Latest Post

Thực tế cho thấy việc ăn uống quá nhiều khiến bạn tăng cân rất nhất, tuy nhiên cũng còn rất nhiều nguyên nhân khác mà bạn chưa biết đến. Hãy cùng điểm qua một số nguyên nhân sau:

>> Cách giảm mỡ bụng - Giảm mỡ bụng tự nhiên

1. Gan:

Gan là nơi sản xuất năng lượng chính trong cơ thể. Gan sản xuất enzim, cân bằng nồng độ đường và giảm cân, nó có vai trò chuyển hóa chất béo thành năng lượng. Nếu như gan quá tải, nó sẽ không thể xử lý toàn bộ chức năng và quá trình trao đổi chất chậm lại.

Giải pháp: Bạn chỉ cần cung cấp cho gan một chút năng lượng khởi động là đã có thể giúp gan hoạt động hiệu quả. Ăn những thực phẩm có chứa hợp chất lưu huỳnh có thể giúp cơ thể loại bỏ những hóa chất vô tình hấp thụ từ thuốc và môi trường độc hại bên ngoài. Những thực phẩm tốt cho gan gồm có: hành, tỏi, bắp cải, súp lơ, cải xoăn và cải brussel.


2. Leptin

Loại hooc môn này được tiết ra từ chất béo và có tác dụng ngăn chặn cơn đói. Thông thường, nó sẽ báo cho hệ thống não bộ khi bạn đã ăn đủ no.  Tuy nhiên nếu những chất kháng leptin phát triển, cơn đói sẽ tiếp tục diễn ra

Giải pháp: Nhiều nghiên cứu cho thấy leptin hình thành một cách tự nhiên trong cơ thể nếu như bạn có một giấc ngủ tốt, 8 tiếng mỗi ngày. Vì vậy, hãy đi ngủ vào lúc 10h tối là tốt nhất

3. Căng thẳng, lo lắng và trầm cảm

Bạn đã từng gặp phải tình huống: Ăn để giải tỏa căng thẳng.

Căng thẳng tác động trực tiếp tới hàm lượng hooc môn cortisol và hàm lượng hooc môn này lại ảnh hưởng trực tiếp tới cách cơ thể sử dụng hooc môn insulin. Béo bụng có thế là dấu hiệu của tình trạng kháng insulin do nồng độ cao hooc môn cortisol trong một thời gian dài

Giải pháp: Nhận ra rằng tình trạng căng thẳng hoặc ăn uống để giải tỏa căng thẳng có thể là nguyên nhiên khiến bạn không giảm được cân. Nếu như bạn đang bị căng thẳng hoặc trầm cảm, hãy làm điều gì đó để giải tỏa nó. Hãy chia sẻ với bạn bè, tham gia một hoạt động thể thao, tập yoga hoặc thiền và làm đồ thủ công. “Thủ công” tức là bạn tham gia một số hoạt động nào đó giữ cho đôi tay bạn luôn bận rộn như may vá, chơi trò ô chữ, Sudokus… để bạn không còn nghĩ đến chuyện ăn uống nữa

4. Nhạy cảm với thực phẩm

Bạn thường ăn những loại thực phẩm gì? Thông thường, bạn hay nhấm nháp những thực phẩm không lành mạnh, thường dẫn tới nhiều vấn đề hoặc gây ra tình trạng dị ứng khiến bạn không thể giảm cân. Việc hấp thụ những thực phẩm như bánh quy, bánh mì và những đồ ăn giàu nồng độ carbonhydrate có thể gây viêm nhiễm, tăng áp lực lên gan. Kết quả, quá trình trao đổi chất chậm lại, khiến cân nặng tăng.

Giải pháp: Hãy xem xét kỹ lưỡng những thực phẩm bạn ăn, chúng có thể khiến bạn bị chướng bụng, da kém sắc hơn. Hãy thưởng thức một bữa ăn lành mạnh sẽ giúp cơ thể bạn cân đối, khỏe mạnh.


Theo SKĐS

Mỗi thiên thần nhỏ ra đời là niềm hạnh phúc tuyệt vời nhất của bậc làm cha mẹ. Cùng tham khảo tên cho bé trai, bé gái sinh mùa hè nhé!

