Latest Post

Cãi nhau là điều khó tránh khỏi giữa các cặp vợ chồng. Điều quan trọng là làm sao để vẫn tôn trọng được đối phương mỗi khi "chiến tranh" nổ ra.

Dưới đây là 10 cách giúp tránh cãi nhau mà các cặp vợ chồng nên biết:
1. Thừa nhận sai lầm ngay cả khi bạn không sai 
Hôn nhân là sự thỏa hiệp. Và lời xin lỗi luôn là một nhân tố quan trọng trong việc hàn gắn hôn nhân. Thừa nhận sai lầm của bạn ngay cả khi bạn không sai chỉ là một trong nhiều thỏa hiệp mà bạn cần sẵn sàng để thực hiện nhằm tránh cãi vã. Hãy đặt cái tôi thấp hơn một chút và nói lời xin lỗi. 
2. Biết rõ những sở thích và sở ghét của nhau 
Nguyên nhân cuộc cãi vã của hầu hết cặp vợ chồng là hai người đều chưa hiểu nhau. Chẳng hạn, người chồng bắt đầu nổi xung vì anh ấy nghĩ rằng người vợ đang chà đạp lên sự lựa chọn của mình và ngược lại. Để tránh những cuộc chiến như vậy, hai bạn nên hiểu rõ nhau để tránh việc đẩy đối phương đến tình trạng tức phát điên.
3. Bỏ cái tôi 
Một cuộc cãi vã nảy ra khi cái tôi trong mỗi người luôn được đặt lên trên. Hai bạn bắt đầu đặt câu hỏi về lý do tại sao lại phải làm khác đi chỉ vì đã kết hôn. Và rồi những điều đó sẽ trở thành cuộc tranh cãi cả thập kỷ, chứ không chỉ dừng lại ở sự khác biệt ý kiến nữa. Để tránh xung đột sau khi kết hôn, hãy học cách loại bỏ những sự cứng nhắc và cởi mở với nhau nhất nếu bạn có thể.
4. Tránh quan hệ tình dục trong những ngày cãi vã 
Bạn sẽ nhận ra rằng bạn sẽ bị bỏ đói tình dục trong nhiều ngày sau đó nếu cứ tiếp tục cãi nhau. Điều này có thể khiến cả hai bạn hành động để tránh các cuộc tranh luận. Bất cứ khi nào sắp sửa nổi xung, hãy nghĩ về việc các bạn sẽ phải tránh thân mật thể xác vào buổi tối, và bạn sẽ từ từ học được cách tránh xung đột.
5. Tự đặt ra "quy định"
Nếu bạn bắt đầu cảm nhận được rằng bạn đang chuẩn bị cãi vã về những điều nhỏ nhặt, bạn có thể chuyển chủ đề hoặc yêu cầu cô ấy (anh ấy) chuyển chủ đề nhanh chóng. 
6. Hãy suy nghĩ về ảnh hưởng của sự cãi vã với các con
Trẻ con dù ở độ tuổi nào thì cũng rất nhạy cảm khi bố mẹ chúng cãi nhau. Trẻ em có thể dễ dàng cảm nhận được sự khó chịu giữa cha mẹ và điều này có thể ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần và thể chất của chúng. Trước khi cả hai bắt đầu một cuộc chiến, hãy suy nghĩ về ảnh hưởng đến với con.
7. Cho nhau không gian riêng
Có những khi, tất cả những gì vợ chồng bạn cần chỉ là… xa nhau ra một chút. Hãy để nửa kia được làm những điều mà anh/cô ấy muốn làm. Khi có tranh cãi, hãy cho nhau thời gian để dịu đi cơn nóng, ra ngoài hít thở không khí trong lành, đi bộ, đạp xe… bất kể hoạt động nào kéo được bạn ra khỏi tình huống sẽ dẫn đến viễn cảnh không mong muốn.
8. Biết ơn
Hơn tất cả, có những khi bạn cần phải biểu lộ lòng biết ơn của mình tới bạn đời. Những cảm xúc trân trọng nhau ấy sẽ giúp hai người vượt qua tranh cãi, giữ cho mình cái nhìn tích cực. Nhớ rằng bạn yêu người ấy, không muốn đẩy người ấy ra xa chỉ vì những vấn đề lẽ ra có thể giải quyết được.
9. Thỏa hiệp
Mọi mối quan hệ đều có được những lợi ích nhất định từ thỏa hiệp. Đôi khi bạn chỉ cần biết khi nào nên thỏa hiệp mà thôi. Bạn không thể lúc nào cũng khăng khăng cách của mình hay nhất nhất chỉ nghe theo người ấy. Hãy cố gắng trung hòa, để hai người đều cảm thấy hài lòng, thỏa mãn về cuộc sống chung.
10. Tìm xem vấn đề thực sự ở chỗ nào
Hai người có thể tranh cãi vì những điều rất nhỏ như hôm nay đến lượt ai đổ rác hoặc anh ấy đã quên buổi hẹn ăn tối với nhà vợ một cách “trắng trợn” như thế nào.
Vấn đề nằm ở chỗ các “nguyên cớ” này có thể bắt nguồn từ các vấn đề lớn hơn như chồng bạn cho rằng vợ không nỗ lực vận động để giảm cân còn bạn cho rằng ông xã là kẻ không biết giữ lời hứa, thiếu cam kết trong mọi chuyện.
Tìm ra và giải quyết được nguyên nhân sâu xa sẽ giúp bạn có cách tránh xung đột trong những lần tới.
Theo Khỏe và Đẹp

