lót cho đến thế kỷ thứ 17.
Theo Elle

Vì đã không cho con một mái ấm trọn vẹn nên những bà mẹ đơn thân luôn cố gắng lấp đầy khoảng trống của người cha cho con mình một cách mạnh mẽ và kiên cường đến khó tin.

Trong đời sống vợ chồng, không ít các cặp đôi chọn con đường ly hôn để giải quyết những mâu thuẫn của hai phía. Bên ngoài cuộc sống, chúng ta cũng đã được nghe nhiều câu chuyện về những bà mẹ đơn thân mạnh mẽ nuôi con. Nhưng ta biết gì về họ? Dưới đây là những góc khuất mà chúng ta có thể vẫn chưa nhìn thấu của những người mẹ đơn thân: 

1. Tận sâu thẳm trong lòng, mẹ đơn thân rất sợ thất bại


Hôn nhân đổ vỡ một lần, đó là một sự thất bại. Đối với người phụ nữ, chuyện đã qua một đời chồng là chuyện rất tế nhị, không ai muốn nhắc lại nỗi đau này. Và giống như tất cả các bậc cha mẹ khác, mẹ đơn thân luôn làm việc chăm chỉ để đảm bảo một đời sống và tương lai hạnh phúc cho con cũng như bản thân. Tuy nhiên, áp lực tạo ra từ điều này là vô cùng lớn, họ sợ thất bại, rằng nếu họ thất bại, thất nghiệp, cuộc sống mẹ con họ sẽ ra sao. 

2. Mẹ đơn thân luôn cảm thấy có lỗi với con


Vì đã không cho con một mái ấm đủ đầy, vì đã không cho con vẹn tròn tình cha ấm áp. Vậy nên những bà mẹ đơn thân, họ luôn cố gắng lấp đầy khoảng trống của người cha, mạnh mẽ và kiên cường đến khó tin. 

Những điều có thể bạn chưa biết về mẹ đơn thân

3. Mẹ đơn thân khó có một giấc ngủ ngon


Như một dạng tâm lý đề phòng quá mạnh mẽ, mẹ đơn thân luôn cảnh giác cao với những tiếng động xung quanh mình. Bản năng bảo vệ con của người mẹ là thế, mẹ đơn thân chưa bao giờ thật sự yên tâm về những gì diễn ra xung quanh con của mình, họ muốn bảo vệ con bằng một lớp giáp dày chắc chắn. 

4. Mẹ đơn thân không ngừng suy nghĩ về tương lai


Nghĩ về tương lai để lựa chọn những bước đi chắc chắn cho con và cả bản thân mình. Họ thật sự không muốn đi vào vết xe cũ. Đây không giống với lo xa, mẹ đơn thân đủ mạnh mẽ để đối mặt với tất thảy những biến cố, nhưng với họ, an toàn vẫn là con đường chắc chắn phải bước đi. 

Những điều có thể bạn chưa biết về mẹ đơn thân

5. Mẹ đơn thân có vài lo lắng về tài chính


Trong mỗi gia đình ở Việt Nam, về cơ bản đàn ông vẫn là người nắm phần tài chính mạnh nhất. Nên với những lối suy nghĩ vẫn còn cũ, phụ nữ ít có cơ hội thăng tiến hơn đàn ông, chính vì thế những bà mẹ đơn thân có thừa nỗi lo về tiền bạc. 

Những điều có thể bạn chưa biết về mẹ đơn thân

6. Mẹ đơn thân thận trong hơn với chuyện hẹn hò


Đời người phụ nữ đã một lần gãy gánh, họ sẽ trở nên thận trọng hơn với những người đàn ông đến sau. Đó là lẽ thường tình, vì ly hôn là một điều ám ảnh. Thường với những người phụ nữ ly hôn đã giành được quyền nuôi con, suy nghĩ lớn nhất của họ chính là ở vậy mà nuôi con khôn lớn. Chính vì thế, chuyện hẹn hò với một người đàn ông sau này đều cần sự cân nhắc thật kỹ lưỡng.

Theo Guu

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.