Mùa hè là mùa của sự sôi động và cuồng nhiệt, mùa của nắng và gió mạnh mẽ, của những loại hoa quả nhiệt đới ngọt ngào, thơm ngon, của biển xanh mây trắng vẫy gọi. Với những em bé sinh vào mùa rất đặc biệt này, có những cái tên cực kỳ ý nghĩa và tuyệt hay để đặt cho các bé.
Dưới đây là một số gợi ý tên cho bé gái, bé trai sinh vào mùa hè
Tên cho bé gái
Có thể đặt tên con có từ Hạ để ghi dấu mùa mà bé sinh ra, một số tên hay như: Hạ Thảo; Hạ Vân: đám mây mùa hạ; Hạ Miên: giấc mơ mùa hạ; Hạ Vy: mùa hạ nho nhỏ; Lam Hạ: mùa hè xanh; An Hạ: mùa hè an lành; Thanh Hạ: mùa hè thanh bình; Diệp Hạ: lá cây mùa hạ...
Hoặc những cái tên hay gắn với từ Hạ: Khởi Hạ; Ngọc Hạ, Thủy Hạ, Nhật Hạ; Thu Hạ; Thúy Hạ; Từ Hạ;...
Hoặc một số loài cây, hoa nở vào mùa Hạ: Hướng Dương, Bạch Liên, Băng Liên, Ngọc Phượng, Mộc Miên, Mỹ Liên, Mỹ Sen, Diên Vỹ, Đỗ Quyên, Bảo Trúc, Thanh Trúc, Hoàng Yến, Ngọc Lan, Kim Liên, Bích Liên,...
Hoặc đặt tên con theo hiện tượng thiên nhiên: Hải An: biển yên bình, dịu êm; Hải Miên: giấc mơ của biển; Thái Dương: vầng mặt trời rực rỡ; Thùy Dương: ánh nắng chan hòa, dịu dàng; Ánh Dương: ánh mặt trời...
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa
Tên cho bé trai
Tương tự bé gái, có thể đặt tên cho bé trai có từ Hạ, vì dụ: Khởi Hạ, Hạ Vũ, Quang Hạ, Tuấn Hạ, Vương Hạ, Phong Hạ, Cát Hạ, Khúc Hạ...
Lấy tên hoa lá, thiên nhiên: Trúc Lâm, Trúc Quân, Minh Nhật, Hải Thụy,Hải Dương, Thái Dương, Minh Hải, Hồng Hải, Ánh Dương, Cao Minh, Đại Dương, Hoàng Hải, Lâm Nhật, Nhật Minh, Phúc Hải, Quang Minh, Quý Hải,...
Theo Khỏe và Đẹp

Hải sản là nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng, nhưng liệu bà bầu có thể ăn hải sản được không, loại nào nên tránh, các mẹ hãy lưu ý nhé!

Các bà bầu ăn hải sản được không?

Vốn được coi là những nguồn năng lượng giàu chất đạm và những dưỡng chất tốt cho cơ thể, bởi vậy mà hải sản luôn được coi là một trong những sự lựa chọn hàng đầu trong mỗi bữa cơm của gia đình, tuy nhiên, hải sản có lợi đối với sức khỏe của các mẹ bầu và thai nhi không? 
Một trong những thành phần dinh dưỡng không thể thiếu trong hải sản đó chính là protein, canxi, chất béo không no (omega 3), chất đạm và nhiều chất khoáng khác. Đây đều là những thành phần dinh dưỡng có chứa trong nhiều loại hải sản như: tôm, cua, cá, mực, bạch tuộc, ốc, sò, hến. Đối với loại thức ăn giàu dinh dưỡng như vậy, tại sao các mẹ không nên lựa chọn vào trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho bản thân mẹ và thai nhi?
Không những vậy, trong hải san còn cung cấp nguồn năng lượng chính cho hoạt động của cơ thể, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và còn giúp cho sự phát triển của các thai nhi.
Mô tả ảnh.

Bà bầu có nên ăn hải sản trong thời gian mang thai?

