5 thay đổi về sức khỏe đáng kể nhất khi bạn có con
Có thể nói việc sinh con không chỉ khiến cơ thể phụ nữ thay đổi mà sức khỏe cũng thay đổi theo.
Dù mang thai hay chưa mang thai, đã sinh con hay vẫn còn độc thân, chúng ta chẳng mấy ai quan tâm đến những cụm từ như “tiền sản giật”, “nhau tiền đạo”, “triệu chứng ốm nghén nặng”. Những phụ nữ mang thai thường chỉ quan tâm đến cách ăn uống, kiêng khem trong thai kỳ, cũng không có nhiều kiến thức về những vấn đề nguy hiểm khi mang thai.
Với những vấn đề như lo lắng, căng thẳng, tăng cân quá nhiều, hút thuốc, uống rượu bia, chúng ta cũng chỉ biết rằng chúng có ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng chúng ta không biết nó có ảnh hưởng về lâu về dài đối với cơ thể chính chúng ta như thế nào.
Mang thai là hiện tượng sinh lý tự nhiên, nhưng cũng kéo theo một số vấn đề liên quan đến sức khỏe. Có thể nói việc sinh con không chỉ khiến cơ thể phụ nữ thay đổi mà sức khỏe cũng thay đổi theo.
Việc sinh con không chỉ khiến cơ thể phụ nữ thay đổi mà sức khỏe cũng thay đổi theo. |
1. Mang thai ảnh hưởng đến thị lực của mẹ bầu
Sự thay đổi hormone trong thai kỳ có ảnh hưởng nhất định đến mắt và thị lực của mẹ bầu. Sự thay đổi này có thể dẫn đến sưng giác mạc. Giác mạc bị sưng sẽ cho hình ảnh khác, khiến thị lực giảm. Một số ít phụ nữ mang thai khác gặp hội chứng khô mắt do tuyến lệ giảm tiết nước mắt. Nói chung các vấn đề liên quan đến mắt này sẽ giảm dần triệu chứng khi kết thúc thai kỳ và hết hoàn toàn khi lượng hormone trong cơ thể ổn định trở lại.
2. Tiểu đường thai kỳ là bệnh rất thường gặp
Không như bạn nghĩ, tiểu đường thai kỳ là bệnh rất thường gặp ở phụ nữ mang thai. Đây là một dạng bệnh tiểu đường phát triển ở những phụ nữ không có tiền sử mắc bệnh này trước khi mang thai, nhưng lại xảy ra khi mang thai do sự tương tác giữa sản xuất insulin và hormone. Trong các giai đoạn mang thai, cơ thể bạn sản xuất nhiều estrogen, cortisol và human placental, điều này vô tình khiến cơ thể ít nhạy cảm với insulin.
Là loại bệnh thường gặp khi mang thai, nhưng tiểu đường thai kỳ lại dễ dàng điều trị hơn so với tiểu đường thông thường. Tuy vậy vẫn không nên chủ quan, cần đặc biệt chú ý quan sát, theo dõi và thăm khám thường xuyên để kiểm soát tình hình.
3. Mang thai giảm nguy cơ mắc ung thư vú
Buồng trứng có trách nhiệm sản xuất hormone nội sinh, cụ thể là estrogen và progesterone. Nghiên cứu cho thấy rằng việc tiếp xúc với các kích thích tố, đặc biệt là trong thời gian dài, có thể kích thích tăng trưởng tế bào và làm giảm nguy cơ ung thư vú. Kết luận này được đưa ra dựa trên so sánh những người sinh con với những người không bao giờ sinh con hoặc mang thai sau 35 tuổi, bởi vì bạn có thể tích lũy các tế bào để chuyển hóa thành ung thư. Mang thai cũng giúp tế bào tăng trưởng bình thường, ít có nguy cơ phát triển thành tế bào ung thư. Ngoài ra mang thai sớm cũng giảm 50% nguy cơ mắc ung thư vú.
4. Mang thai giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng không phổ biến bằng ung thư vú nhưng cũng là loạibệnh ung thư dễ mắc ở phụ nữ. Việc mang thai giúp làm giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Tất nhiên mang thai quá sớm hoặc quá muộn sẽ không có tác dụng, thậm chí còn nguy hiểm hơn.
5. Hiện tượng đông máu khi mang thai và sau khi sinh
Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị đông máu cao gấp 10 lần so với phụ nữ không mang thai cùng độ tuổi. Nguyên nhân có thể do sự thay đổi hormone trong thai kỳ khiến lưu lượng máu chảy chậm, làm tăng nguy cơ bị đông máu. Điều này chủ yếu do sự gia tăng hormone estrogen và sự thay đổi trong tĩnh mạch mẹ bầu. Sau sinh, hiện tượng này có thể vẫn diễn ra do cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn, các hormone chưa ổn định bình thường.
Nguy cơ bị đông máu tăng cao trong ba tháng đầu thai kỳ và sáu tuần đầu tiên sau khi sinh, sau giai đoạn này, ít có nguy cơ bị đông máu. Để phòng ngừa đông máu, phụ nữ mang thai nên duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, vận động nhiều, tập thể dục thường xuyên để tăng lưu thông máu.
Theo Khỏe và Đẹp