Latest Post

Khi mang thai, những thay đổi về sinh lý và cơ thể khiến cho một số người bị mất ngủ hoặc khó ngủ đủ giấc, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nhất là khi xương chậu và vùng bụng dưới có những thay đổi chóng mặt khiến các mẹ bầu khó thích nghi.

Sau đây là một số lưu ý giúp các mẹ bầu ngủ ngon hơn và thai nhi phát triển tốt:

1)  Tìm vị trí mà mình cảm thấy thoải mái nhất: Không nhất thiết cứ ngủ là phải ngủ trên giường, bạn có thể ngủ ở những nơi mà bạn cảm thấy thoải mái nhất và dễ đi vào giấc ngủ nhất. Điều này sẽ khiến bạn dễ ngủ và ngủ say hơn.

Tuy nhiên nơi bạn ngủ phải đảm bảo các yếu tố ấm áp, tránh gió, và tránh những nơi có nguy cơ bị ngã hoặc té như ghế sofa, võng ..v…v..

Tư thế ngủ an toàn cho mẹ bầu trong thai kì đầu (3).jpg

2)  Tư thế nằm tốt cho bà bầu: theo các chuyên gia, tư thế nằm tốt cho bà bầu là tư thế nằm nghiêng, tốt nhất là bên trái, tuy nhiên khi nằm một tư thế quá lâu sẽ gây dồn ứ máu, các bà bầu nên thay đổi tư thế nằm tránh mỏi hoặc tê rần chân tay. Để tốt hơn, khi nằm nghiêng nên chèn thêm 1 cái gối mềm giữa 2 đầu gối và một cái gối nhỏ chèn dưới bụng tránh bụng bị xệ quá mức. Và thay đổi tư thế khi cảm thấy mỏi hoặc khó chịu

3)  Thư giãn để có được giấc ngủ ngon: Ít người để ý rằng đa số các rối loạn giấc ngủ là do stress gây ra, nhất là đối với các bà bầu đang phải thích nghi với các thay đổi hàng ngày, dành 10 phút để thiền hoặc đơn giản là tĩnh tâm và hít thở sâu trước khi ngủ 30 phút là một cách hay để có giấc ngủ ngon.

tư-thế-ngủ-cho-bà-bầu-trong-các-giai-đoạn-của-thai-kỳ-một-số-bí-quyết-giúp-bà-bầu-n-.jpg

4)  Tránh suy nghĩ khi đang nằm chuẩn bị ngủ: Nhiều mẹ bầu hay suy nghĩ vẩn vơ trước khi ngủ khiến một số khu vực thần kinh bị kích thích gây tỉnh táo và khó ngủ. Một số người hay nghĩ về những thứ tốt cho bà bầu như thuốc gì tốt cho bà bầu, ăn gì tốt cho bà bầu, sinh tố tốt cho bà bầu….v..v.. càng suy nghĩ càng khó ngủ nên tốt nhất hãy để những chuyện đó vào sáng mai. Nếu không bạn sẽ chẳng thể nào ngủ được.

5)  Gợi ý một số nơi thoải mái cho các mẹ bầu: Ghế dựa nửa nằm nửa ngồi là một gợi ý không tồi cho giấc ngủ ngắn khoảng 15 phút cho các mẹ bầu. Võng cũng là một nơi khá thoải mái cho những giấc ngủ trưa tuy nhiên phải đảm bảo dây và võng thật chắc chắn và được kiểm tra thường xuyên.
Nệm mỏng phủ một lớp ga mỏng mát tự nhiên là hợp lý cho những giấc ngủ vào buổi tối, tránh nằm những nơi quá cứng và lạnh lưng như phản, nền đất…v…v

Chúc các mẹ bầu có giấc ngủ ngon và một thai kỳ khỏe mạnh

Khi mang thai sức khỏe của người phụ nữ là điều cần phải ưu tiên hàng đầu vì ngoài thai phụ còn có một sinh linh bé nhỏ chuẩn bị chào đời. Vì vậy sức khỏe của mẹ luôn phải ưu tiên hàng đầu trong những vấn đề phát sinh khi mang thai với vô vàn câu hỏi cũng như thắc mắc của những người sắp làm cha mẹ.


tap-the-duc.jpg

Dưới  đây là những thắc mắc thường gặp của các mẹ bầu:

1) Làm thế nào để nâng cao sức khỏe khi mang thai?

Có rất nhiều cách để nâng cao sức khỏe nhưng tối ưu nhất vẫn là vận động đúng cách và dinh dưỡng hợp lý.

