Latest Post

Trí thông minh là món quà di truyền hay có thể được nuôi dưỡng và phát triển trong môi trường đúng đắn? Rõ ràng trí thông minh có chịu tác động từ yếu tố di truyền, nhưng các nghiên cứu khoa học cũng bắt đầu cho thấy một số phương pháp tiếp cận nhất định có thể đẩy mạnh việc học tập và phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ.

Đọc sách!

Phương pháp đã được kiểm chứng này đôi khi bị bỏ qua, cho là không bằng những công nghệ phát triển IQ mới nhất, nhưng đọc sách thật sự là một cách đơn giản mà chắc chắn cải thiện khả năng học và phát triển nhận thức ở trẻ em mọi lứa tuổi. Hãy đọc sách cho con từ ngay khi còn bé, đăng ký thẻ thư viện cho con và có thật nhiều sách trong nhà. 

Âm nhạc
 

Lắng nghe con chơi kèn chơi trống không phải lúc nào cũng là một trải nghiệm dễ chịu, nhưng những bài học nhạc luôn là cách thú vị để rèn luyện cho não phải. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu Đại học Toronto, những bài học nhạc có thể tác động tích cực đến IQ và khả năng học tập văn hóa của trẻ nhỏ – học càng nhiều năm thì hiệu quả càng lớn. Nghiên cứu cho thấy rằng những bài học nhạc khi nhỏ là một yếu tố dự báo rõ ràng về điểm số tốt ở trường trung học và chỉ số IQ cao hơn ở tuổi trưởng thành. 


Cờ vua là một trong những trò chơi kích thích trí tuệ (Ảnh: Inmagine) 

Chơi trò chơi tư duy

Chơi cờ, giải ô chữ, câu đố… đều có tác dụng kích thích não bộ hoạt động và rèn luyện để thực hiện các bài tập về tinh thần. Các trò chơi thông dụng như Sudoku có thể giúp ta cảm thấy vui trong khi vẫn thúc đẩy tư duy chiến lược, giải quyết vấn đề và thực hiện quyết định phức tạp. Hãy luôn chuẩn bị trong nhà những bài tập cho trí não như thế và thử thách con hoặc nhờ giúp bạn giải quyết. 

Thể dục thể thao

Các nhà nghiên cứu Đại học Illinois cho biết điểm số thể dục có mối quan hệ chặt chẽ và mạnh mẽ với thành tích học tập ở trẻ lứa tuổi tiểu học. Theo nghiên cứu của Quỹ Oppenheimer, việc tham gia vào các môn thể thao có tổ chức nuôi dưỡng sự tự tin, khả năng làm việc theo nhóm và khả năng lãnh đạo. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng 81% nữ doanh nhân ở vị trí điều hành khi còn trẻ cũng từng tham gia các môn thể thao tập thể. Vậy nên thay vì nằm dài ra trước TV sau bữa tối, bạn hãy cân nhắc đến chuyện ra ngoài đi dạo vài vòng hoặc vận động nhẹ. Và nếu có thể, tốt hơn nữa hãy khuyến khích con tham gia vào một hoạt động thể chất hay thể thao nào đó ở trường. Như vậy con không những được vận động mà còn có cơ hội giao lưu và kết bạn nhiều hơn. 

Chơi trò chơi điện tử! Ngạc nhiên chưa!


Trò chơi điện tử có nhiều tiếng xấu: bạo lực, cá nhân, vô bổ. Nhưng nhiều trò thật sự có thể giúp trẻ phát triển khả năng tư duy chiến lược, lên kế hoạch, một số trò khác có thể thúc đẩy tính sáng tạo và làm việc nhóm. Một nghiên cứu mới đây tiến hành tại Đại học Rochester phát hiện ra rằng những đối tượng nghiên cứu có chơi trò chơi điện tử ghi nhận và học được các tín hiệu hình ảnh nhanh hơn nhiều so với những đối tượng không chơi. Trước những kết quả nghiên cứu này, các giáo viên tại Anh thậm chí đã sử dụng một số trò chơi điện tử trong lớp học của mình. 

