Latest Post

Lần đầu làm mẹ hẳn bạn sẽ bối rối không biết tính toán chi phí nuôi con trong năm đầu tiên thế nào cho hợp lý, hãy tham khảo bảng chi phí nuôi con trong năm đầu tiên của một người mẹ dưới đây nhé!
I. NHỮNG KHOẢN CHI CẦN THIẾT
1. Sữa + Thực phẩm ăn dặm
Sữa mẹ vừa là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vừa giúp tăng sức đề kháng cho nên các chuyên gia khuyên các bà mẹ nên cho con bú trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên vì lý do nào đó mẹ không thể cho con bú buộc phải sử dụng sữa công thức (CT). Dưới đây là khoản chi cụ thể cho sữa:
Từ 0 – 6 tháng đầu đời: ~ 0 – 10,4 triệu đồng
- Nuôi con bằng sữa mẹ, chi phí là 0 đồng
- Nuôi con bằng sữa CT

  • Sữa (tùy loại sữa nội hoặc ngoại), chi phí ~ 8 - 10 triệu đồng
  • Núm vú, dụng cụ vệ sinh bình sữa… ~ 200 – 400 nghìn đồng

Từ 7 – 12 tháng: ~ 12 triệu đồng
Lúc này bé đã bước vào giai đoạn ăn dặm nên lượng sữa sẽ giảm xuống, trong 6 tháng này mẹ sẽ chi cho:
- Sữa (nội hoặc ngoại) ~ 6 – 8 triệu đồng
- Ăn dặm 

  • Bột (ăn trong khoảng hai tháng 6&7, tùy loại bột nội hoặc ngoại) ~ 300 – 500 nghìn đồng
  • Thực phẩm nấu cháo (rau xanh, thịt, cá…) ~ 1,5 – 2 triệu đồng
  • Dầu ăn ~ 100 – 200 nghìn đồng
  • Sữa chua, váng sữa, phô mai ~ 1 triệu đồng
  • Trái cây ~ 200 – 400 nghìn đồng
  • Áo ăn dặm (2 cái) ~ 20 – 50 nghìn đồng

2. Tã cho trẻ
Lúc mới sinh trẻ sẽ có nhu cầu dùng tã nhiều, chừng 8 – 9 chiếc/ngày trong tuần đầu tiên (do trẻ ị phân su và đi ngoài, tè liên tục) và sau đó giảm dần còn 6 – 7 chiếc/ngày trong tuần thứ hai và cứ thế giảm dần số lượng xuống còn 3 – 4 chiếc khi bước sang tháng thứ 2. Khi trẻ được 1 tuổi chỉ sử dụng chừng 1 – 2 chiếc vào ban đêm. Dưới đây là khoảng chi cụ thể cho tã:
Từ 0 – 6 tháng (mình dùng tã giấy Pamper cho cả ngày và đêm) ~ 1,7 triệu đồng
- Sơ sinh (2 gói nhỏ, chừng 80 miếng) ~ 300 nghìn đồng
- Từ 2 – 6 tháng ( 5 – 6 gói lớn chừng 66 miếng/gói) ~ 1,2 – 1,4 triệu đồng

Từ 7 – 12 tháng
 (mình dùng tã quần Pamper cho cả ngày và đêm, 5 - 6 gói lớn: 54 quần/gói) ~1,5 – 1,8 triệu đồng