Vận động khiến máu huyết lưu thông, giúp lưu chuyển oxy và chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể, đồng thời thai nhi cũng được hưởng lợi từ việc mẹ hoạt động. Tuy nhiên lưu ý nên vận động nhẹ nhàng, không vận động mạnh hoặc đột ngột tránh làm ảnh hưởng tới thai nhi. Nên đi bộ nhẹ nhàng, quãng đường ngắn, chia ra làm nhiều lần.

Về dinh dưỡng nên chú ý ăn uống một cách khoa học theo sự phát triển của thai nhi như ăn đủ chất sắt và axitfolic trong ba tháng đầu mang thai, ba tháng giữa chú ý bổ sung đủ canxi, ba tháng cuối nên tăng cường về đạm.

2) Vậy ăn những món ăn nào để bổ sung sắt, axitfolic, canxi và đạm ?

Sắt chứa nhiều trong gan heo, tuy nhiên không nên ăn quá thường xuyên gan heo vì trong gan heo có tích tụ chất độc, chỉ nên ăn 1 tuần 1 lần. Axitfolic chứa nhiều trong rau xanh đậm, đậu phộng, gan lợn, các loại quả cam, quýt, chanh..v…v

Canxi có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, ghẹ, các loại hải sản và nhuyễn thể.

Đạm có nhiều trong các loại thịt, cá, trứng, sữa, các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.


chao-ga-cho-be16.jpg


3) Khi có thắc mắc cần giải đáp thì nên tìm thông tin ở đâu:

Trong ma trận thông tin hiện nay, tìm được một thông tin chính xác đôi khi là một việc khá khó với nhiều người. Bạn nên tham khảo thông tin từ bác sĩ, các trung tâm chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai, hoặc trung tâm tư vấn uy tín. Tránh nghe theo những thông tin đồn thổi từ dân gian mà không có căn cứ khoa học.

4) Làm thế nào để dễ sinh hơn:

Thư giãn là cách tốt giúp cho việc sinh nở được dễ dàng, hãy tập các bài tập thở để giúp thả lỏng cơ thể và đầu óc hoàn toàn thư giãn. Thở đúng cách trước khi sinh để không phải bỡ ngỡ khi cơn đau chuyển dạ ập tới. Đừng quá căng thẳng để khiến bản thân cảm thấy áp lực. Bà bầu nên thay đổi thường xuyên các tư thế đứng ngồi. Việc di chuyển và thay đổi như vậy không chỉ giúp các bà mẹ đỡ đau mà còn sinh nở được dễ dàng hơn.


Che-do-luyen-tap-van-dong-hop-li-cho-ba-bau.jpg

Bổ sung nước đầy đủ, nên nhớ việc vượt cạn rất tổn hao sức lực và vô cùng nặng nhọc, đừng ngần ngại nhờ người lấy giúp nước khi thấy khát. Thường xuyên cung cấp nước để bù lại lượng mồ hôi đã tiết ra trong khi chuyển dạ. Đừng đến bệnh viện quá sớm. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về khoảng thời gian đến viện. Việc đến quá sớm không giải quyết được việc gì, thậm chí còn khiến bạn mệt mỏi và yếu sức hơn vì sự đông đúc, ồn ào và chật chội. Hãy nói chuyện trước với bác sĩ trước khi quyết định bất cứ việc gì.

Hãy đi bộ nhiều . Nghe có vẻ đơn giản nhưng lại có tác dụng rất tốt trước và trong quá trình sinh nở. Đi bộ sẽ giúp bạn thư giãn, bình tĩnh và làm giảm thời gian sinh nở. Vì thế hãy nên đi dạo thường xuyên trong thai kỳ nhé.

Dấu hiệu có thai sớm nhất trong 1 tuần sẽ dễ dàng nhận biệt hơn đối với những phụ nữ đã sinh con nhưng đối với những chị em chưa sinh con thì chắc hẳn sẽ không thể nắm rõ được hết những biểu hiện này.  Dưới đây đã tổng hợp hết tất cả những dấu hiệu có thai sớm nhất trong 1 tuần mà chị có thể nhận diệnlà mình đã mang thai.

7.png

Buồn nôn

Nếu đột nhiên bạn liên tục nôn khan hoặc nôn ói nhất là vào buổi sáng, rất có thể bạn đã có thai. Ốm nghén là một trong những triệu chứng phổ biến đầu tiên của việc mang bầu, có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong ngày. Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là do mức độ tăng lên nhanh chóng của estrogen và progesterone, khiến dạ dày của phụ nự hoạt động chậm hơn.

Bị chuột rút

Khi mang thai tử cung của bạn đã kéo dài một chút để chuẩn bị cho sự xuất hiện của bé con trong chín tháng tiếp theo. Sức nặng của nó sẽ chèn ép vào các mạch máu ở dưới chân gây nên hiện tượng chuột rút. Bạn cần lưu ý ăn uống đủ canxi và kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng để khắc phục tình trạng này.