Dạy con sự tự tin

Đặc biệt trong độ tuổi vị thành niên, trẻ em thường dễ rơi vào trạng thái suy nghĩ tiêu cực, hạn chế khả năng của mình. Vậy nên các nhà tâm lý học trẻ em khuyến khích các bậc cha mẹ tích cực củng cố sự tự tin cho con bằng sự lạc quan, bảo đảm và khuyến khích. Cho con tham gia vào những môn thể thao đồng đội và các hoạt động xã hội khác cũng có thể giúp xây dựng sự tự tin trong giai đoạn dở dở ương ương này. 

Nuôi dưỡng tính tò mò

Các chuyên gia nói rằng việc các bậc phụ huynh thể hiện sự tò mò và khuyến khích con em khám phá những ý tưởng mới chính là đang dạy chúng một bài học giá trị: tìm kiếm tri thức là một việc quan trọng. Hãy hỗ trợ cho các sở thích và sự quan tâm của con bằng cách hỏi chúng các câu hỏi, dạy chúng những kỹ năng mới, dẫn chúng ra ngoài đi dã ngoại và mở mang tầm mắt. 

Nuôi con bằng sữa mẹ



Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (Ảnh: Inmagine) 

Sữa mẹ là “thức ăn” bổ não cơ bản nhất. Các nghiên cứu chỉ ra rằng lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ đang ngày càng nhiều hơn, không chỉ có ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm và cung cấp các dưỡng chất cần thiết. Các nhà nghiên cứu Đan Mạch phát hiện ra rằng những em bé sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ khỏe mạnh và thông minh hơn, Nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh được bú mẹ trong chín tháng lớn lên thông minh hơn hẳn những bé chỉ được bú mẹ trong khoảng một tháng trở xuống. 

Vậy nên: nuôi con bằng sữa mẹ tức là bạn đang thực hiện những đầu tư ban đầu vào sức khỏe của con, và khoản đầu tư này có giá trị và sinh lợi lâu dài. 

Từ bỏ thức ăn nhanh
 

Cắt giảm đường, chất béo bão hòa và các loại thức ăn nhanh khỏi khẩu phần ăn của con, thay thế vào đó những lựa chọn nhiều chất dinh dưỡng hơn có thể đem lại điều kỳ diệu cho sự phát triển cơ bắp lẫn trí tuệ của trẻ nhỏ – đặc biệt trong hai năm đầu đời. Ví dụ, trẻ cần chất sắt cho sự phát triển khỏe mạnh của các tế bào não do các xung động thần kinh truyền đi chậm hơn nếu trẻ thiếu chất sắt. Những trẻ thiếu dinh dưỡng cũng thường khó chống lại các bệnh nhiễm trùng, khiến chúng thường phải nghỉ học và bị tụt lại sau bạn bè. Hãy quan tâm đến những món mà con ăn, rồi điểm số của con có thể cải thiện. 

Ăn sáng giống nhà vô địch


Nghiên cứu vững chắc từ những năm 1970 đã cho rằng ăn sáng giúp cải thiện trí nhớ, sự tập trung và khả năng học tập. Một đứa trẻ không ăn sáng sẽ dễ bị mệt, dễ cáu kỉnh và phản ứng không được nhanh nhạy bằng những trẻ bắt đầu ngày mới với một bữa sáng đầy đủ chất. Với lịch trình bận rộn như ngày nay, ngồi xuống ăn một bữa cho đàng hoàng không phải lúc nào cũng là việc có thể thực hiện được, nhưng một thanh ngũ cốc và một ly sữa thôi cũng đã có thể góp phần đáng kể giúp con duy trì sự tập trung nhiều giờ và tiếp thu bài học tốt hơn. 


Theo WTT

Có những người không thể ăn nước mắm, đó là một số người mắc những căn bệnh dưới đây.


Ai cũng biết, nước mắm là một gia vị phụ trợ rất quan trong cho các món ăn, nhất là thức ăn luộc. Tuy nhiên, rất nhiều người mắc các bệnh không được ăn nước mắm mà lại không biết, bạn hãy chú ý tới chế độ ăn uống của mình nhé!
người không nên ăn nước mắm
Nước mắm là một gia vị phụ trợ rất quan trong cho các món ăn.