Người ta thường nói: Con đường ngắn nhất đến trái tim là qua dạ dày. Vậy việc ăn uống liệu có gắn liền với yêu thương?

Người ta thường nói: Con đường ngắn nhất đến trái tim là qua dạ dày. Mẹ là người mà chúng ta gần gũi, yêu thương nhất, và ta cũng thường thích nhữngmón ăn mẹ nấu nhất. Vậy việc ăn uống liệu có gắn liền với yêu thương?​ Hãy thử đối chiếu với những người họ hàng quen thuộc của loài người, rồi sau đó ngược dòng lịch sử để xem chúng ta liệu có gắn liền tình cảm với ăn uống hay không?

Ăn uống liệu có gắn liền với yêu thương?

Hành vi chia sẻ đồ ăn vì quý mến hay muốn cải thiện mối quan hệ. đúng thật là được tìm thấy ở những loài có chung tổ tiên với loài người. Đầu tiên là ở khỉ đuôi sóc và khỉ tamarin; hai loài này này giống con người ở chỗ: Trong gia đình, bố và anh chị em ruột giúp nuôi nấng con cái, tất cả người lớn trong nhà đều có trách nhiệm cung cấp thức ăn cho trẻ - Adrian Jaeggi, nhà nhân chủng học sinh học từ Đại học California, Santa Barbara cho biết.
Mô tả ảnh.
Mẹ là người mà ta yêu thương, gần gũi nhất. Và chúng ta cũng thường rất yêu những món ăn mẹ nấu.
Mỗi khi tìm thấy món gì đặc biệt như những con bọ “to, mập mạp và nhiều dinh dưỡng”, mấy con khỉ lớn sẽ hô lên. Sau đó, chúng “mời chào” lũ khỉ con ăn món đó.
Nhưng hành động chia sẻ không chỉ dừng lại ở cấp độ gia đình. Tinh tinh, loài vật gần gũi với con người hơn, chia sẻ đồ ăn với “bạn đồng minh”, đối tác lâu dài của mình.
Đồ ăn được chia sẻ cũng quý lắm, là thịt. Nhưng không phải bạ ai con tinh tinh đảm nhận việc diệt mồi cũng chia sẻ thịt cho, mà nó chỉ cho những con tinh tinh trong nhóm của mình - Jaeggi giải thích. Chia sẻ thức ăn dường như là cách để tăng cường liên minh và đảm bảo sự hợp tác trong tương lai, cũng giống như chúng ta mời đối tác đi ăn vậy.
Khác với tinh tinh, bonobo - một họ hàng thân thiết khác của loài người - theo chế độ mẫu hệ và nhấn mạnh sự hợp tác hơn là cạnh tranh. Một loạt thí nghiệm được các nhà nghiên cứu thực hiện tại khu bảo tồn Lola ya Bonobo tại Cộng hòa Dân chủ Congo cho thấy: Bonobo dùng thức ăn để kết thêm bạn mới chứ không chỉ giữ những người bạn cũ.
Trong thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đưa bát salad khổng lồ toàn những hoa quả ngon lành như táo, chuối, đậu phộng, đu đủ và dưa chuột cho một chú bonobo ở trong phòng có khóa - Jingzhi Tan, một nhà nhân học tiến hóa từ Đại học Duke thuật lại. Bonobo có hai “người” hàng xóm sát vách, nhưng 2 vị này lại không có thức ăn. Một con thì đã quen với bonobo trong phòng khóa từ trước, một con là “người lạ”.
Chỉ con bonobo trong phòng khóa mới có thể mở cửa và cho hàng xóm vào. “Vì thế, về cơ bản chúng tôi đã tạo ra tình huống mà bonobo có thể ăn một mình hoặc chia sẻ thức ăn” - Tan cho hay.
