Latest Post

Vào những ngày hè nóng nực, thì bia luôn là sự lựa chọn hàng đầu của cả hai giới, nhưng liệu bà bầu uống bia có được không, ta cùng giải đáp nhé!

Bà bầu có nên uống bia không?

Theo một vài nghiên cứu cho thấy, nếu phụ nữ uống bia sẽ có một làn da căng tràn sức sống và cũng rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, đó là đối với những người bình thường, nhưng bia có thực sự tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi trong những tháng đang mang bầu? Và đó cũng chính là thắc mắc của các mẹ rằng có nên hay không nên uống bia khimang thai, để có thể giải đáp được những thắc mắc của các mẹ bầu, chúng ta hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây nhé!
Mặc dù chưa có một tài liệu nào nói chính xác được tác hại của bia rượu đến sự phát triển của thai nhi nhưng hầu hết các bác sĩ sản khoa đều khuyên rằng trong thai kỳ các mẹ bầu lưu ý không nên sử dụng các loại thức uống có cồn.
Mô tả ảnh.

Các mẹ bầu nên cẩn thận với những ảnh hưởng từ bia tới thai nhi

Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu lại không biết và cho rằng, trong bia có nồng độ cồn rất thấp, vậy nên sẽ không sao cả nếu uống một “chút chút”. Nhưng thực sự nếu có suy nghĩ trên thì các mẹ đã nhầm bởi theo BS Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM, dù là rượu hay bia thì thai phụ cũng không được dùng, vì đó là những thức uống có cồn. Trước hết, cồn sẽ đi vào máu làm ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan nội tạng của người mẹ và tác động lên bào thai đang sinh trưởng. Chính bởi vì những tác hại không ngờ tới của bia sẽ rất có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của be. Vậy nên, để phòng ngừa thì các mẹ cũng không nên uống bia trong giai đoạn mang thai nhé.
Các bà bầu cần lưu ý những gì khi uống bia?
Các mẹ bầu hãy loại bỏ những quan niệm cho rằng nếu uống bia trong thời gian mang bầu sẽ giúp con sau khi sinh ra sẽ trở nên trắng trẻo và có một làn da đẹp bởi vì đó chỉ là những quan niệm và chưa có một cơ sở kiểm chứng chắc chắn đâu nhé. Trong khi đó, rất nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy tác hại của bia gây ra trong khi mang thai.
Theo nhiều nghiên cứu tại Mỹ cho thấy thức uống có cồn mà người mẹ sử dụng trong thời gian mang thai có thể liên quan đến một số dị tật về mặt hình thái cũng như khiếm khuyết vận động ở thai nhi. Tất nhiên, uống càng nhiều thì xác suất mắc dị tật càng cao, uống ít thì xác suất thấp hơn. Tuy nhiên, để “phòng còn hơn gặp phải” thì các mẹ hãy nên loại bỏ bia ra khỏi thực đơn và hãy kiểm chế để cho thai nhi có thể phát triển một cách khỏe mạnh cũng như loại bỏ được nỗi lo lắng của các mẹ nữa nhé.
Đối với những bà mẹ cho con bú, việc uống bia rượu cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé vì một phần cồn mẹ hấp thụ sẽ truyền qua sữa và đi vào cơ thể bé, trong khi cơ thể bé lúc này còn rất non nớt và rất dễ bị tác động. Vậy nếu đã có những tác hại như vậy, liệu các mẹ có thể để các bé hấp thu được không?
Một lưu ý với các mẹ, nếu mẹ bầu nào cho rằng, uống nhiều bia sẽ làm tăng khả năng “kích sữa” sau sinh, thì các mẹ hãy cẩn thận nhé. Bởi vì trong bia có thành phần chủ yếu  là lúa mạch – chất này sẽ làm tăng hoóc-môn kích thích sản xuất sữa. Nhưng ngược lại, chính chất này cũng sẽ làm ức chế một loại hoóc-môn khác giúp tiết sữa. Vì vậy, các mẹ rất có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng mất sữa.
Lời khuyên cho các mẹ bầu vẫn đang thắc mắc không biết là mình nên uống gì là tốt nhất? thì câu trả lời cho các mẹ là:
Ngoài việc bổ sung các vitamin và các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể mẹ thì các mẹ nên:
Mô tả ảnh.
Các mẹ bầu nên bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng từ thiên nhiên nhé!
- Ăn nhiều hoa quả, trái cây
- Bổ sung dinh dưỡng từ các loại hạt
- Các loại nước: nước dừa, nước cam, nước ép cà rốt,….
- Các thực phẩm giàu protein: cá, tôm,….
- Các thực phẩm giàu canxi: trứng, sữa, pho mát,….
Hy vọng những thông tin sau sẽ giúp ích được nhiều cho các mẹ bầu nhé!
Theo Phunutoday