Trễ kinh

Đây là một trong những triệu chứng báo hiệu mang thai thường thấy ở tất cả phụ nữ. Nếu bạn có thai, kinh nguyệt thường sẽ không xuất hiện trong suốt 9 tháng. Tuy nhiên, cũng có phụ nữ chảy máu trong thai kỳ nhưng hiện tượng đó thường diễn ra trong thời gian ngắn và mức độ ít hơn bình thường.

Chóng mặt

Dấu hiệu có thai sớm nhất trong 1 tuần là thỉnh thoảng bạn cảm thấy váng đầu hoặc chóng mặt trong khi mang thai. Thời kỳ này, hệ thống tim mạch của bạn trải qua những thay đổi lớn: nhịp tim của tăng lên, tốc độ bơm máu của tim nhanh hơn để nuôi thai nhi. Trong thai kỳ bình thường, huyết áp của bạn giảm dần trong thời gian đầu, đạt mức thấp nhất ở khoảng giữa thai kỳ. Sau đó bắt đầu tăng và trở về bình thường vào cuối thai kỳ.

Đau nhức vùng ngực

Ngực là bộ phận rất nhạy cảm với việc mang bầu, vì vậy khi thấy ngực bất ngờ bị đau, sưng và nhạy cảm hơn thì hãy lưu ý vì đây cũng là một trong những dấu hiệu có thai sớm nhất trong 1 tuần.

Trong lúc này bạn sẽ cảm giác ngực đau nhức, khó chịu hơn bình thường. Ngay từ ngày thứ 2-3 sau khi thụ thai, sự thay đổi hormone đã có thể làm ngực mẹ bị đau, ngứa ran. Mẹ cũng sẽ nhận thấy bộ phận này to, nặng nề hơn và sẽ tiếp tục trong cả thai kỳ.


Dương tính với thử máu, nước tiểu

Vào giữa tháng thứ nhất của thai kỳ bạn đã có thể xác định được mình đã mang bầu nhờ thử máu hoặc nước tiểu. Cả 2 loại xét nghiệm này đều dựa vào lượng hormon HCG chỉ xuất hiện trong cơ thể khi mang bầu.


Trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi cần phải chăm sóc một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Bên cạnh vấn đề sức khỏe thì việc giúp bé phát triển toàn diện và thông minh cũng là vấn đề được các bậc cha mẹ quan tâm. Theo đó, các phụ huynh có thể áp dụng cách nuôi dạy bé sơ sinh thông minh của người trong 3 tháng đầu sau sinh dưới đây:

Thị giác

Trong 3 tháng đầu, thị giác của bé đã phát triển. Hãy treo quanh giường bé những bức tranh đẹp về thiên nhiên, phong cảnh, kiến trúc,… Trẻ sơ sinh rất thích ngắm nhìn những đồ vật nhiều màu sắc, vì vậy, ngoài tranh ảnh, mẹ cũng có thể trang trí thêm những món đồ chơi nhiều màu sắc tươi sáng trong phạm vi tầm nhìn của bé.

Ngoài ra để huấn luyện thị giác của bé, mẹ hãy để bé ngắm đồ vật hoặc hình ảnh kẻ sọc đen trắng khoảng 3 phút mỗi ngày, đều đặn trong vòng 1 tuần. Cách này giúp khả năng tập trung của bé từ 5 giây tăng lên khoảng 60-90 giây.

1.png

Xúc giác

Trẻ sơ sinh học và ghi nhớ qua những gì bé nhìn, nghe thấy. Bú mẹ chính là bài học đầu tiên của bé về xúc giác. Lần đầu ngậm ti mẹ, bé thường gặp khó khăn mới tìm đúng vị trí đặt miệng vào. Nhưng sau đó bé sẽ tự điều chỉnh rất nhanh.

Để trẻ thành thạo hơn và không cần đến sự hỗ trợ của mẹ một cách nhanh nhất, khi cho con bú những lần đầu, mẹ nên đặt ti lên những vị trí khác nhau trên mặt bé như môi, miệng, hàm trên, hàm dưới, cằm, má. Trẻ sẽ cảm nhận được cách điều chỉnh không gian, sự khác nhau giữa các vị trí trên, dưới, trái, phải.

Lực nắm

Cách nuôi dạy bé sơ sinh của người Nhật có hướng dẫn: Hãy tập cho bé cầm nắm ngón tay của mẹ. Em bé khi mới lọt lòng được huấn luyện cầm nắm đồ vật ngay, sẽ rất nhanh khôn.
Càng lúc mới sinh, em bé càng có khả năng nắm giữ đồ vật gì đó bên mình, song khả năng này lại biến mất rất nhanh.