Các mẹ có biết với thành phần dinh dưỡng omega 3 có trong các loại cá sẽ giúp trẻ phát triển hệ thần, trí não tốt. Ngoài ra, canxi còn hỗ trợ tốt cho sự phát triển của xương và cho răng của các bé chắc khỏe nữa đấy các mẹ.
Chất béo omega 3 axit có trong đồ biển rất có lợi với sức khỏe nói chung và bà bầu nói riêng. Đặc biệt còn giúp cho thai nhi phát triển trí não một cách toàn diện.
Một số lưu ý cho các bà bầu khi ăn hải sản
Dù là nguồn dinh dưỡng tốt cho bà bầu, tuy nhiên các mẹ bầu cần có chế độ ăn uống đúng khoa học để đảm bảo được an toàn nhé.
Hải sản rất giàu protein và omega  3 axit, những dưỡng chất có lợi cho thai phụ, những các mẹ cũng phải cẩn thận không có thể sẽ rắc rối ngay cả với những dưỡng chất đó.
Mô tả ảnh.
Nguồn dinh dưỡng từ hải sản và những điều các mẹ cần lưu ý.
Các mẹ đang trong giai đoạn kiêng cử nên hạn chế ăn hải sản vào 3 tháng đầu và 1 tháng cuối, vì 3 tháng đầu thai nhi rất dễ bị sảy còn tháng cuối thường khiến mẹ dễ bị sinh non. Dù cho có một nguồn thông tin cuối cùng nào, nhưng các mẹ cũng nên lưu ý những ý kiến đấy nhé.
Các mẹ bầu có cơ địa tốt thì vẫn có thể được ăn hải sản bình thường, nhưng không nên ăn quá nhiều. Trong khi ăn, các mẹ nên ăn từ từ để xem cơ thể có phản ứng, dị ứng như thế nào hay không, nếu cơ thể mẹ nhạy cảm thì không nên hải sản nữa. Thai nhi có phát triển và hoàn thiện hay không đều phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mẹ.
Một lưu ý đối với các mẹ khi ăn hải sản là do dù muốn ăn, chế biến kiểu gì với hải sản thì các mẹ cũng không được phép ăn hải sản tái sống, phải đảm bảo ăn chín uống sai để dảm bảo an toàn cho thai nhi nhé các mẹ.
Các mẹ cũng nên biết, hầu hết các loại hải sản đều có chứa thủy ngân, nhưng tùy vào mỗi loại mà chúng ta cần nên tránh. Bởi thủy ngân là chất rất độc hại, khi bị tích tụ trong cơ thể sẽ biến thành chất Methylmercury – là hợp chất có thể gây hại cho thai nhi và cả trẻ sơ sinh.
Những loại cá hay hải sản các mẹ nên hạn chế ăn vì chúng có chứa lượng thủy ngân không nhỏ như: hư cá ngừ, các kiếm, cá hồi, cá lát, cá mập…  Bởi vậy cá mẹ hãy đảm bảo lựa chọn nguồn dinh dưỡng thích hợp cho các bé yêu nhé.
Hy vọng những bài viết dưới đây sẽ giúp ích nhiều cho các mẹ, nhưng dù hải sản có cung cấp một lượng lớn dưỡng chất nhưng các mẹ cũng nên bổ sung dưỡng chất từ những nguồn dinh dưỡng khác nữa nhé!
Theo Khỏe và Đẹp

Vốn là một loại quả cung cấp nhiều dưỡng chất, nhưng nhiều bà bầu vẫn đang thắc mắc không biết bà bầu có thể ăn đu đủ được không? Ta cùng xem nhé!

Bà bầu có thể ăn đu đủ được không?

Được biết đến là loại quả mang lại nhiều dưỡng chất cho cơ thể, đu đủ được mệnh danh là một trong những loại quả mang lại nhiều dinh dưỡng cho cơ thể con người. Nhưng liệu đu đủ cũng tốt cho các bà bầu và cho thai nhi. Để có thể tìm hiểu rõ hơn, chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Những dưỡng chất bất ngờ trong đu đủ