3. Quần áo cho trẻ
Khi bé mới sinh, bạn không cần mua quá nhiều quần áo cho bé bởi trong 3 tháng đầu bé sẽ lớn rất nhanh. Theo chia sẻ của những bà mẹ đi trước, khi đi mua quần áo cho trẻ bạn nên mua trừ hao khoảng 2 size và chỉ nên mua cho bé sử dụng trong 6 tháng đầu tiên. Khi bé bước sang tháng 7 bạn mới nên mua tiếp đợt quần áo thứ 2 cho bé. Và lưu ý, trẻ sơ sinh da rất mẫn cảm nên bạn nên chú ý đến chất lượng vải nhé! Dưới đây là chi phí mua quần áo cho bé:
Từ 0 – 6 tháng: ~ 2 triệu đồng
- Đồ mặc ở nhà (từ 10 – 15 bộ) ~ 700 – 1,5 triệu đồng
- Đồ cho bé mặc ra ngoài (2 bộ) ~ 200 – 400 nghìn đồng
- Vớ, bao tay chân (4 – 5 đôi) ~ 60 – 100 nghìn đồng
Từ 7 – 12 tháng: ~ 2 triệu đồng
- Đồ cho bé mặc ở nhà (chừng 10 bộ) ~ 800 – 1, 2 triệu đồng
- Đồ cho bé mặc ra ngoài (2 – 3 bộ) ~ 500 – 700 nghìn đồng
- Nón + giày dép ~ 300 – 500 nghìn đồng
4. Khăn (sắm cho bé từ 0 – 12 tháng) ~ 1 – 1,5 triệu đồng
- Khăn tắm (2 chiếc) ~ 100 nghìn đồng
- Khăn sữa (2 lố) ~ 120 nghìn đồng
- Khăn giấy (20 bịch) ~ 200 – 300 nghìn đồng
- Khăn ướt (18 gói) ~ 720 – 1 triệu đồng
5. Dụng cụ vệ sinh ~ 600 nghìn đồng
- Sữa tắm, dầu gội ~ 200 – 500 nghìn đồng
- Tăm bông, băng gạc, rơ lưỡi… ~ 70 – 100 nghìn đồng
6. Đồ chơi (cần chọn đồ chơi chất lượng cho trẻ) ~ 1,5 triệu đồng
Từ 0 – 6 tháng ~ 300 – 500 nghìn đồng
Từ 7 – 12 tháng ~ 500 – 1 triệu đồng
7. Các vật dụng khác (nếu không mượn được bạn nên mua) ~ 3,5 – 6 triệu đồng
- Nôi: nôi sắt ~ 1 - 2 triệu đồng và 3 - 5 triệu đồng nếu là nôi gỗ
- Xe đẩy: ~ 500 nghìn – 1 triệu đồng
- Địu bé, dây đai ~ 200 – 300 nghìn đồng
8. Chích ngừa
Tiêm ngừa là bắt buộc cho mọi trẻ em để bảo vệ trẻ khỏi những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu bạn chọn chương trình tiêm chủng quốc gia sẽ được miễn phí với những mũi tiêm cơ bản, nếu bạn chọn tiêm dịch vụ bạn sẽ tốn không ít tiền.
Bảng giá dịch vụ các mũi cần tiêm phòng cho trẻ dưới 1 tuổi (nguồn Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương)


II. NHỮNG KHOẢN PHÁT SINH

Khám chữa bệnh:
Do hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, nên trong giai đoạn này, trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh. Chính vì thế, bạn cần dự trù khoảng 5 – 10 triệu đồng đề phòng xa. Tất nhiên, không phải tháng nào con bạn cũng dễ mắc bệnh nhưng có những tháng trẻ có thể đến thăm bác sĩ đều đặn. Bạn không nên quá lo lắng vì đây là vấn đề rất phổ biến ở trẻ nhỏ.
III. TÓM LẠI
- Trong năm đầu tiên nuôi con, ngoài những khoản chi bắt buộc như tã, quần áo… nếu bạn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ và sử dụng dịch vụ tiêm chủng mở rộng, chi phí nuôi con của bạn sẽ trong khoảng ~ 50 – 60 triệu đồng. -> Tính trung bình 1 tháng bạn cần chi cho con ~ 5 triệu đồng
- Nếu bạn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ và sử dụng các mũi tiêm dịch vụ bạn cần chi khoảng (tất nhiên đã tính những khoản chi bắt buộc) ~ 60 – 70 triệu đồng. -> Tính trung bình 1 tháng bạn cần chi cho con ~ 6 triệu đồng
Trên chỉ là bảng chia sẻ kinh phí nuôi con của một mẹ có mức thu nhập trung bình khá. Và bảng này chỉ mang tính chất cho bạn tham khảo vì tùy theo mức thu nhập, điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà bạn sẽ có sự chi tiêu khác nhau nhé!