Người bị bệnh suy thận và suy thận mãn tính

Những người mắc các bệnh về thận như suy thận và suy thận mãn tính tuyệt đối kiêng sử dụng muối và các gia vị có chứa muối. Trong khi đó, nước mắm là gia vị chứa hàm lượng muối rất lớn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Nguyên nhân là ăn nhiều thức ăn có chứa muối, bệnh nhân sẽ nhanh suy sụp hơn. Hơn thế nữa, muối còn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm về thận khác như sỏi thận và thận nhiễm mỡ.
Người bị suy thận mạn tính bắt buộc phải có chế độ kiêng muối. Ngoài việc phải kiêng nước mắm thì bệnh nhân suy thận còn phải kiêng các loại thức ăn nhiều muối như mắm khô, nước tương, xì dầu, chao…

Người bị cao huyết áp

Những người bị huyết áp cao nên kiêng ăn mước mắm bởi vì trong nước mắm có hàm lượng muối rất lớn, gây nên tình trạng co thắt động mạch, tăng huyết áp, gây xơ cứng động mạch. Ăn quá nhiều nước mắm cũng khiến lượng muối natri và lượng nước trong cơ thể bị giữ lại và gây nên tình trạng phù nề.
Những người bị bệnh cao huyết áp tuyệt đối không được ăn nước mắm khi huyết áp đang tăng cao, vì nó có thể khiến người bệnh bị choáng váng, hoa mắt, chóng mặt và có thể gây ra những tai biến đáng tiếc như đột quỵ, suy tim... Chính vì vậy, với những người bị cao huyết áp thì tránh sử dụng nước mắm và các gia vị mặn là điều cần thiết.

Bệnh tim

Ăn quá nhiều mắm sẽ uống nước nhiều làm tăng khối lượng máu tuần hoàn thì tim phải làm việc nhiều hơn, lâu ngày tim thất trái to lên rồi dẫn đến bị suy tim. Nếu bạn phát hiện và giảm ăn muối, ít nước mắm thì tim thất trái sẽ trở lại bình thường.

Lưu ý khi chọn nước mắm: 

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người tiêu dùng nên chọn nước mắm có màu nâu cánh gián sậm đến nâu vàng, hương thơm nồng, có vị đạm cá nhiều, nước trong, không vẩn đục. Những loại nước mắm khi nêm, nấu có vị mặn gắt và chát ở đầu lưỡi thì đó là nước mắm có độ đạm thấp.
Theo Khỏe và Đẹp

Mẹ để ngón tay trên tay của trẻ để trẻ nắm chặt. Khi cảm thấy trẻ đang nắm chặt, mẹ có thể từ từ nâng cao ngón tay mình lên, mẹ có thể vừa hát vừa lặp lại động tác này.


Trẻ sau 7 tháng, khả năng dùng tay thao tác với đồ vật được tăng cường nhanh chóng. Vì vậy, các bậc phụ huynh hãy nắm bắt cơ hội này, cho trẻ sử dụng đôi tay bé nhỏ của mình như thử nắm đồ vật, nghịch đồ chơi. Điều này có thể cải thiện cảm nhận lực bàn tay, tăng cường lực tay để đôi tay của trẻ càng trở nên linh hoạt, khéo léo.

1. Nắm chặt ngón tay của mẹ
Mẹ để ngón tay trên tay của trẻ để trẻ nắm chặt. Khi cảm thấy trẻ đang nắm chặt, mẹ có thể từ từ nâng cao ngón tay mình lên, mẹ có thể vừa hát vừa lặp lại động tác này.

Hiệu quả: Có thể tăng cường lực nắm của trẻ, còn có thể luyện tập lực ở vai cho trẻ.

1437928411_con-tang-thanh-ha-jpg

2. Rút tờ giấy ăn

Mẹ chuẩn bị sẵn một hộp đựng giấy ăn, cho giấy vào trong đó. Mẹ nắm lấy tay của trẻ, chỉ cho trẻ cách rút từng tờ giấy ăn ra khỏi hộp giấy. Chờ trẻ tự rút được giấy, mẹ chỉ cần giúp trẻ giữ chặt hộp giấy là được.

Hiệu quả: Có thể phát triển lực ngón tay và cổ tay của trẻ, giúp xúc giác của trẻ trở nên nhạy bén hơn.

3. Bắt bóng

Bố mẹ chuẩn bị một quả bóng bay dày một chút, có chất lượng tốt. Đầu tiên, bố mẹ hứng một chút nước vào trong bóng, sau đó thổi thổi bóng căng lên. Tuy nhiên không nên thổi quá căng. Sau đó thắt chặt cổ bóng lại. Bố hoặc mẹ truyền quả bóng đó cho trẻ bắt chơi.