Phần lớn thời gian, chú bonobo có salad đã chia sẻ - nhưng không phải với người hàng xóm mà nó biết. “Bonobo hầu như chỉ chọn chia sẻ với ‘người lạ’.
Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên nhất là vị khách lạ mặt vừa được bonobo có thức ăn mời vào phòng sẽ cho con bonobo thứ 3 vào, và cả 3 chú bonobo sẽ ăn salad cùng nhau.
Mô tả ảnh.
Khỉ Bonobo chia sẻ trái cây tại khu bảo tồn Lola ya Bonobo, Cộng hòa Dân chủ Congo.
Và điều đó đưa chúng ta trở lại với loài người. Tổ tiên của chúng ta đã chia sẻ thức ăn trong bao lâu, không ai biết. Nhưng dường như, khoảng 1-2 triệu năm trước đây, vai trò của thức ăn đã bắt đầu tiến một bước dài về phía trước, khẳng định vị thế trong xã hội - ông John Allen từ Viện Não và Sáng tạo từ ĐH Nam California nhận định. Ông là tác giả của Bộ óc kẻ ăn tạp, cuốn sách mô tả sự phát triển của mối quan hệ giữa chúng ta với thực phẩm.
Đó là khi con người bắt đầu săn bắt các động vật thực sự khổng lồ, chẳng hạn voi ma mút, Allen nói. Vì chúng quá lớn, nên chỉ ít người thì khó mà ăn hết được. “Kết quả là, điều đó tạo điều kiện cho chia sẻ và trao đổi xã hội hình thành”.
Cũng tức là, các ngày lễ được sinh ra. Và khi nông nghiệp bắt đầu xuất hiện, chúng ta có thêm các lễ thu hoạch, mà dần dần dẫn đến Lễ Tạ Ơn.
Và đâu đó trên tiến trình phát triển, chúng ta bắt đầu ghi nhớ các dịp lễ này với những người có liên quan đến chúng, Allen cho hay. Có lẽ đây không phải tai nạn hay tình cờ - ông nói thêm - mà hệ tiêu hóa của chúng ta sản xuất những hormone như insulin, leptin và ghrelin đều hoạt động trên vùng hippocampus, là phần não bộ có vai trò quan trọng trong việc ghi nhớ.
Rất có thể, mối liên quan giữa não bộ và dạ dày tồn tại là vì tổ tiên chúng ta sẽ có cơ may sống sót nếu nhớ rõ được mình có bữa ăn ngon cuối cùng ở đâu - Allen nhận định. Có lẽ cũng chính liên kết này là lý do vì sao chúng ta yêu mẹ và cũng thích nhất là đồ ăn mẹ nấu.
Allen yêu món cơm chiên tương cà mà mẹ ông thường nấu. "Mỗi lần làm món đó, tôi nghĩ đến mẹ." - Allen cho biết. Ông cũng làm cơm chiên tương cà cho các con của mình, với hy vọng rằng bọn trẻ sẽ luôn luôn gắn liền món ăn này với cha mình.
Và nếu bọn trẻ thực sự thích món cơm chiên tương cà, một hệ thống khác trong não sẽ tham gia để giúp tạo ra những ký ức lâu dài - chính là dopamine, chất xúc tác cho chúng ta cảm giác khoái hoạt. 
Khi người ta nhìn thấy người mình yêu hay món ăn ưa thích, hệ thống dopamine sẽ được kích hoạt, cơ thể tiết dopamine. Và vì vậy, việc ăn uống đúng là gắn liền với yêu thương. Hoặc chí ít, trong não bộ của chúng ta, đồ ăn thực sự gắn liền với tình yêu và cảm giác hạnh phúc.
Theo Khỏe và Đẹp

