Ăn quá no: Bạn nên làm gì để dễ tiêu hóa?
Khi ăn quá no sẽ làm cơ thể trở nên khó chịu. Dưới đây là vài mẹo nhỏ giúp tiêu hóa thức ăn một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Các cách tiêu hóa thức ăn khi ăn quá no
Trần bì 10g (nếu có vỏ quýt tươi thì tốt), thái thành sợi mỏng, gừng sống một miếng (cỡ như quả hạnh đào), giã nát thêm một ít đường trắng, cho vào pha với nước sôi sùng sục để uống thay trà.
Tiêu tam tiên (tức là Tiêu sơn trà, tiêu thuần khúc, tiêu mạch nah) mỗi loại 15g, cau 10g, sắc lên uống.
Lấy màng vàng mề gà (Đông y: Kê nội kim) sao cháy, rồi nghiền nhỏ, uống cùng với nước đường có gừng. Mỗi lần 6g, ngày uống 2 - 3 lần.
Mã thầy sống (tức địa lợi) 10 cái, củ cải nửa cân, rửa sạch sau đó cho vào lon giã nát, vắt lấy nước, đun nóng lên uống.
Hạt củ cải sao 30g, đại hoàng sao rượu, sa nhân mỗi loại 10g, đem nghiền nhỏ tinh, mỗi sáng uống 6g.
Nhị sửu sao 10g, giã nát, thêm vừa đủ gừng, đường đỏ, hòa với 2 lượng bột trắng, thêm nước nhào kĩ, nướng thành 2 chiếc bánh hơi sém, ăn hết trong một ngày.
Quát lâu 20g (cắt nhỏ), mộc hương, chỉ xác mỗi loại 10g, dùng nước sắc uống.
Gừng khô, trần bì mỗi loại 15g, đại táo 20 quả, gạo tẻ 2 lạng. Nghiền nhỏ trần bì, gừng khô, gạo đem đãi sạch, đổ cả vào xoong, thêm nước, nấu thành cháo để ăn.
Dạ dày là nơi đầu tiên phải “hứng chịu” hậu quả khi ăn quá no. |
Tác hại khôn lường của việc ăn quá no
Dạ dày là nơi đầu tiên phải “hứng chịu” hậu quả khi ăn quá no. Mỗi ngày, bộ phận này phải tiết khoảng 8000 mg dịch tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn. Ăn no khiến cho dạ dày bị căng phồng, nhu động chậm lại, dịch tiêu hóa tiết không đủ khiến thức ăn không thể tiêu hóa hết.
Nguy hiểm hơn, lượng thức ăn còn thừa có thể bị phân hủy thành độc tố và làm hỏng dạ dày, tá tràng, thành ruột, gây sưng phồng ruột, suy giảm chức năng ruột... Đồng thời, việc ăn quá no sẽ khiến cho hệ tiêu hóa phải làm việc “quá tải”, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh như khó tiêu, đau dạ dày, viêm loét dạ dày…
Đe dọa sức khỏe tim mạch. Theo các nghiên cứu khoa học, giữa việc ăn uống và quá trình phát sinh bệnh động mạch vành có mối liên hệ mật thiết. Khi chúng ta ăn quá no, cholesterol tích tụ ở thành động mạch sẽ khiến cho động mạch xơ cứng nhanh, ảnh hưởng xấu tới động mạch vành. Nếu sau khi ăn thấy đau tim co thắt thì càng phải chú ý.
Bữa tối ăn quá no thì càng nguy hiểm hơn. Bởi khi đi ngủ, lưu thông trong máu sẽ chậm lại, quá no làm mỡ trong máu tăng lên, nó dễ tích lắng ở thành huyết quản ảnh hưởng đến tính đàn hồi của mạch máu, dẫn tới xơ cứng động mạch. Vì vậy, thực hiện ăn uống điều độ là tốt nhất.
Theo Phunutoday