Latest Post

Được coi là một loại quả cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất, nhưng bà bầu có thể ăn su su được không chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Bà bầu có thể ăn su su được không?

Vốn là một loại cung cấp rất nhiều folate, và vitamin B giúp ngăn ngừa việc hình thành homocystein, một loại acid amin chứa sulfur. Nhưng những chất dinh dưỡng của quả su su có thật sự tốt cho sức khỏe của các mẹ và thai nhihay không? Những điều lo lắng của các mẹ sẽ được giải đáp ngay dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin sau nhé.

Su su có giá trị dinh dưỡng gì cho cơ thể bà bầu?

Folate và vitamin B: Trong su su có chứa nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng giúp ngăn ngừa việc hình thành homocystein, một loại acid amin chứa sulfur. Và các mẹ có biết, nếu trong cơ thế có quá nhiều acid amin này trong máu gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
Vitamin C: Được biết đến như là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, những chất có thể bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại gây ra bởi các gốc tự do. Nghiên cứu cho rằng chất chống oxy hóa có thể làm chậm hoặc có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư.
Vitamin B6: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin B6 giúp cải thiện trí nhớ với một số nhóm tuổi. Bởi vậy các mẹ nên bổ sung su su cho các bé yêu nhé.
Mô tả ảnh.
Bà bầu nên bổ sung dưỡng chất từ su su
Vitamin K: Trong su su có nhiều hàm lượng vitamin K – một loại chất làm tăng khả năng chống loãng xương cho cơ thể của các mẹ.
Magnesium:  Chất magie là chất có trong su su là một khoáng chất cũng là chất điện phân giúp ngăn ngừa chuột rút
Những điều cần lưu ý của bà bầu khi ăn su su
Nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời: Nếu các mẹ bổ sung các bữa sáng với su su, thì sẽ giúp cho các mẹ đủ năng lượng cho cả ngày làm việc. Lượng mangan có nhiều trong su su giúp cơ thể chuyển hóa protein và chất béo thành năng lượng đấy nhé.
Ngăn ngừa chứng táo bón: Là một loại giàu chất xơ giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, từ đó phòng ngừa táo bón – nỗi ám ảnh cho các mẹ trong thời gian mang thai đấy nhé.
Giúp cho tuyến giáp hoạt động hiệu quả: Là một loại quả giàu chất đồng - một loại khoáng chất liên kết các chuyển hóa trong tuyến giáp, đặc biệt là việc sản xuất và hấp thụ hormone.
Làm đẹp: Là nguồn cung cấp chất kẽm, một khoáng chất có tác dụng kiểm soát lượng dầu sản xuất cho da mặt.
Chống loãng xương: Ăn su su có thể giúp phụ nữ đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh phòng tránh được chứng loãng xương vì su su là loại quả giàu vitamin K.
Mô tả ảnh.
Nguồn dinh dưỡng thiết yếu từ su su
Giảm chứng huyết huyết áp cao: Trong su su chứa kali giúp giữ huyết áp ở mức ổn định.
Tốt cho tim mạch: Các mẹ có biết su su giàu folate, và vitamin B giúp ngăn ngừa việc hình thành homocystein, một loại acid amin chứa sulfur. Quá nhiều acid amin này trong máu gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
Cũng chính bởi những lợi ích mà sự sự đem lại cho các mẹ bầu, nên các mẹ hãy nên bổ sung sự sử vào thực đơn của mỗi bữa ăn nhé. Tuy nhiên, một lưu ý đối với các mẹ là các bà bầu cũng đường nên quá lạm dụng sự sự mà hãy nên bổ sung nguồn dinh dưỡng từ những loại quả khác nữa nhé, có như vậy thì các bé yêu của mình mới có thể có đầy đủ các dưỡng chất từ nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau nhé.
Theo Khỏe và Đẹp

Mướp đắng được coi là loại quả giàu chất dinh dưỡng, tuy nhiên bà bầu có thể ăn mướp đắng được không trước những thông tin gây hại?

Bà bầu có thể ăn mướp đắng được không?