Chọn đồ chơi phù hợp với giới tính, sở thích, tính cách của trẻ. Chẳng hạn, mua cho bé trai siêu nhân, ôtô, còn bé gái chơi búp bê, gấu bông, đồ bán hàng...

Bà Ngọc Trân, chuyên viên tư vấn sản phẩm đồ dùng cho bé tại TP HCM, khuyên khi chọn đồ chơi cho trẻ, yếu tố an toàn cần được đặt lên hàng đầu, bởi thực tế từng có nhiều trường hợp trẻ bị đồ chơi làm chảy máu, trầy xước da, bắn vào mắt, nuốt vào miệng... rất nguy hiểm.
Các bé trai thường thích thú với những đồ chơi như siêu nhân, ôtô... Ảnh: Baby Mama.
do-choi-6654-1389773101.jpg
Trên thị trường hiện nay có nhiều đồ chơi độc hại hoặc mang tính bạo lực, không đạt tiêu chuẩn an toàn cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó khi chọn đồ chơi cho con, bố mẹ cần lưu ý xem kỹ xuất xứ, thương hiệu của sản phẩm, tính an toàn, đồng thời tham khảo thông tin trên phương tiện truyền thông để biết loại đồ chơi nào đang bị cấm lưu hành. Như thế sẽ tránh mua phải hàng kém chất lượng.
Nên chọn đồ chơi có tem đảm bảo chất lượng. Không nên mua đồ chơi rẻ tiền bán ở vỉa hè vì nhiều nguy cơ gặp phải hàng độc hại hoặc kém chất lượng.
Màu sắc căn bản của đồ chơi thích hợp với trẻ là đỏ, xanh lơ, vàng, xanh lá cây. Ảnh: Baby Mama.
do-choi-tre-em-3-6823-1389773101.jpg
Đồ chơi cho bé traiCác bé trai thường thích loại xe đồ chơi, siêu nhân hoặc ôtô mini chạy lượn vòng quanh nhà. Bạn có thể mua những món đồ chơi tập thể để bé có thể chia sẻ cùng các bé khác như bộ đồ chơi câu cá, bộ dàn nhạc mini…
Trang phục cho bé trai: Nên chọn loại thông thoáng, chất liệu co giãn, dễ thấm mồ hôi. Nếu muốn cá tính hơn một chút, có thể kết hợp thêm áo khoác và phụ kiện như giày, vali mini cho bé kéo đi trong các chuyến du lịch xa hoặc về thăm ông bà.
Quần áo cho bé gái nên chọn chất liệu nhẹ nhàng, không quá bó sát. Ảnh: Baby Mama.
do-choi-tre-em-6-8218-1389773102.jpg
Đồ chơi cho bé gái: Đa dạng hơn bao gồm thú nhồi bông, búp bê... Bên cạnh đó, có thể chọn bộ đồ chơi bán hàng, nấu nướng bằng nhựa để các bé chơi chung với nhau.
Trang phục cho bé gái: Nên chọn quần áo hoặc váy chất liệu nhẹ nhàng, không quá bó sát. Đặc biệt vào mùa Tết, ngoài quần áo, váy, mẹ có thể diện thêm cho bé nơ, kẹp tóc và ví hoa xinh xắn cho bé đựng bao lì xì đi chơi.
Một số lưu ý khi mua đồ chơi cho trẻ:
- Nên chọn những đồ chơi phù hợp với lứa tuổi của bé.
- Không nên mua cho trẻ quá nhiều đồ chơi khiến chúng mau chán, ỷ lại và lãng phí. Nên khuyến khích trẻ làm điều tốt bằng cách thống nhất mỗi khi bé làm được điều gì tốt thì bố mẹ sẽ thưởng một món đồ mới.
- Màu sắc đồ dùng căn bản thích hợp với bé là đỏ, xanh lơ, vàng, xanh lá cây. Đây là những màu sắc dễ lôi cuốn trẻ.
- Âm thanh phát ra từ các món đồ chơi cũng khiến bé cảm thấy thích thú, tuy nhiên không nên để âm thanh quá lớn sẽ ảnh hưởng đến thính lực của trẻ.
- Với các bé dưới 6 tuổi, nên cho chọn đồ chơi lớn hơn miệng trẻ, không quá to hoặc nặng, không có dây và nam châm, làm từ chất liệu nhựa và sơn an toàn, không có cạnh sắc, khó tháo rời các chi tiết nhỏ.
Theo VNE