Theo Webtretho

Bên cạnh những mẫu váy cưới hiện đại thì váy cưới truyền thống cũng được các cô dâu ưu ái lựa chọn trong ngày trọng đại nhất của mình.

Váy cưới màu trắng có nguồn gốc từ phương Tây và được sử dụng rất phổ biến tại các đám cưới. Nữ hoàng Victoria là người khởi đầu cho xu hướng mặc váy cưới trắng hiện đại khi kết hôn với Hoàng tử Albert vào năm 1840. Sau đó, chiếc váy cưới màu trắng trở nên phổ biến tại các nước ở Châu Âu, Bắc và Nam Mỹ, sau đó lan rộng ra khắp thế giới.
Tuy nhiên, với các nước Châu Á, váy cưới màu trắng vẫn chưa được tôn vinh là trang phục mang tính biểu tượng của ngày cưới. Thay vào đó, trong ngày cưới, người Châu Á thường có xu hướng lựa chọn những bộ váy mang đậm văn hóa truyền thống của dân tộc khi làm đám cưới. Cùng chiêm ngưỡng những chiếc váy cưới truyền thống tuyệt đẹp tại các nước:
1. Thái Lan
Mô tả ảnh.
Cô dâu Thái hay mặc váy cưới truyền thống làm bằng tơ tằm có màu sắc tươi tắn
Trang phục truyền thống chính thức của người Thái được gọi là Chut Thai Phra Ratcha Niyom với nhiều kiểu dáng đa dạng tùy thuộc vào từng hoàn cảnh xuất hiện. Váy cưới của cô dâu Thái thường được làm bằng tơ tằm, mỏng nhẹ và có màu sắc rất tươi tắn.
2. Afghanistan
Mô tả ảnh.
Cô dâu Afghanistan với bộ váy cưới rực rỡ, lộng lẫy
Trang phục truyền thống của phụ nữ Afghanistan thường có màu sắc sáng, rực rỡ, chất liệu được thêu hoa văn phức tạp, tinh tế. Các hoa văn này được thêu từ loại sợi chỉ mảnh, đôi khi là từ sợi kim loại hoặc đính thêm đồng xu vào vải.
3. Việt Nam
Mô tả ảnh.
Cô dâu Việt Nam trang nhã trong bộ áo dài
Đối với các cô dâu Việt Nam, váy trắng không thể nào thay thế được áo dài truyền thống trong ngày cưới. Áo thường được may bằng chất liệu mỏng, rủ như tơ tằm, trùm lên cả phần quần (thường đồng màu với áo) tạo nên dáng vẻ thướt tha cho cô dâu.
4. Ấn Độ
Mô tả ảnh.
Cô dâu Ấn Độ thường mặc sari màu đỏ có thêu nhiều đá và kim sa
Áo cưới truyền thống của cô dâu Ấn Độ là chiếc sari. Sari là một dải khăn dài từ 4-9 m được quấn quanh thân người theo những cách khác nhau tuỳ thuộc vào từng vùng miền. Cách quấn khăn phổ biến nhất là quấn quanh eo rồi sau đó vắt qua vai. Sari của các cô dâu Ấn cũng được đính nhiều kim sa và đá quý. Người Ấn quan niệm màu đỏ tượng trưng cho hanh phúc và may mắn nên phần lớn áo cưới được may màu này.
5. Indonesia
Mô tả ảnh.
Cô dâu, chú rể Indonesia thường mặc lễ phục trùng màu với nhau
Áo cưới của cô dâu Indonesia thường đa dạng tùy vào khu vực, nhưng mô hình chung là váy có màu sắc tươi sáng, những đường thêu nặng và có màu giống như áo cưới của chú rể.
6. Nhật Bản
Mô tả ảnh.
Cô dâu Nhật Bản mặc kimono trắng tượng trưng cho sự thanh khiết, trong trắng
Khi thực hiện các nghi lễ của đám cưới, cô dâu Nhật sẽ mặc một chiếc kimono trắng có tên là shiro-maku, "shiro" nghĩa là trắng và "muku" nghĩa là trong. Ngoài ra, các cô dâu còn khoác thêm một chiếc áo đucợ may cầu kỳ, phức tạp bên ngoài để tiếp khách. Chiếc áo này thường được may bằng lụa đỏ tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc.
6. Trung Quốc
Mô tả ảnh.
Cô dâu Trung Quốc mặc xường xám có thêu hình rồng phượng bằng chỉ vàng và bạc
Váy cưới truyền thống ở miền Bắc Trung Quốc là chiếc xường xám đỏ thêu hình rồng phượng bằng chỉ màu vàng và bạc. Cô dâu ở miền Nam Trung Quốc thường mặc bộ đồ cưới tách áo và váy riêng nhưng cũng thêu các hoạ tiết rồng và phượng.
7. Hàn Quốc
Mô tả ảnh.
Trang phục của cô dâu Hàn Quốc là Hanbok được may cách điệu nhưng trang trí thêm nhiều chi tiết
Trang phục ngày cưới của cô dâu Hàn Quốc về cơ bản vẫn là chiếc áo hanbok nhưng nó được may cách điệu hơn bình thường. Cô dâu đi những đôi giày hình chiếc thuyền may từ vải lụa và đi tất màu trắng. Ngoài ra họ cũng thường vắt trên tay một dải khăn màu trắng với những hình thêu sặc sỡ với các loại hoa.
Theo Phunutoday