Mướp đắng là một loại quả bổ sung giàu chất dinh dưỡng cho sức khỏe của mọi người. Tuy nhiên, nhiều nguồn thông tin cho rằng, nếu bà bầu ăn mướp đắng trong thời gian mang thai có thể gây ra những tác hại với các mẹ và có thể bị sinh non. Vậy những thông tin đó có chính xác hay không? Các mẹ hãy tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây nhé.
Do có nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng cao có trong mướp đắng nên loại quả này đã nhận được nhiều sự lựa chọn của rất nhiều người và các đối với các mẹ bầu:
Hàm lượng folate cao: Là một trong những chất dinh dưỡng cực kỳ quan trong trong thai kỳ, folate có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh của thai nhi. Các mẹ có biết trong mướp đắng có đến 25% nhu cầu hấp thụ dinh dưỡng cho mỗi mẹ nhé.
 Mướp đắng chứa hàm lượng folate khá cao, chiếm 25% nhu cầu folate mỗi ngày của mẹ bầu.
Mô tả ảnh.

Bà bầu có nên ăn mướp đắng không?

Trị chứng bệnh trĩ và táo bón: Táo bón và trĩ luôn là nỗi lo thường trực của các mẹ, và làm thể nào để phòng chống được các bệnh đó là nỗi lo thường trực của các mẹ. Là một loại rau củ, lượng chất xơ dồi dào trong mướp đắng đủ để đáp ứng nhu cầu và giúp mẹ giảm bớt nỗi lo về 2 chứng bệnh này nhé.
Ngăn cường chứng tiểu đường: Trong mướp đắng có chứa charatin, khoáng chất có tác dụng ngăn ngừa tiểu đường hiệu quả
Tăng cường khả năng hệ miễn dịch: Phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch suy yếu, dễ trở thành đối tượng tấn công của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.
Trong thời gian mang thai, nếu đượ bổ sung vitamin C sẽ giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương của cơ thể. Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng khả năng hấp thụ sắt và canxi hiệu quả. Chứa nhiều vitamin C, mướp đắng đáp ứng 50% nhu cầu vitamin C mỗi ngày của bà bầu.
Cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể: Trong mướp đắng còn có rất nhiều vitamin và khoáng chất khác như: Kẽm, mangan, kali, sắt tất cả đều là các loại vitamin và khoáng chất quan trọng cho mẹ và bé trong thời gian này.
Tuy nhiên, ngoài những lợi ích không thể phủ nhận do mướp đắng đem lại, thì trong một số trường hợp, các mẹ bầu có cơ địa yếu hay không được khỏe mạnh thì hãy thật cẩn trọng khi dùng loại quả này nhé.
Những tác hại không ngờ khi bà bầu ăn mướp đắng
Tác hại không nhỏ đến hệ tiêu hóa:
Theo một số nghiên cứu cho biết, việc ăn quá nhiều mướp đắng là nguyên nhân gây nên các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, đau bụng, ợ nóng…
Có nguy cơ gây ngộ độc cao:
Mô tả ảnh.
Các mẹ bầu cũng nên cẩn thận với mướp đắng nhé.
Các mẹ có biết, trong mướp đắng có các thành phần gây ngộ độc cao như quinine, saponic glycosides and morodicine. Khi thấm vào cơ thể, các chất này gây có thể gây các triệu chứng ngộ độc như nôn ói, mờ mắt, nổi mẩn đỏ, tiêu chảy…
Đặc biệt khi ăn mướp đắng, các mẹ bầu phải nhớ bỏ hạt vì trong hạt mướp đắng có chứa vicine, độc tính có khả năng gây nhức đầu, đau thắt bụng, thậm chí dẫn gây hôn mê đối với những mẹ bầu nhạy cảm.
Có thể xảy ra nguy cơ sảy thai, sinh non:
Ăn mướp đắng khi mang thai cũng có thể gây ra cơ thắt tử cung, là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến việc sinh con trước thời hạn.
Giảm tầm nhìn và tiết nhiều nước bọt:
Ngoài ra, trong mướp đắng còn có hàm lượng kiềm có thể khiến tầm nhìn của mẹ bầu bị mờ đi, có cảm giác hoa mắt cùng với đó là hiện tượng các mẹ còn hay bị tiết nước bọt nhiều hơn và đây là nguyên nhân khiến mẹ dễ bị buồn nôn, nôn ói. Mặc dù đây không phải là một trở ngại quá lớn nhưng nó làm chị em cảm thấy không thoải mái chút nào.
Tăng khả năng nguy cơ bị thiếu máu:
Các bằng chứng khoa học cũng đã khẳng định rằng, hàm lượng chất vicine trong mướp đắng còn có thể gây ra triệu chứng thiếu máu ở phụ nữ mang thai.
Có khả năng sinh non:
Nguyên nhân là do loại quả này khiến tử cung chảy máu, co thắt và dẫn đến sảy thai và tác dụng phụ tồi tệ nhất của mướp đắng với thai kỳ đó là có thể gây sinh non, sảy thai. Vậy nên các mẹ hãy thận trọng với loại quả này nhé!
Theo Khỏe và Đẹp