Canxi là dưỡng chất cần thiết để xây dựng hệ xương chắc khỏe cho trẻ em. Dưới đây là 5 nhóm thực phẩm bổ sung canxi tốt nhất cho trẻ.

1. Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa rất giàu canxi. Một cốc sữa bò có khoảng 300mg canxi, bằng một cốc sữa chua, 1/9 cốc pho mát nguyên chất và 1/4 cốc pho mát chế biến. Với trẻ 2 tuổi trở lên, bạn có thể cho con dùng các sản phẩm sữa ít béo hoặc không béo. Tốt nhất là uống sữa nguyên chất nhưng hãy để con lựa chọn loại sữa có hương vị trẻ thích. 
Mô tả ảnh.
Sữa và các chế phẩm từ sữa rất giàu canxi.
Nếu bé không thể hay không thích uống sữa bò thì còn nhiều loại thực phẩm bổ sung canxi khác, bao gồm sữa, pho mát, bơ, sữa chua, đậu nành…
2. Nhóm rau củ: Rau dền, rau chân vịt, súp lơ xanh, cà rốt…
Rau dền không chỉ có hàm lượng canxi vượt trội hơn cả sữa bò mà còn chứa lượng lớn nguyên tố khoáng chất và vitamin K giúp hấp thụ canxi.Súp lơ xanh rất giàu sắt, kẽm, canxi, vitamin E … có thể chế biến bằng cách hấp, xào mà không bị mất đi hợp chất chống ung thư chứa trong loại rau này.
Ngoài ra, rau chân vịt, cà rốt, cà chua, cái chíp cũng là những loại rau củ chứa một lượng lớn canxi, kali, vitamin và khoáng chất hỗ trợ hấp thu và chuyển hóa canxi.
3. Nhóm các loại trái cây: cam, quất, dâu tây, chuối, kiwi
Cam là một trong những loại trái cây đứng đầu danh sách thực phẩm bổ sung canxi dễ dàng cho trẻ. Mỗi 100 g cam chứa 40 mg khoáng chất canxi. Trong cam còn chứa một số chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể khác bao gồm vitamin B1, chất xơ, folate, kali.
Mô tả ảnh.
Cam đứng đầu danh sách trái cây bổ sung canxi.
Ngoài ra, các loại trái cây khác như quất, dâu tây, chuối, kiwi…cũng chứa nhiều vitamin B1, B2, canxi, phốt pho, sắt, kali, kẽm, crôm và khoáng chất rất tốt cho trẻ.
4. Nhóm xương thịt, trứng và hải sản
Xương và thịt của các loại động vật như lợn, bò, cừu là nguồn thực phẩm bổ sung canxi, protein, giúp cơ thể xây dựng các mô và xương bắp.
Trứng là nguồn cung cấp lượng protein cao, đặc biệt trứng có chứa vitamin B12 (riboflavin) giúp tăng chiều cao cho trẻ.
Các loại hải sản như tôm, cua, cá hồi, sò, hàu… chứa nhiều canxi và các chất hỗ trợ canxi như: vitamin D, K, B1…là những thực phẩm bổ sung canxi hữu hiệu cho quá trình phát triển của bé.
Đặc biệt là món cá hồi (với xương). Nửa chén cá hồi đóng hộp có chứa 402 mg canxi, được làm mềm xương, dễ tiêu hóa và cung cấp canxi cho cơ thể.
5. Nhóm ngũ cốc và tinh bột tăng cường canxi
Sử dụng ngũ cốc chế biến sẵn để ăn sáng được tăng cường canxi khoảng 1.000 mg cho mỗi suất ăn (khoảng 1,3 chén). Nên pha ngũ cốc với sữa bò hay sữa đậu nành tăng cường canxi thay vì chỉ bằng nước lọc.
Đậu hạt: Một chén đậu trắng nhỏ luộc hay rán cung cấp khoảng 130 mg canxi, gần bằng nửa cốc sữa. Một chén hạt đậu trắng đóng hộp có khoảng 190 mg canxi. Một chén đậu xanh đóng hộp chứa khoảng 80 mg canxi.
Đậu Hà Lan: chứa khoảng 45 mg canxi mỗi chén. Không chỉ vậy, đậu Hà Lan còn chứa vitamin K có thể tăng mật độ và sự dẻo dai cho xương, nó là nguồn cung cấp vitamin C, A và protein tuyệt vời.
Mô tả ảnh.
Nhóm các loại ngũ cốc cung cấp nhiều canxi giúp trẻ cao lớn.
Đậu nành: có chứa nhiều protein nhất trong tất cả các loại thực phẩm ăn chay, chúng có tác dụng cải thiện xương và khối lượng mô. Để tăng chiều cao, cần ít nhất 50g đậu nành mỗi ngày.
Khoai lang: Một củ khoai lang cung cấp khoảng 55 mg canxi và một bát khoai lang chín có khoảng 76 mg chất này. Bạn có thể chọn khoai lang làm thực phẩm bổ sung canxi hàng ngày bằng cách cho bé ăn khoai cùng pho mát hay sữa chua.
Theo Phunutoday