Hiệu quả: Có thể thúc đẩy phát triển xúc giác và động tác tinh tế của trẻ.

4. Tùy ý vò tờ giấy

Đưa cho trẻ mấy tờ giấy, cho trẻ cầm chơi. Đầu tiên, mẹ làm mẫu cho trẻ xem, dùng hai tay gấp hoặc vò tờ giấy lại, trẻ sẽ rất nhanh sẽ học được cách làm như mẹ.

Hiệu quả: Khi vò, cần dùng toàn bộ lực tay, vì vậy rất có lợi để tăng cường lực tay.

Lưu ý:  Tốt nhất không nên dùng giấy báo và giấy in, giấy copy vì có mực đen.

5. Lắc trống
1001435_380x380

Mẹ đưa cho trẻ một cái trống hoặc một cái chuông nhỏ, cho trẻ lắc chơi. Hoặc cho trẻ cầm đồ vật khác lắc cũng được nhưng kích thước lớn, bé cần phù hợp, thuận tiện cho trẻ cầm nắm. Âm thanh phát ra từ đó cần nhẹ nhàng, vui tai.

Hiệu quả: Có thể huấn luyện sức mạnh bàn tay, nâng cao độ nhạy cảm của thính giác.

6. Sờ vải

Chuẩn bị một vài đồ vật có chất liệu khác nhau như khăn quàng cổ, khăn tay… để trẻ sờ vào, vò nhẹ, cảm nhận các chất liệu không giống nhau này. Mẹ cũng có thể nắm một góc của chiếc khăn, sau đó cho trẻ nắm một góc khăn bên kia để kéo thử. Chú ý kéo nhẹ, chỉ cần căng là được.

Hiệu quả: Có thể làm cho xúc giác của trẻ nhạy cảm hơn.

7. Vứt đi, nhặt lên

Mẹ chuẩn bị một chiếc thìa nhựa hoặc thép không gỉ, cho trẻ đập chơi. Nếu trẻ cố ý ném thìa xuống đất, mẹ giúp trẻ nhặt lên. Trẻ vẫn vứt, mẹ tiếp tục nhặt. Trẻ sau 8 tháng thích làm như vậy, các bà mẹ không nên cảm thấy phiền phức.

Hiệu quả: Có thể luyện tập độ linh hoạt ngón tay của trẻ, còn có thể giúp trẻ hiểu mối quan hệ giữa đồ vật và động tác của mình.

3 trò chơi về tay

1. Trò chơi vỗ tay và đẩy tay

Mẹ nắm lấy tay của trẻ, miệng đếm 1, 2, 3… Đồng thời dạy trẻ luyện tập vỗ tay. Sau đó, tay mẹ và tay trẻ đối diện với nhau, từ từ đẩy từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.

Infant Playing with Mother

Hiệu quả: Có lợi để luyện tập xúc giác của trẻ. Đây cũng là một cách vuốt ve trẻ.

2. Trò chơi 10 ngón tay

Mẹ đặt trẻ ngồi trên gối của mình, lấy từng ngón tay của trẻ  theo thứ tự một lượt, gập ngón tay trẻ lại, sau đó lại mở từng ngón ra.

Hiệu quả: Có thể giúp khớp ngón tay của trẻ tăng cường độ mềm mại, dẻo dai.

3. Trò chơi nắm tay và chỉ tay

Mẹ dạy trẻ luyện tập nắm tay lại và mở ra, làm đi làm lại nhiều lần. Sau đó, dạy trẻ dùng ngón tay trái chỉ đến bàn tay phải và làm ngược lại. Hai tay hoán đổi lặp lại nhiều lần như thế.

Hiệu quả: Có thể luyện tập xúc giác của trẻ, tăng cường độ linh hoạt cho ngón tay.

6 trò chơi tập luyện cơ bắp

1. Bóng kích thích xúc giác

Lựa chọn một quả bóng có chất liệu mềm mại, kích thước vừa vặn để tiện cho trẻ cầm trong tay. Một số loại bóng có bề mặt như những hạt cát nổi lên, rất thích hợp để kích thích xúc giác cho trẻ.