Những lời mẹ vợ căn dặn mẹ chồng trong ngày cưới con khiến nhiều người xúc động và suy ngẫm.

Mới đây, các rất nhiều chị em phụ nữ Việt đồng loạt chia sẻ bài viết “10 câu nói mẹ vợ căn dặn mẹ chồng” gây xôn xao cộng đồng mạng.
Xưa nay, mối quan hệ giữa “mẹ chồng – nàng dâu” vẫn mối quan tâm đặc biệt của người phụ nữ. Mỗi người mẹ chồng có cách ứng xử riêng với con dâu và ngược lại. Và dù rất khéo léo, tinh tế thì mối quan hệ giữa mẹ chồng - nàng dâu vẫn khó để tìm được sự thông cảm, thấu hiểu.
Chính vì thế mà 10 câu nói của mẹ vợ chia sẻ với mẹ chồng về mối quan hệ giữa mẹ chồng – nàng dâu thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của cộng đồng mạng, đặc biệt là chị em phụ nữ.
 Với những lời lẽ nhẹ nhàng, người mẹ vợ muốn mẹ chồng đối xử với con dâu một cách hài hòa, chân thành nhất, giúp con dâu hiểu rằng, tuy không phải “máu mủ ruột rà” nhưng họ có chung người thân, chung những mối quan tâm và sống chung một mái mà.
Rất nhiều người tâm đắc với 10 câu nói của mẹ vợ nói với mẹ chồng. Nick name Thủy Nguyễn chia sẻ: “Giá như người mẹ chồng nào cũng có thể ứng xử với con dâu như vậy. Mẹ chồng cũng từng làm dâu. Con gái mẹ chồng cũng đi làm dâu vậy tại sao lại không thông cảm và thấu hiểu cho nhau chứ”.
Nick name Thảo My cũng cùng quan điểm: “Muốn có con dâu tốt thì đầu tiên hãy làm một bà mẹ chồng tốt. Tất nhiên, những người làm dâu cũng phải hiểu được bổn phận và trách nhiệm của mình, biết mình là phận làm con mà cư xử cho đúng mực”.
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa
Dưới đây là “10 câu nói mẹ vợ nói với mẹ chồng” khiến nhiều người suy ngẫm:
1. Con trai anh chị chỉ là người bình thường, không giỏi giang như chị nghĩ đâu. Nó lấy được con dâu chứ không phải con gái người ta rơi vào nhà chị, nên trân trọng con dâu.
2. Lũ con trai tồi tệ thế nào, các bà mẹ như chúng ta đều rõ, đừng nói con chị bận nên bắt con dâu làm việc nhà. Con trai còn bận buôn dưa lê trên Line, chơi điện tử, chị biết rõ điều đó mà.
3. Không nên bắt con dâu phải chăm sóc chồng nó như chị chăm sóc con trai. Nó là con trai chị, là chồng của con dâu chị. Con dâu chỉ coi con chị là chồng nó chứ không coi đó là con trai nó.