Nho là loại trái cây ngon và ưa thích của nhiều chị em. Tuy nhiên, nho liệu có tốt cho các bà bầu không?

Bà bầu ăn nho có được không?

Nho là một loại trái cây phổ biến của mùa thu có lợi cho phụ nữ mang thai và sự phát triển của thai nhi. Tuy vậy nho chỉ có lợi khi bà bầu tiêu thụ một số lượng vừa đủ bởi loại trái cây này vẫn có thể gây nguy hiểm.
Một vài lợi ích vượt trội của nho đã được chứng minh từ thời cổ đại. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những bức tranh Ai Cập cổ đại có hình ảnh người phụ nữ mang thai bên cạnh các bụi nho.
Nho chín gồm có những chất dinh dưỡng sau:
Đường glucose và fructose, giàu vi tamin phức hợp A, C, K, P và nhóm B.
Axit hữu cơ như citric, malic, ascorbic, tartaric...
Chất chống oxy hóa như flavon, anthocyanin, linalol, geraniol, tannin và nerol.
Canxi, sắt, kali, coban, mangan... và vỏ nho có chứa pectin, chất xơ.
Các hợp chất hoạt tính sinh học như lớp phenol.
Phần chính của các chất dinh dưỡng ở trong vỏ và hạt nho. Nếu bà bầu thường xuyên bổ sung nho vào chế độ ăn uống của mình có thể tạo ra nhiều ảnh hưởng tốt cho mẹ và giúp bé khỏe mạnh, phát triển tốt hơn. 