Dù có một hình dạng không mất “đồ sộ” nhưng những dưỡng chất mà đu đủ mang lại thì có thể sẽ khiến cho các mẹ phải trầm trồ thốt lên, tại sao đu đủ lại có một hàm lượng dinh dưỡng lớn đến vậy? Vậy thì các mẹ cần nên bổ sung ngay đu đủ vào thực đơn dinh dưỡng của mình nhanh thôi.
Mô tả ảnh.
Bà bầu nên thêm đu đủ vào thực đơn hàng ngày
Với hơn 70% là nước, đu đủ chín là một lựa chọn thích hợp mẹ bầu bổ sung nước cho cơ thể, hạn chế tình trạng mệt mỏi do mất nước.
Không chỉ cung cấp nước, đu đủ chín còn cung cấp một lượng đường chiếm 13% .Tuy đu đủ không có hàm lượng tinh bột nhưng lại có hàm lượng caroten và axits hữu cơ cùng các vitamin A, C khá cao, hàm lượng chất béo thấp, nhiều canxi và photpho cùng với magie và sắt… những hàm lượng chất này có tác dụng rất tốt đối với phụ nữ có thai.
Ngoài ra, đu đủ còn có lượng vitamin B, kali và chất xơ khá lớn. Có thể nói rằng đu đủ chính là một loại thực phẩm vô cùng dinh dưỡng đối với thai nhi và cả các bà bầu.
Những công dụng của đu đủ
Ăn đu đủ chín sẽ làm cải thiện tính trạng căng thẳng, mệt mỏi và stress ở các bà bầu.
Giảm thiểu tính trạng thiếu máu khi mang thai: do đu đủ chín giúp gia tăng mức độ hemoglobin, trợ giúp sự hấp thụ oxy.
Mô tả ảnh.
Đu đủ mang lại nhiều dưỡng chất cho các bà bầu
Ăn đu đủ chín thường xuyên có thể giúp cho thai phụ giảm tình trạng tăng cân nhanh vì hàm lượng calo trong đu đủ ít nhưng lại có nhiều các vitamin cần thiết bổ xung cho cơ thể giúp cho mẹ bầu hạn chế tình trạng béo phì.
Đu đủ chín còn có tác dụng làm đẹp, dưỡng da và giúp sáng mắt.
Giảm tình trạng táo bón, giúp phân giải protein được tiêu hóa trong đường ruột, cung cấp hàm lượng chất xơ cao và giúp cho thai phụ có thể giữ ổn định nhịp tim và huyết áp của mình trong thời gian mang thai
Bà bầu ăn đu đủ như thể nào cho đúng cách?
Các mẹ nên chú ý chỉ nên ăn đu đủ chín, hạn chế tuyệt đối không được ăn đu đủ xanh vì trong đu đủ xanh có lượng nhựa khá cao đặc biệt không tốt cho thai nhi, có thể khiến cho bạn bị co thắt tử cung, gây ra tình trạng phù và xuất huyết nhau thai – những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, có thể dẫn tới sinh non.
Nên loại bỏ hết hạt trước khi ăn nguyên nhân là do chất carpine trong hạt đu đủ được xem là một loại chất độc, có thể gây rối loạn mạch đập và ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Những mẹ bầu có lượng đường trong máu cao không nên ăn quá nhiều đu đủ. Chỉ nên ăn khoảng 2-3 lần/ tuần.
Không nên ăn quá nhiều đu đủ, vì nó sẽ tác dụng ngược lại với tình trạng táo bón của các mẹ bầu sẽ không thuyên giảm mà còn nghiêm trọng hơn.
Theo Khỏe và Đẹp

Ổi được coi là một loại quả ăn vặt yêu thích của các chị em, tuy nhiên, các bà bầu ăn ổi được không, chúng ta hãy cùng xem nhé!

Bà bầu ăn ổi được không?

Ổi luôn là một loại quả cung cấp rất nhiều dưỡng chất và các vitamin cho mọi người. Nhưng không phải loại quả nào cũng thích hợp đối với các mẹ bầu vàthai nhi, vậy những chất dinh dưỡng có trong ổi có thực sự thích hợp đối với các mẹ không, ổi có thể cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của các bé không, các mẹ hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây nhé.