4. Không nên nói xấu con dâu trước mặt con trai chị, nếu chị làm như vậy chỉ khiến chúng nó thường xuyên cãi nhau, cãi nhau mãi kết cục cuối cùng là ly hôn. Nếu như chúng ly hôn vì chị thì tội của chị nặng lắm.
5. Con dâu đẻ, chị có thể không cần giúp đỡ khi nó chăm sóc con, cũng có thể nói chị không có nghĩa vụ đó. Nhưng chị hãy nhớ, khi chị cần chăm sóc xin đừng nghĩ tới nó, con dâu cũng không có nghĩa vụ đó với chị.
6. Đừng nghĩ là con dâu để con trai chị làm việc nhà là khổ thân con trai chị. Nhà là của 2 đứa, nó cũng có nghĩa vụ chia sẻ việc nhà với vợ.
7. Đừng có nói mãi con dâu nhà nào tốt, con dâu nhà nào ngoan. Có tốt có ngoan cũng là con nhà người ta, chị muốn cũng không được. Muốn có con dâu tốt hãy làm một người mẹ chồng tốt trước đã.
8. Đừng nghĩ chị tốt với con trai chị là con dâu phải nợ chị. Chị có nợ thì cũng phải tìm đúng chủ nợ. Nếu chị hy vọng con dâu hiếu thuận với chị, quan tâm chị thì cũng xin chị tốt với con dâu, đối xử với ai thế nào họ sẽ đối xử lại với ta như vậy. Không phải chị cứ yêu cầu là người khác phải thỏa mãn chị.
9. Không nên nhớ nhà con dâu có bao nhiêu tiền, bao nhiêu nhà, có nhiều mấy đi chăng nữa cũng chẳng liên quan gì tới chị, có thế nào đi chăng nữa thì cũng không đến lượt chị.
10. Con dâu về nhà đẻ, mua ít đồ cho bố mẹ mình, xin chị đừng ghen ghét, bởi vì họ còn cho con dâu chị nhiều hơn thế.
Phụ nữ kết hôn, sẽ trở thành khách trong nhà đẻ, sẽ thành người ngoài trong nhà chồng, phụ nữ sẽ mất tất cả, nói cho cùng chỉ được 1 người cùng đứng tên trên giấy phép mà thôi.
Nếu người đó không thể yêu bạn, thương bạn thì bạn sẽ trở thành đứa mồ côi không nơi nương tựa.
Nhất là người đó sẽ thường xuyên nói với bạn phải đối xử tốt với mẹ anh ta, mẹ anh ta nuôi anh ta vất vả khó khăn lắm. Chứ không có anh con trai nào nói với mẹ mình là: “Mẹ, hãy đối xử tốt với vợ con, vợ con khó khăn lắm mới rời xa bố mẹ cô ấy để đến nhà mình, chúng ta phải tốt với cô ấy” cả. 
Dân Việt

Bốn cách thu phục lòng người là dịch từ Tứ Nhiếp Pháp của Phật gia. Bốn cách làm người mến mình để mình có thể cảm hóa họ.