Những lợi ích của nho dành cho các bà bầu

1. Xử lý bệnh thiếu máu: Nho đóng một vai trò quan trọng trong việc sản sinh hemoglobin. Vì hàm lượng sắt cao trong các loại trái cây, nên nho rất có giá trị đối với bà bầu bị thiếu máu.
2. Sự trao đổi chất: Nho cải thiện quá trình trao đổi chất.
3. Vitamin làm đẹp: Vitamin E và K giúp cải thiện làm da của phụ nữ mang thai.
4. Chống viêm: Chất chống oxy hóa có trong nho giúp cải thiện hệ miễn dịch và các đặc tính kháng viêm giúp ngăn ngừa nhiễm trùng khi đang mang thai. 
5. Chống táo bón: Nho hoạt động như thuốc nhuận tràng giúp giải quyết các vấn đề táo bón mà nhiều phụ nữ mang thai gặp phải.
6. Làm giảm cholesterol: Nho chứa resveratrol - hợp chất giúp kiểm soát cholesterol trong quá trình mang thai.
7. Sức khỏe răng miệng: Axit hữu cơ có trong nho vô hiệu hóa vi khuẩn trong khoang miệng và có tác dụng hình thành, bổ sung canxi cho hàm răng khỏe mạnh.
8. Sức khỏe trái tim: Kali có trong nho sẽ cải thiện hệ thống tim mạch.
 9. Các lợi ích khác: Các thành phần có trong nho có lợi cho bộ nhớ, tầm nhìn và kích thích não. Chuyên gia khuyên bà bầu nên tiêu thụ nho tươi và nước ép nho khi mệt mỏi, suy nhược thần kinh và căng thẳng.
Hãy nhớ rằng trạng thái tâm lý và cảm xúc của phụ nữ mang thai là một trong những yếu tố xác định cho sự tăng trưởng và phát triển của bé. Và, nho có tác dụng tốt tới hệ thần kinh của bà bầu.
Mô tả ảnh.
Nho có đặc tính kháng viêm giúp ngăn ngừa nhiễm trùng khi đang mang thai.
Bà bầu khi ăn nho cần lưu ý những gì?
Mặc dù nho đem đến nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai nhưng sẽ là bất lợi nếu tiêu thụ quá nhiều. Ăn nho sẽ không gây ra bất cứ vấn đề gì với số lượng vừa đủ. Bạn nên hạn chế ăn nho với cái bụng trống rỗng bởi sẽ gây chua dạ dày. Một vài tác hại của nho gây tranh cãi là:
1. Độc tính: Nếu bà bầu tiêu thụ quá nhiều nho sẽ sản sinh ra một hợp chất độc gây nguy hiểm dẫn đến ngộ độc resveratrol, gây ra nhiều biến chứng khi mang thai.
2. Táo bón: Nho có vỏ màu đỏ và đen gây khó tiêu hóa dẫn đến biến chứng khi hệ tiêu hóa yếu.
 3. Buồn nôn và đau đầu: Ăn quá nhiều nho có thể gây nhức đầu, buồn nôn, ói mửa và nhiều ảnh hưởng khó chịu khác.
4. Tiêu chảy: Tiêu thụ nho với số lượng lớn có thể tăng nhiệt dạ dày, tiêu chảy và đặc biệt nguy hiểm là gây mất nước cho cơ thể bà bầu. 
5. Tăng cân: Nho có hàm lượng calo cao có thể khiến bà bầu nhanh lên cân.
6. Tăng lượng đường: Mặc dù lượng đường trong nho hoàn toàn tự nhiên nhưng bà bầu có thể bị tăng lượng đường trong máu.
7. Ảnh hưởng đến em bé: Không khuyến khích ăn nho ở giai đoạn cuối thai kỳ bởi vì đây là giai đoạn thai nhi phát triển với tốc độ nhanh chóng. Trong trường hợp này, bé sinh ra sẽ bị thừa cân và ảnh hưởng tới khả năng lao động sau này của phụ nữ mang thai. 
Bà bầu ăn nho bao nhiêu thì đủ?
Những cách đơn giản để tiêu thụ nho trong khi mang thai là ăn tươi, làm nước ép và trộn salad. 
Đối với nước ép, hãy rửa sạch trái nho và nghiền nát chúng bằng máy xay hoặc một cái muỗng. Sau đó lọc lấy phần nước ép và để sẵn trong tủ lạnh để bạn có thể uống khi muốn. Ăn nho vào sáng sớm sẽ loại bỏ những mệt mỏi, cải thiện chứng thèm ăn của phụ nữ mang thai. Lượng nước ép nho lý tưởng vào sáng sớm là một cốc. 
Chỉ nên mua nho theo mùa. Nếu mua nho trái mùa bà bầu có thể nhận được những trái nho được trồng bằng thuốc trừ sâu và hóa chất rất độc hại cho sự phát triển của bé.
Không nên ăn quá nhiều. Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn nho trong quá trình mang thai để tránh gây những ảnh hưởng không tốt tới bé. Điều quan trọng nhất là cẩn thận với những gì bạn ăn. Ăn nho khi mang thai là một vấn đề gây tranh cãi và bác sĩ có thể cung cấp cho bà bầu yêu cầu về những loại trái cây, thực phẩm cần tránh xa. Bất cứ lời khuyên thích hợp nào của bác sĩ dành cho bà bầu,  hãy chắc chắn sẽ làm theo.
Theo Khỏe và Đẹp

Cà rốt vốn là một loại rau củ rất tốt cho sức khỏe, nhưng các bà bầu vẫn rất thắc mắc không biết bà bầu ăn cà rốt có tốt không, các mẹ hãy xem nhé.