4.png

Để cho lực nắm này của bé không mất đi, chúng ta nên luyện tập cho em bé cầm đồ vật từ khi mới chào đời.

Thính giác

Hằng ngày các mẹ nên cho em bé nghe những bản nhạc có chọn lọc. Mỗi lần nghe khoảng 15 phút, mỗi ngày nghe khoảng 2 lần là được. Nên để bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng với âm lượng không quá lớn.

Ngoài ra việc trò chuyện thủ thỉ với con cũng rất quan trọng giúp bé nhận ra giọng nói của người thân và chỉ dẫn bé thêm về những thứ xung quanh.

6.png

Vị giác

Trẻ 0-3 tháng tuổi sẽ chưa ăn được bất kỳ món gì khác ngoài sữa mẹ, kể cả nước lọc. Tuy nhiên, chỉ là chút “va chạm” nhẹ nhàng với mùi vị thì vẫn ổn. Để kích thích vị giác con phát triển, mẹ nhúng chiếc khăn sạch của bé vào nước ấm, nước mát, nước đường, nước muối và cả nước có vị chua từ cam, chanh, chấm vào đầu lưỡi hoặc môi bé. Đây là cách kích hoạt vị giác rất tốt.

Trên đây là những cách nuôi dạy bé sơ sinh thông minh được các nhà khoa học chứng minh là có tác dụng. Các vị phụ huynh nên chú ý duy trì thực hiện thường xuyên để mang lại kết quả tốt nhất.


Với trẻ mới sinh, cách chăm sóc rốn cho bé sơ sinh là việc quan trọng. Khi còn trong bụng mẹ, dây rốn là nơi mang các dưỡng chất nuôi dưỡng thai nhi và nhờ thế bé lớn lên từng ngày. Đến khi đủ 9 tháng 10 ngày bé cất tiếng khóc chào đời, các bác sĩ sẽ cắt rốn cho bé chỉ còn lại cái cuống rốn nhỏ dài độ 4-5 cm.

Untitled.png

Những ngày đầu tiên khi chưa liền, rốn là một điểm quan trọng nhưng rất yếu ớtdễbị nhiễm trùng tại chỗ và từ ổ nhiễm trùng này vi trùng có thể vào máu gây nhiễm trùng máu, thậm chí gây tử vong cho trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc chăm sóc rốn hằng ngày rất quan trọng, vì vậy, các bậc làm cha mẹ cần chú ý cách chăm sóc rốn cho bé sơ sinh dưới đây:

Trước và sau khi chăm sóc rốn cho bé, ba mẹ cần phải rửa tay bằng nước sạch và xà bông kỹ. Nên chăm sóc rốn cho trẻ ngay sau khi tắm cho bé sẽ tiện hơn, sau khi tắm bé xong; lau khô người cho bé kèm theo dùng bông đã được tiệt khuẩn thấm kỹ, nhẹ tay vùng rốn cho trẻ. Không nhất thiết phải tắm trẻ mỗi ngày, khi rốn chưa rụng chần chú ý không được làm ướt vùng này.

3.png

Để chăm sóc rốn, các bà mẹ cần chuẩn bị que gòn vô trùng, chai cồn 70 độ và gạc vô trùng. Sau đó, tháo băng rốn của trẻ ra. Quan sát rốn và vùng da quanh xem có dấu hiệu gì bất thường hay không. Tiếp đó, dùng que gòn tẩm cồn sát trùng rốn theo trình tự từ chân rốn, thân cuống rốn, mặt cắt cuống rốn và cuối cùng là da vùng xung quanh rốn từ trong ra ngoài, rộng khoảng 5 cm.

Không nên dùng gạc thường hoặc tã để băng rốn cho trẻ vì việc băng rốn nếu không được dùng bằng các sản phẩm đã được tiệt khuẩn thì sẽ tạo điều kiện làm ổ chứa vi khuẩn và ngăn cản sự lành rốn do rốn lâu khô, nhất là trong thời tiết nóng ẩm. Không nên buốc quá chặt khiến máu không lưu thông được.

Bình thường rốn sẽ rụng trong vòng từ 7 đến 10 ngày sau sinh và sau 15 ngày thì cuống rốn liền hoàn toàn. Tuy nhiên, không có cách nào để dự đoán chính xác thời điểm rụng rốn. Vì thế, giật núm rốn sớm trong khi dây rốn chưa đủ thời gian có thể gây đau, chảy máu và nhiễm trùng cho trẻ.

2.png

Tuyệt đối không  được tự ý đắp các chất lạ lên rốn trẻ sơ sinh  theo kinh nghiệm thiếu khoa học từ dân gian, điều này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng rốn, khó điều trị và để lại di chứng về sau.


Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.