4 bí quyết giúp phụ nữ thu phục lòng người
1. Bố thí
Có 3 cách bố thí. Tài thí là cho tiền, thực phẩm, vật chất, của cải. Pháp thí là dạy cho người khác hiểu đạo đức và kiến thức. Vô úy thí là cho “cái không sợ”, tức là dạy cho người ta biết tĩnh lặng, bình tĩnh, không sợ hãi, như là chúng ta làm hàng ngày trong Đọt Chuối Non.
Đương nhiên là bố thí vì thực sự yêu người thì mới nên. Bố thí để lấy tiếng tăm cho mình, thì e rằng cho 10 nhưng công đức không được đến 1.
2. Ái ngữ
Ái ngữ là nói lời yêu ái. Tức là “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
Có người nói: “Tánh tôi thẳng như ruột ngựa. Chứ chẳng hề có ác ‎ gì.” Các bạn, “thẳng như ruột ngựa” để nói như đâm thẳng vào tim, tát thẳng vào mặt người ta, thì
(1) đó là có ác ý—không thể ra đường lái xe “thẳng như ruột ngựa” không phanh không lách, đụng người ta chết giữa đường, rồi nói “tôi chẳng có ác ý gì cả”.
(2) đó là dốt, không biết cách ăn nói, không biết lựa lời và lựa cách nói để người ta nắm được ý của mình rất rõ nhưng vẫn không bị mình xúc phạm.
Đương nhiên là ái ngữ phải thành thật thì đó mới là “ái”. Nói dối ngọt ngào ngoài miệng kiểu các công tử nhà họ Sở thì cái ngọt ngào đó thực ra là ác ngữ, chứ chẳng ái một chút nào.
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa
3. Lợi hành
Lợi hành là làm lợi cho người. Như là làm các công việc xã hội, sửa đường xá, dọn rác thành phố, xây nhà tình thương, thăm cô nhi viện, dạy kèm các trẻ em đường phố, đưa người già qua đường, đở một người vừa bị ngã…
4. Đồng sự
Đồng sự là làm việc chung. Đi cày đi cấy chung với người làm nông, buôn bán đối tác với doanh nhân, tụ với nhau thành một nhóm trên Internet để thảo luận hay làm gì đó với nhau, một công tác xã hội từ thiện, một nhóm học tiếng Anh…
Làm cùng một việc là ta phải giỏi làm việc nhóm, nhậy bén hiểu lòng hiểu ý‎ người khác để có thể hiểu nhau, không dẫm chân lên nhau và không “đụng” nhau. Khiêm tốn, thành thật và yêu người để có thể là việc dịu dàng và trôi chảy với những người cùng làm việc với mình.
Đối với nhiều người trong chúng ta “đồng sự” (làm việc chung) là cách khó nhất vì ta làm việc mà hay làm cho các bạn cùng team bực mình khó chịu. Nhưng đương nhiên là nếu ta “đồng sự” tốt thì đó là cách thu phục lòng người hay nhất, vì rất dễ cho các bạn trong team yêu mến mình và tin cẩn mình.
Đó là 4 cách thu phục lòng người rất hữu dụng mà bạn nên thực hiện mỗi ngày. Thu phục lòng người không khó, chủ yếu là mình có để tâm hay không mà thôi!
Theo Khỏe và Đẹp

Có một người vợ tốt thì sẽ có một cuộc đời hạnh phúc. Thế nên đừng bao giờ bỏ mặc vợ mình dù trong bất cứ trường hợp nào.