Bà bầu có thể ăn cà rốt được lúc mang thai không?

Theo các chuyên gia đã chỉ ra rằng, cà rốt có chứa nhiều beta carotin, vitamin B9, carotene và vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, protein, chất béo, chất xơ thô, sắt, canxi, phốt pho, có tác dụng giúp điều hòa ruột, nhuận tràng và làm khoan khoái bụng. Bởi vậy mà cà rốt rất tốt cho sự phát triển của các mẹ bầu và thai nhi nữa nhé. Nào, các mẹ hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích dưới đây nhé.

Dinh dưỡng thiết yếu từ cà rốt

Trong củ cà rốt còn chứa vitamin B6, vitamin C và chất xơ rất có lợi cho mẹ bầu. Bà bầu ăn cà rốt thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh táo bón thai kỳ.
Mô tả ảnh.
Công dụng tuyệt vời từ cà rốt
Ngoài vitamin A, nước ép cà rốt còn chứa khá nhiều vitamin và các loại chất khoáng có lợi khác. Các mẹ bầu có thể ăn một vài thực phẩm giàu chất béo trước khi uống nước ép cà rốt vì vitamin A sẽ dễ tan hơn trong dầu.
Những tác dụng của cà rốt đối với bà bầu
Tốt cho tim mạch của các mẹ: Là nguồn vitamin A rất phong phú, và việc uống sẽ giúp bạn cải thiện thị lực, ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ. Ngoài ra trong cà rốt còn có chứa kali làm giảm cholesterol trong máu một cách hiệu quả.
Ngăn ngừa ung thư: Được coi như một tác nhân chống ung thư nhờ sự có mặt của các carotenoid. Ngoài ra nếu ăn cà rốt hoặc uống nươc ép mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, vú và bàng quang.
Tạo một làn da cho các mẹ khỏe đẹp: Uống một cốc nước ép cà rốt mỗi ngày để có một làn da mềm mại và rạng rỡ. Vì trong cà rốt có hàm lượng kali trong cà rốt khá có lợi cho da – khiến da trở nên mềm mại, giảm các vết thâm nám và sẹo.
Tạo nguồn sữa dồi dào cho các mẹ: Nước ép cà rốt rất có lợi cho người mẹ và đứa con trong bụng. Các mẹ có thể uống nước ép cà rốt trong thời kỳ mang thai để cải thiện chất lượng sữa mẹ – cung cấp thêm vitamin A thúc đẩy sự tăng trưởng của thai nhi. Uống nước ép cà rốt khi đã mang thai được 3 tháng sẽ giúp bảo vệ thai nhi khỏi nhiễm trùng nữa nhé.
Giảm khả năng bị tiểu đường: Cà rốt tạo sự an toàn cho người bị tiểu đường. Nó giúp điều chỉnh lượng đường trong máu vì có chứa mangan và magiê.
Tăng cường tốt cho hệ tiêu hóa: Nhờ hàm lượng chất xơ, uống nước ép cà rốt sẽ đóng một vai trò lớn trong việc cải thiện hệ tiêu hóa. Nó sẽ giúp bạn cảm thấy no hơn và tránh việc ăn uống quá nhiều dẫn đến tăng cân.
Tốt cho phát triển xương thai nhi: Cà rốt là loại thực phẩm giàu vitamin A - rất quan trọng cho sự phát triển của xương, răng và đôi mắt trong sự phát triển của thai nhi.
Những lưu ý dành cho bà bầu khi ăn cà rốt
Ngoài giá trị dinh dưỡng, cà rốt còn là một vị thuốc tốt chữa được nhiều bệnh. Chất sắt và vitamin A trong cà rốt có tác dụng phòng và chữa thiếu máu, tăng cường khả năng sinh trưởng đối với trẻ em.Với những trường hợp tiêu chảy nhẹ làm mất các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, khiến nhu động ruột trở lại bình thường.
Mô tả ảnh.
Nước ép cà rốt đem lại hiệu quả
Tuy nhiên, các mẹ cũng nên lưu ý không nên uống qúa nhiều nước ép cà rốt vì nó sẽ dẫn đến tình trạng  quá tải của gan và gây vàng da.
Một lưu ý cho các mẹ bầu là các mẹ có thể ăn sống, uống nước ép hoặc dùng chế biến thành các món ăn để thay đổi khẩu vị nữa nhé. 
Theo Khỏe và Đẹp