2. Album bằng bìa cứng

do choi phu hop cho tre duoi 3 thang tuoi

Niềm hứng thú của trẻ trước 1 tuổi chủ yếu không nằm ở sách in hình gì mà nằm ở động tác lật sách. Album bằng bìa cứng có thể để trẻ lật trang, thậm chí, không sợ trẻ ngứa răng cắn vào. Album bìa cứng này có thể tập luyện cơ bắp cho tay trẻ, cũng rất có lợi để kích thích xúc giác.

3. Chuông

Chuông có thể kích thích thị giác và thính giác của trẻ đầu tiên. Đồng thời do trẻ có thể nắm lấy chuông lắc đi lắc lại, vì vậy cũng có thể luyện tập lực  cánh tay. Bố mẹ lưu ý lựa chọn cái chuông có âm thanh dễ chịu, khoan thai.

4. Dây chìa khóa nhựa

Trên chìa khóa có rất nhiều cạnh khía giúp trẻ sờ chạm và cắn chặt. Đây là một vật rất dễ làm cho trẻ nghiện nghịch, cũng có tác dụng tập luyện xúc giác cho trẻ.

5. Nhấn nhút điện thoại

Có thể cho trẻ tùy tiện ấn, luyện tập lực tay, giúp đôi mắt trẻ phối hợp linh hoạt hơn.

6. Đồ chơi không mất tiền

Bố mẹ chuẩn bị một cái thùng nhựa, sau đó để một số vật dụng nhỏ an toàn (vật nào cũng đều không được nhỏ hơn 4cm) vào trong hộp cho trẻ chơi, ví dụ như những cái  thìa nhỏ, lõi cuộn cuốn giấy đã hết, lõi cuộn chỉ. Sau đó đặt thùng bên cạnh trẻ. Trẻ sẽ nhặt ra từng cái vứt sang một bên hoặc ra xa, hoặc bỏ những đồ vật đó vào lại trong thùng. Trò này sẽ giúp trẻ tập luyệt độ linh hoạt  của cơ bắp.

Trong cuộc sống thường ngày còn có những vật khác như công tắc đèn, điều khiển ti vi, công tắc bật mở nhạc, chỉ cần không có nguy hiểm đều có thể để cho trẻ cầm chơi. Đây đều là những vật rèn luyện cơ bắp cho trẻ rất tốt.

Sưu Tầm

Đồ chơi là một người bạn vô cùng thân thiết của trẻ nhỏ, mỗi đứa trẻ lại yêu thích một hoặc một vài món đồ chơi khác nhau và những món đồ chơi tưởng chừng như đơn giản ấy lại có những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sự phát triển thể chất và tinh thần của các bé yêu. Chính vì thế các bạn cần lưu ý khi chọn đồ chơi cho bé yêu nhé. Dưới đây là 5 lưu ý khi chọn mua đồ chơi cho bé mà mọi người nên biết.

Tìm hiểu thêm: Đồ chơi trẻ em tphcm

Lưu ý khi chọn mua đồ chơi cho bé

Đảm bảo an toàn khi mua đồ chơi cho bé


  • Tính an toàn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc chọn đồ chơi cho trẻ bởi rất nhiều trẻ em bị đồ chơi làm chảy máu, trầy xước da hay bị đồ chơi bắn vào mắt, nuốt nhầm vào miệng,… Thêm vào đó ngày càng có nhiều đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc có tính nguy hại và bạo lực, không đạt tiêu chuẩn an toàn cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé.
  • Khi lực đồ chơi cho bé, bố mẹ cần lưu ý về nơi xuất xứ, thương hiệu của sản phẩm, tính an toàn cũng như tham khảo các thông tin trên các phương tiện truyền thống để biết loại đồ chơi nào đang bị cấm, đang bị thu hồi để tránh khỏi mua nhầm, “tiền mất tật mang”.
  • Không mua những loại đồ chơi có cấu tạo từ những mảnh nhỏ khác nhau hay có góc cạnh sắc bén.
  • Đồ chơi phải đảm bảo tính chắc chắn, không dễ vỡ có thể làm tổn thương cơ thể trẻ.
  • Hạn chế cho trẻ chơi các loại đồ chơi có thể gây nguy hiểm như: Súng bán bi, súng bắn dây, súng bắn nước, cung tên bằng nhựa,…
5 lưu ý khi chọn mua đồ chơi cho bé, 5 luu y khi chon mua do choi cho be