Đồ chơi chạy bằng pin, trò chơi điện tử… không được coi là đồ chơi lành mạnh bởi chúng gây ra các vấn đề về nhận thức, cảm xúc và xã hội. 


Theo bà Swati Popat Vats, một chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục và là giám đốc của chuỗi trường mầm non Podar Jumbo Kids ở Ấn Độ, trẻ cần được chơi những trò chơi mang tính xây dựng và lành mạnh. Các đồ chơi chạy bằng pin, trò chơi điện tử… không được coi là đồ chơi lành mạnh bởi chúng gây ra các vấn đề về nhận thức, cảm xúc và xã hội. Vậy cha mẹ và nhà trường nên lựa chọn loại đồ chơi nào để giúp bé yêu vừa xây dựng kỹ năng sống, vừa trở nên thông minh hơn?

Nên lựa chọn đồ chơi có các đặc tính sau:

1. Tăng cường khả năng tự lập

Đồ chơi cần giúp trẻ nâng cao tính tự lập thay vì phải nhờ tới người khác, do đó không nên cho trẻ chơi các đồ chơi chạy bằng pin.

dochoi-9561-1406542098.jpg
Đồ chơi nên giúp trẻ phát triển tính tự lập. Ảnh: idiva. 

2. Giúp trẻ phát triển toàn diện

Lựa chọn những đồ chơi giúp trẻ phát triển nhiều hơn một kỹ năng.

3. Gia đình và cộng đồng

dochoi2-8182-1406542098.jpg
Người lớn không nên điều khiển cuộc chơi khi chơi cùng với trẻ. Ảnh: idiva.

Dường như trẻ sẽ chơi nhiều hơn khi có người lớn chơi cùng. Bà Swati Popat Vats cảnh bảo rằng chơi cùng không có nghĩa người lớn sẽ điều khiển cuộc chơi bởi sẽ khiến trẻ căng thẳng và không giúp tăng cường nhận thức cho trẻ. Hãy lựa chọn những đồ chơi đòi hỏi làm việc nhóm.

4. Xây dựng các mối quan hệ và thói quen tự kiểm soát bản thân

Các đồ chơi cho bé đóng vai là rất tốt. Khi trẻ biết làm theo các nguyên tắc của trò chơi và khuyến khích trẻ khác chơi theo nguyên tắc này, chúng sẽ phát triển thói quen tự kiểm soát.
5. Tốt cho tinh thần và sức khỏe

Đồ chơi cần mang lại cảm giác an toàn cho trẻ. Mọi đồ chơi khiến trẻ lo lắng hay sợ hãi đều không tốt cho tinh thần và sức khỏe của trẻ.

6. Nhận thức về sở hữu

dochoi3-6404-1406542098.jpg

Đồ chơi phải thuộc về trẻ, trẻ có quyền cất đi và làm mọi việc liên quan tới món đồ đó. Những đồ chơi cần người lớn giám sát khi chơi sẽ không giúp trẻ ghi nhớ được cảm giác nó thuộc về sở hữu của trẻ.

7. Cơ hội tham gia

Trẻ cần có khả năng tham gia vào trò chơi hay đồ chơi. Đồ chơi mà tự vận hành không cần sự tham gia của trẻ sẽ khiến trẻ nhanh chán, cáu giận và bạo lực.