Bơ là một trong những loại quả đem lại nhiều dinh dưỡng và các bà bầu không biết ăn bơ có tốt cho thai kỳ không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Bà bầu có thể ăn bơ trong giai đoạn mang thai được không?

Nhắc đến bơ, người ta thường nhớ ngay đến một vị ngầy ngậy, beo béo và hàm lượng dinh dưỡng mà bơ đem lại cho cơ thể chúng ta. Không chỉ tốt cho cơ thể con người, bơ còn là một loại quả  đầy dưỡng chất đối với các bà bầutrong giai đoạn mang thai nữa nhé, vì nếu bà bầu ăn đều đặn quả bơ sẽ rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Bởi vậy mà các mẹ cần phải bổ sung thêm loại quả này vào trong thực đơn của mình nhé!

1.Giá trị dinh dưỡng mà bơ đem lại cho các mẹ bầu

Hơn 14 loại vitamin và khoáng chất như canxi, sắt, đồng, magiê, phốt pho, kali, natri, mangan và selen là một hàm lượng dinh dưỡng “cực khủng” có chứa trong một quả bơ tưởng chừng rất nhỏ.
Mô tả ảnh.
Bơ rất tốt cho các bà bầu và thai nhi
Trong bơ có chất chống ô-xy hóa trong thành phần bơ còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư, bệnh đục thủy tinh thể, chống lão hóa và duy trì làn da săn chắc. Chất chống ô-xy hóa sẽ trung hòa gốc tự do, cải thiện thị giác, ngăn ngừa các bệnh về mắt như loạn thị, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể.
Nhờ hàm lượng muối thấp, chất xơ cao, nguồn lutein dồi dào và cả chất carotenoid có trong bơ sẽ giúp mắt sáng và cải thiện làn da.
Những loại vitamin trong bơ tốt cho cơ thể:
Vitamin E chống lại sự ô-xy hóa, làm chậm sự hình thành những nếp nhăn, giúp lấy lại độ tươi trẻ và săn chắc cho làn da.
Vitamin A từ quả bơ lại có tác dụng loại bỏ bớt tế bào chết, thúc đẩy quá trình sản xuất collagen, tăng độ đàn hồi cho da.
Ngoài ra còn có nhiều vitamin B6, giúp làm dịu cảm giác buồn nôn, khó chịu do cơn ốm nghén gây ra trong thai kỳ.
Hàm lượng a-xít folic và kali trong quả bơ giúp điều chỉnh huyết áp, ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp hoặc huyết áp thấp.
Axit oleic và linoleic trong bơ có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt cho cơ thể.
Axit folic chứa nhiều trong bơ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các mô khỏe mạnh cho bào thai. Để có cho thai nhi phát triển toàn diện
2. Công dụng tuyệt vời từ bơ với bà bầu
Ngăn ngừa dị tật thai nhi:
Mô tả ảnh.
Dinh dưỡng bất ngờ có trong bơ
Dị tật thai nhi luôn là nỗi lo lắng của hầu hết các bà mẹ khi mang thai.. Để ngăn chặn tình trạng này, các chuyên gia đều khuyên phụ nữ mang thai cần bổ sung folate liên tục trước khi có thai và trong suốt thai kỳ.
Có rất nhiều cách để bổ sung folate: như uống thuốc hay bổ sung bằng thức ăn. Như để tốt nhất cho sự phát triển của cả mẹ và bé thì các mẹ nên  hấp thu được nguồn folate tự nhiên dồi dào có trong quả bơ với một hàm lượng chất rất cao.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thai phụ nên tiêu thụ khoảng 600-800mcg folate mỗi ngày để phòng khuyết tật ống thần kinh và xương sống ở bào thai, hỗ trợ tốt cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là não bộ và hệ thần kinh. Vì vậy, các mẹ bầu nhớ thêm loại quả này vào chế độ dinh dưỡng của mình nhé.