Bashea Williams là một người cha tận tâm, một nhà văn và một nhà hoạt động xã hội chuyên nghiên cứu về những nguy cơ đối với trẻ em và các liệu pháp trong hôn nhân và gia đình. Bài viết này được đăng trên trang Fatherly, một diễn đàn dành cho các bậc cha mẹ ở Mỹ.
Trước đây, đã từng có một cuộc tranh luận nổ ra trên truyền thông khi người ta đưa ra 3 bức ảnh của mẹ, con và vợ của một người đàn ông và đặt ra câu hỏi: "Ai được ưu tiên nhất?"
Sẽ có rất nhiều người không hề ngần ngại mà chọn người vợ của mình. Tại sao chính là vợ chứ không phải ai khác luôn là người được ưu tiên trước nhất? Hãy cùng thảo luận vai trò của mỗi người.
Mẹ
Chúng ta luôn yêu thương những người mẹ của mình. Mẹ rất tuyệt vời. Bà sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta bằng những gì tốt nhất trong giới hạn của mình. Bà dạy dỗ chúng ta trở thành những người đàn ông trưởng thành như hiện tại.
Những người mẹ thực sự rất am hiểu và họ từng là người vợ, người mẹ của những đứa trẻ ít nhất một lần trong đời. Thậm chí chính bà còn là người hiểu rõ hơn cả việc ai mới nên được ưu tiên trong số ba người kể trên, dù rằng điều đó cũng phụ thuộc phần nào vào thành kiến riêng của họ.
Chúng ta càng trưởng thành thì vai trò của những người mẹ càng giảm đi. Bà không nằm trong ưu tiên thứ nhất hoặc thứ hai của chúng ta. Vị trí của bà thậm chí còn là cuối cùng trong ba lựa chọn trên.
Khi trở thành những người đàn ông, chúng ta không còn dựa dẫm, phụ thuộc vào sự chăm sóc của mẹ như ngày còn nhỏ dại nữa. Chúng ta có một gia đình riêng và phải chăm lo cho nó. Về mặt lý thuyết, ta đã không còn là người đàn ông trong gia đình của mẹ. Ta cũng không thể đối xử với mẹ giống như đối với vợ mình.
Việc trao cho mẹ quyền kiểm soát, chi phối chúng ta sẽ gây ra nhiều trở ngại cho các mối quan hệ khác của ta. Nhưng điều này không có nghĩa là lời khuyên của mẹ hoàn toàn không có giá trị. Chúng ta tiếp thu lời dạy bảo ấy và ứng dụng nó một cách thích hợp để sao cho người khác không đánh giá ta như là một cậu bé chỉ biết làm theo lời mẹ dặn. Hãy luôn nhớ: chúng ta là đàn ông, là người "đứng mũi chịu sào" cho gia đình mới của mình.
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa
Đứa con
Có thể có thời điểm bạn sẽ nghĩ con cái có thể là ưu tiên hàng đầu của mình. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng ưu ái chúng tuyệt đối như vậy.
Nhiều người phụ nữ cũng nói rằng: "Tôi chẳng bao giờ hy vọng một người đàn ông ưu ái tôi hơn con của anh ta". Nhưng chúng ta, những người đàn ông, cần duy trì sự cân bằng trong các mối quan hệ. Chúng ta cần cho con cái của mình thấy rằng bố của chúng tôn trọng và quan tâm vợ của mình thế nào.
Đó cũng là cách một ông bố dạy cho cậu con trai biết trân quý người vợ sau này của nó. Nếu có một cô con gái, các ông bố cũng sẽ cho chúng thấy cách chúng được đối xử khi trở thành một người vợ sau này. Dù vậy, không đặt lũ trẻ lên ưu tiên hàng đầu không có nghĩa là chúng ta bỏ mặc chúng. Đây chỉ là vấn đề thứ tự.
Người vợ
Có một người vợ tốt thì sẽ có một cuộc đời hạnh phúc. Thế nên đừng bao giờ bỏ mặc vợ mình dù trong bất cứ trường hợp nào. Nếu đã đọc kỹ những phần trên, bạn có thể đã biết lý do vì sao chúng ta nên đưa vợ lên hàng đầu trong danh sách ưu tiên.
Chúng ta cần một đối tác lâu dài và đáng tin cậy trong việc dạy dỗ con cái và xây dựng tổ ấm trong suốt quãng đời còn lại. Bởi thế người vợ của chúng ta cần phải cảm thấy an toàn trong mối quan hệ này. Chúng ta cũng có trách nhiệm nêu gương cho con cái mình một ví dụ về cách người chồng chăm sóc, yêu thương và bảo vệ vợ mình.
Cô ấy mới chính là "nữ hoàng" trong nhà bạn. Mẹ của bạn hay con cái đều không chia sẻ với bạn mỗi giây, mỗi phút trong cuộc đời này. Chỉ có bạn và người vợ hiện tại của mình là đi cùng nhau trên cuộc hành trình này, cùng nhau đưa ra quyết định, cùng nhau hành động, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi.
Mối quan hệ quan trọng nhất mà bạn cần phải duy trì đó chính là với người vợ của mình. Khi chúng ta yêu thương vợ của mình, cô ấy cũng sẽ yêu quý những đứa con của chúng ta hơn, dù có thể chúng là con riêng.
Nhưng khi đặt vợ mình lên vị trí ưu tiên hàng đầu cũng có nghĩa là bạn phải xử lý tốt những mối quan hệ khác với mẹ đẻ và con của mình. Đó thực sự không phải là điều đơn giản. Nhưng có một điều chắc chắn đúng là muốn gia đình hạnh phúc thì hãy biết cách chiều lòng vợ và làm cô ấy hạnh phúc trước tiên.
Theo Phunutoday

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.