Chọn mua đồ chơi cho bé có tính giáo dục cao

  • Mở rộng kiến thức cho trẻ hay kích thích trẻ suy nghĩ, lý luận, đặt ra câu hỏi, tìm ra câu trả lời như đồ chơi xếp hình, ghép chữ,…
  • Xây dựng và cho trẻ thực hành một số kỹ năng như sự khéo tay, tính chăm chỉ,…
  • Giáo dục cho trẻ sự hiểu biết về cuộc sống, về môi trường, về an toàn giao thông, về chăm sóc sức khỏe như cột đèn giao thông 3 màu, vườn cây nhân tạo cho bé chăm sóc, tai nghe để bé làm bác sĩ,….

Chọn mua đồ chơi theo sở thích của bé

  • Một món đồ chơi dù mang tính giáo dục cao, dù kích thích bé suy nghĩ, phát triển trí thông minh, đảm bảo tính an toàn đến đâu nhưng các bé không yêu thích, không muốn chơi và cho vào góc tủ thì bố mẹ không nên mua còn hơn.
  • Chính vì thế khi chọn mua đồ chơi cho các bé, bố mẹ cần lưu ý:
    – Hiểu rõ tính cách, sở thích của các bé để mua đồ chơi, ví dụ đa phần các bé trai sẽ thích chơi siêu nhân, các bé gái lại thích búp bê, gấu bông xinh xắn,….
    – Một bé trai thích chơi siêu nhân thì sẽ không bao giờ có hứng thú với những đồ chơi mang tính thụ động, chậm chạp.
    – Con trai không thích đồ chơi của con gái và ngược lại.
    – Đồ chơi phải mang tính thời thượng, đa số các bé thường yêu thích đồ chơi theo mùa do ảnh hưởng của phim ảnh và ảnh hưởng lẫn nhau.

Chọn mua đồ chơi cho bé phù hợp với lứa tuổi

  • Vì đồ chơi sẽ kích thích được trí tưởng tượng và óc sáng tạo theo độ tuổi.
  • Một bé 5 tuổi mà chơi đồ chơi của bé 7-8 tuổi sẽ dễ nổi nóng, bỏ cuộc, khó chịu vì độ khó của trò chơi và ngược lại những bé 7-8 tuổi sẽ không hứng thú với đồ chơi của những bé nhỏ tuổi hơn đâu nhé.

Chọn mua đồ chơi cho bé phải hợp túi tiền

  • Vì trẻ em rất dễ “cả thèm chóng chán” và không hẳn những món đồ chơi đắt tiền đã thu hút chúng hơn những đồ chơi rẻ tiền.
  • Không nên chiều theo sở thích của trẻ vì có khi chúng nằng nặc đòi một món đồ chơi đắt tiền rồi lại bỏ xó, rất lãng phí.
  • Những món đồ chơi hợp túi tiền bố mẹ, tạo hứng thú cho trẻ luôn là sự lựa chọn hợp lý.
Trên đây là 5 lưu ý khi chọn mua đồ chơi cho bé yêu mà các bậc làm cha mẹ có thể tham khảo để có thêm kinh nghiệm để lựa chọn cho các bé những món đồ chơi phù hợp, hiệu quả. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất vẫn là việc các bạn hãy biết cùng học, cùng chơi với bé để có thể hiểu rõ tâm lý, suy nghĩ, sở thích, cảm nhận của các bé, đó là tiền đề, là cơ sở để bạn có biện pháp giáo dục, chăm sóc bé phát triển toàn diện hơn đấy. Chúc các bạn luôn biết chăm sóc các bé thật tốt và hiệu quả nhé.

Đồ chơi là món đồ không thể thiếu với trẻ con, nhưng làm sao để biết được món đồ đó có tốt hay không khi mà càng ngày càng xảy ra nhiều vụ ngộ độc từ đồ chơi độc hại?