Giúp trí não bé phát triển:
Trong quả bơ chứa hàm lượng cao chất béo, nhưng đó không phải là chất béo dư thừa mà là những chất béo hữu ích cho sức khỏe và đặc biệt rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi. Theo các chuyên gia, nếu bà bầu thường xuyên ăn quả bơ trong thai kỳ sẽ sinh con thông minh hơn.
Bảo vệ tim mạch cho mẹ:
Folate có trong qua bơ sẽ làm giảm hàm lượng chất homocystein, còn chất oleic acid làm giảm chứng xơ vữa động mạch. Ngoài ra, ăn quả bơ giúp làm giảm đáng kể lượng cholesterol trong cơ thể để ngăn ngừa các tổn thương cho tim mạch. Trong quả bơ cũng có chứa một lượng kali (potassium), nên có khả năng hạ huyết áp, ngừa đột quỵ...
Loại bỏ triệu chứng ốm nghén:
Ốm nghén luôn là một nỗi lo thường trực của các mẹ bầu. Nó làm cho cơ thể mệt mỏi, tinh thần sa sút. Đặc biệt, nếu nặng có thể khiến bà bầu suy nhược cơ thể, không hấp thu được dinh dưỡng và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
Nhưng chắc các mẹ bầu đã biết, trong quả bơ có chứa hàm lượng cao vitamin B6. Đây là loại vitamin có tác dụng giúp làm giảm cơn buồn nôn cho bà bầu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và hỗ trợ sản xuất hồng cầu. Chính vì thế, nếu các mẹ nào đang bị ốm nghén “hoành hành” thì các mẹ nhớ bổ sung bơ vào thực đơn hàng ngày nhé.
Tạm biệt với tiểu đường:
Một trong những nghiên cứu tuyệt vời từ công dụng của quả bơ đối với bà bầu là lượng chất có trong quả bơ sẽ kiểm soát được bệnh tiểu đường nhờ những chất béo đơn và những chất chất oleic acid giúp làm giảm đáng kể rủi ro về bệnh tim mạch và kiểm soát tốt bệnh tiểu đường
Tăng hệ khả năng hoạt động cho hệ tiêu hóa:
Chứng táo bón khi các mẹ mang thai đều khiến các bà bầu cảm thấy khó chịu và mệt mỏi và bơ chính là giải pháp lý tưởng. Cứ một quả bơ có kích thích trung bình thì chứa tới 10g chất xơ. Đây là nguồn chất xơ rất lớn, giúp hỗ trợ đắc lực cho hệ tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột và phòng ngừa hiệu quả chứng táo bón. Và làm tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể của cả mẹ và thai nhi.
3. Những lưu ý cho bà bầu khi ăn bơ
Một lưu ý khi các mẹ lựa chọn bơ là bơ phải chín tới, không nẫu hay ủng. Khi bổ ra, phần ruột bên trong có màu vàng tươi, ăn không đắng mà béo ngậy, hột có màu nâu đậm, không dính.
Các mẹ nên nhớ khi ăn, khi nắn bơ mềm tay thì mới bổ, vì nếu bổ khi bơ còn xanh thì bơ rất khó để chín lại và nếu cố ăn thì sẽ có vị đắng và nếu làm sinh tố sẽ có vị chan chat khi ăn.
Đừng để bơ quá lâu trong tủ lạnh, sẽ mất hương vị. Nên mua để ăn trong 1 - 2 ngày. Bơ còn xanh thì để ngoài cho chín rồi mới giữ trong tủ lạnh.
Và còn điều cuối cùng là có rất nhiều cách chế biến với món bơ để cho các mẹ có thể tùy ý lựa chọn, đặc biệt là với món sinh tố bơ thơm-ngon-bổ dưỡng, các mẹ hãy thử thực hiện nhé. Chúc các mẹ và các bé cưng của mình khỏe mạnh nhé!
Theo Phunutoday

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.