Nguồn dinh dưỡng cho bầ bầu từ ổi

Bổ sung vitamin C: Những dinh dưỡng có trong ổi giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của các bà mẹ tương lai. Đồng thời, cũng giúp trong việc loại bỏ các vấn đề sức khỏe khác như đau răng, chảy máu nướu răng, viêm loét, mạch máu bị vỡ… 
Đặc biệt trong ổi rất giàu vitamin C, chỉ cần một trái ổi cũng đã có thể đáp ứng lượng viatmin C cần thiết mỗi ngày của bạn.
Chứa nhiều dưỡng chất chống oxy hóa: nếu các mẹ ăn ổi mỗi ngày sẽ là cách đơn giản giúp cơ thể ngăn cản sự tấn công của các loại vi khuẩn gây hại.
Hàm lượng chất xơ cao: Khi các mẹ ăn ổi trong mỗi bữa ăn sẽ có ích trong việc ngăn ngừa nguy cơ bị trĩ và táo bón khi mang thai.
Mô tả ảnh.
Bà bầu nên bổ sung ổi vào thực đơn dinh dưỡng của mình.
Hàm lượng chất Magnesium: giúp thư giãn các dây thần kinh và cơ bắp của cơ thể.
Axit Folic: dưỡng chất rất quan trọng trong sự phát triển của hệ thống thần kinh của bé.
Hàm lượng canxi: giúp bạn “đối phó” với phần nào nhu cầu canxi của cơ thể khi mang thai.
Ăn ổi giúp bà bầu ngăn ngừa nhiều căn bệnh
Ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường: Ăn ổi giúp các mẹ duy trì được lượng đường trong máu, làm giảm nguy cơ bị tiểu đường cao.
Giữ huyết áp ở mức ổn định: Ổi cũng giữ cho mức huyết áp của mẹ bầu ở mức ổn định, điều kiện cần thiết để ngăn ngừa sảy thai và sinh non.
Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu: Ăn ổi khi mang thai làm tăng mức độ hemoglobin trong cơ thể, bổ sung chất sắt, triệu chứng thường gặp ở hầu hết các mẹ bầu.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa:
Trong ổi xanh chứa nhiều tác nhân làm se, các dinh dưỡng trong ổi như vitamin C, carotenoids có tác dụng bồi dưỡng hệ tiêu hóa”. Ổi còn kiêm chức năng hỗ trợ ruột và dạ dày trong trường hợp những bộ phận này bị viêm nhiễm.
Ngoài các dưỡng chất, ổi còn còn có một lượng lớn các chất xơ, hạt ổi còn “phục vụ” hệ tiêu hóa như là một chất nhuận tràng, do đó ăn ổi sẽ giúp ruột giữ nước, làm sạch hệ tiêu hóa và các dịch bài tiết.
Ngăn ngừa vi trùng xâm hại cơ thể:
Trong ổi có chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, chất chống độc tố như Vitamin C, Vitamin E, iso- flavanoids, carotenoid, polyphenol… Những dưỡng chất này sẽ giúp cơ thể chống lại vi trùng, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, đồng thời giúp mẹ bầu tránh xa bệnh tật.
Chất phòng chống ung thư tuyệt vời:
Mô tả ảnh.
Nguồn dinh dưỡng thiết yếu từ ổi dành cho các mẹ bầu
Vai trò của lycopene và chất chống ôxy hóa có trong ổi làm giảm khả năng bị ung thư. Nếu lycopene có trong cà chua chỉ được cơ thể hấp thụ khi đã nấu chín thì ở quả ổi nó lại được hấp thụ dễ dàng bởi cấu trúc tế bào khác biệt.  Do vậy, các mẹ có thể bổ sung ổi vừa cung cấp dưỡng chất vừa làm chất phòng chống ung thư cho bản thân.
Hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi:
Các mẹ có biết trong ối có chứa lượng axit folic và vitamin B9 – rất quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
Nguồn chất giảm ho hiệu quả:
Nước ép trái ổi hoặc nước sắc lá ổi rất có lợi trong việc làm giảm ho, trị cảm, đồng thời có tác dụng “dọn dẹp” hệ hô hấp. Thịt quả ổi chứa rất nhiều vitamin và sắt, nhờ đó có tác dụng ngăn ngừa bệnh cảm và các trường hợp bị nhiễm siêu vi.
Bổ sung canxi chắc khỏe cho mẹ và bé:
Các mẹ cps biết, để cho xương và răng của thai nhi có thể được cải thiện tốt hơn thì các mẹ nên bổ sung một ly nước ép ổi mỗi ngày nữa nhé.
Những lưu ý bà bầu cần biết khi ăn ổi
Trong thời gian đang mang thai, các bà bầu không nên ăn quá nhiều sẽ dẫn đến một số tác dụng không tốt đối với cả mẹ và thai nhi.
Khi ăn ổi, các mẹ nên gọt vỏ vì nếu không gọt vỏ trước khi ăn sẽ có nguy cơ bị tiêu chảy do tiêu thụ một lượng chất xơ quá lớn.
Các chuyên gia khuyến cáo những bà bầu có vấn đề về tiêu hóa không nên ăn hạt ổi, bởi chúng khó được tiêu hóa hết mà thường “đọng” lại rất lâu trong bao tử mẹ.
Các mẹ nên hạn chế ăn ổi còn xanh vì trong ổi xanh có thể gây một số vấn đề không thoải mái, nhất là đối với những mẹ bầu có vấn đề răng miệng. 

Theo Phunutoday

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.