Hãy cùng tham khảo một số gợi ý sau đây để lựa chọn đồ chơi tốt nhất cho bé.
Những lưu ý khi mua đồ chơi cho bé tại hcm:
1. Luôn luôn làm theo những khuyến cáo mà nhà sản xuất đưa ra trên sản phẩm. Một số loại đồ chơi có những bộ phận nhỏ có thể gây hại cho trẻ em vì thế bạn nên chú ý đến các cảnh báo trên món đồ.
2. Đồ chơi phải đủ lớn ít nhất là 3 cm với đường kính và 6cm với chiều dài – điều này đảm bảo cho việc trẻ sẽ không nuốt đồ chơi và bị kẹt lại trong khí quản. Khi chọn đồ chơi cho trẻ, đừng bao giờ chọn những đồ chơi quá nhỏ vì như thế sẽ gây nguy hiểm cho con bạn.
3. Tránh cho trẻ cầm nắm những thứ như bi, tiền xu và các quả bóng có đường kính 4,4 cm hoặc nhỏ hơn vì nếu không cẩn thận sẽ nuốt phải và sẽ kẹt lại bên trong cổ họng, ảnh hưởng đến vấn đề hô hấp của trẻ.
4. Đối với những đồ chơi chạy bằng pin thì chỗ nắp pin phải đủ chặt để trẻ không thể mở ra. Pin và chất lỏng chảy ra từ pin có thể gây ra những nguy hiểm cho con bạn như : nghẹt thở, chảy máu thậm chí là bị bỏng do hóa chất gây ra.
5. Đồ chơi an toàn là đồ chơi mà bé không thể phá vỡ  và đủ dẻo dai để bé có thể nhai mà không gây ra nguy hiểm gì.
Cách lựa chọn đồ chơi an toàn cho bé
Lựa chọn đồ chơi an toàn để bảo vệ sức khỏe của bé.
Cần tránh những loại đồ chơi:
1. Những loại đồ chơi có đầu nhọn hoặc đồ chơi có những chi tiết nhỏ như mắt, răng cưa hay bánh xe..
2. Những đồ chơi có đầu nhỏ sẽ làm cho trẻ dễ nuốt.
3. Những loại đồ chơi có những đoạn dây dài hơn 18 cm.
4. Những loại đồ chơi có  thể làm trẻ bị kẹt tay.
5. Những kiểu đồ chơi như ngựa bập bênh hay những loại xe dành cho trẻ cũng nên kiểm tra kỹ các khuyến cáo từ nhà sản xuất. Bạn nên đảm bảo rằng những loại đồ chơi này luôn có dây bảo vệ để tránh cho những rủi ro có thể xảy ra với bé.
6. Những loại đồ chơi được làm thủ công cũng nên được xem xét cẩn thận, rất có thể những món đồ chơi này chưa được qua kiểm tra an toàn. Không nên cho trẻ chơi những đồ chơi được sản xuất trước năm 1978 vì những đồ chơi này có thể chứa chì rất nguy hiểm với trẻ.
7. Thú nhồi bông và các đồ chơi được bán trong các hội chợ , cửa hàng chưa chắc đã đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn an toàn. Hãy kiểm tra cẩn thận các bộ phận có thể tháo rời hoặc các cạnh sắc, đảm bảo nó đủ an toàn cho con bạn.
8. Kiểm tra xem món đồ chơi bạn mua có nằm trong danh sách các đồ chơi đã bị thu hồi của các cơ quan chức năng hay không.
Cách lựa chọn đồ chơi an toàn cho bé
Đồ chơi an toàn giúp bé tránh khỏi những tác nhân nguy hiểm đồng thời giúp phát triển trí não.
 Đặc biệt lưu ý:
1. Không cho trẻ dưới 8 tuổi chơi bóng bay hoặc găng tay cao su. Việc hít phải hơi bóng hoặc nhai chúng có thể khiến cho trẻ bị ngạt thở. Bóng bay  khi bị kéo căng sẽ bị bật lại gây nguy hiểm cho trẻ.
2. Không bao giờ cho trẻ dưới 7 tuổi chơi những đồ chơi lắp ráp, chúng thường có những bộ phận nhỏ, trẻ rất dễ nuốt phải.
4. Để những đồ chơi của anh chị lớn xa tầm với của trẻ nhỏ.
Việc chọn lựa đồ chơi cho con yêu không nên xem nhẹ. Các bậc cha mẹ hãy ghi nhớ kỹ những lưu ý trên để lựa chọn đồ chơi cho bé sao cho an toàn và bổ ích nhất.

Nên đọc: 

Đồ chơi cho bé 1 - 2 tuổi
Đồ chơi cho bé 3 - 4 tuổi
Đồ chơi cho trẻ sơ sinh

Tổng hợp

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.