8. Giao tiếp

Phát triển ngôn ngữ là một trong những kỹ năng quan trọng được phát triển qua trò chơi và đồ chơi. Hãy đảm bảo rằng đồ chơi bạn lựa chọn giúp trẻ phát triển kỹ năng này.

9. Khám phá

Cho trẻ cơ hội khám phá toàn bộ món đồ chơi, không làm gián đoạn hay dẫn dắt trẻ. Cảm giác khám phá và vui vẻ là phần thiết yếu của cả việc chơi và học.

Thực đơn 13 ngày hạn chế tinh bột, bổ sung rau củ, protein giúp giảm cân và đảm bảo nạp đầy đủ dinh dưỡng, được nhiều chị em văn phòng áp dụng hiệu quả.

Ngày 1:
Sáng: Một tách cà phê với muỗng đường.
Trưa: 2 quả trứng luộc, một bó rau muống luộc, một trái cà chua.
Tối: Một miếng thịt bò 200 g, không mỡ ăn kèm một bắp cải xà lách trộn với dầu ăn và chanh.
Ngày 2: 
Sáng: Một tách cà phê với một muỗng đường.
Trưa: Nửa hộp thịt hầm và một hũ sữa chua.
Tối: Một miếng thịt bò 200 g, không mỡ ăn kèm một bắp cải xà lách trộn với dầu ăn và chanh.
Ngày 3:
Sáng: Một tách cà phê với muỗng đường, một miếng bánh mì nướng.
Trưa: Hai trứng luộc, một miếng thịt jambon hun khói hoặc thịt ướp muối, bắp cải xà lách trộn với dầu ăn và chanh.
Tối: Chưng cách thủy cần tây, một trái cà chua, một trái lê.
diet-mayo-3-copy.jpg
Ảnh minh họa. Foodpanda.
Ngày 4: 
Sáng: Một tách cà phê và một muỗng đường, một lát bánh mì nướng.
Trưa: 2 ly cam nhỏ không đá, không đường hoặc ly nước táo, một hũ sữa chua.
Tối: Một trứng luộc chín, củ cà rốt sống nhai kỹ.
Ngày 5 và 6:
Sáng: Một củ cà rốt sống nhai kỹ với chanh.
Trưa: 200 g cá chẽm với chanh, một muỗng bơ.
Tối: Một miếng thịt bò 200 g không mỡ, bắp cải xà lách xào hành tây.
Ngày 7: 
Sáng: Một tách trà không đường.
Trưa: Không ăn gì, chỉ uống nước.
Tối: 200 g thịt cừu nướng, một trái táo.
bb_1441771776_1441771788.jpg
                        Ảnh: Pinterest.
Ngày 8: Thực đơn như ngày 1.
Ngày 9: 
Sáng: Một tách cà phê, một muỗng đường.
Trưa: Một miếng thịt jambon hun khói hay thịt muối, một hũ sữa chua.
Tối: Một miếng thịt bò 200 g không mỡ, một bắp xà lách trộn với dầu ăn, chanh.
Ngày 10: Thực đơn như ngày 3.
Ngày 11:
Sáng: Một tách cà phê với muỗng đường, một miếng bánh mì nướng.
Trưa: Ăn như trưa ngày 4.
Tối: Thực đơn như tối ngày 4 và một hộp cottage chesse.
Ngày 12, 13: Ăn như chế độ ngày 5 và 6.
Thực đơn trên có thể được lặp lại để đảm bảo hiệu quả. Lưu ý: Để thực đơn giảm cân 13 ngày hiệu quả, an toàn, cần thực hiện đúng các nguyên tắc đã đề ra, không nên áp dụng một vài ngày rồi bỏ cuộc. Ngoài ra, không được ăn thêm bất cứ gì ngoài  thực đơn giảm cân đã vạch ra.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và tập luyện giảm cân mỗi sáng 30 phút để vận động cơ thể, kích thích chuyển hóa năng lượng trong cơ thể giảm cân hiệu quả nhanh nhất.
Theo VNE

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.