Phụ nữ mang thai cần khoảng 27 mg sắt mỗi ngày để duy trì sức khỏe tối ưu.

Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của người phụ nữ tăng gấp đôi thậm chí gấp ba so với bình thường.  Cùng với vitamin C, vitamin B, axit folic... sắt cũng là một trong những chất dinh dưỡng chính cần được bổ sung vào chế độ ăn uống cho thai phụ để duy trì sức khỏe của mình và cho thai nhi.

thai-phu-can-bao-nhieu-sat-trong-suot-thai-ky
Ảnh: teamsugar.

Tại sao sắt quan trọng cho thai phụ

Sắt là thành phần quan trọng góp phần hình thành các tế bào hồng cầu và hemoglobin. Các nghiên cứu cho rằng khi mang thai, người phụ nữ cần gấp đôi số lượng bình thường của sắt. Các chuyên gia nói rằng lượng máu trong cơ thể thai phụ cần tăng lên trong thời kỳ mang thai để hỗ trợ thai nhi. Do đó, bổ sung thêm sắt là vô cùng cần thiết.

Ngoài ra, sắt ngăn chặn tình trạng như thiếu máu, suy yếu hệ thống miễn dịch. Sắt cũng cần thiết để hỗ trợ nhau thai giúp bảo vệ em bé trong bụng mẹ khỏe mạnh. Thiếu sắt gây ra tình trạng như sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân, phát triển chậm...

Thai phụ cần bao nhiêu sắt

Các chuyên gia cho biết, một phụ nữ mang thai cần khoảng 27 mg sắt mỗi ngày để duy trì sức khỏe tối ưu. Thai phụ cần bổ sung các thực phẩm chứa nhiều sắt như rau bina, thịt gà, thịt bò, nho khô, đậu đỏ, đậu nành... Ngoài ra có thể bổ sung các viên sắt theo đơn của bác sĩ.

Theo VNE

Được đắm mình tắm trong làn nước mát lạnh ngày hè thật là tuyệt vời. Nhưng với các mẹ bầu, liệu tắm nước lạnh có ảnh hưởng đến thai nhi không?

1. Nói không với nước lạnh
Nhiều người có thói quen tắm nước lạnh, đặc biệt là trong cái nóng đến nhễ nhại của ngày hè. Nhưng với bà bầu, đây là điều cấm kị. Thân nhiệt cơ thể con người thường cao hơn vào ngày hè, cộng thêm cái nóng thường có ở bà bầu, nhu cầu "giải tỏa" đi sự oi bức trong người là điều dễ hiểu, nhưng bạn tuyệt đối không xả nước lạnh vào người khi đang mang bầu.
Mô tả ảnh.
Bạn tuyệt đối không xả nước lạnh vào người khi đang mang bầu.
Cái lạnh đột ngột có thể dẫn đến một loạt các phản ứng tiêu cực, như tim đập nhanh, huyết áp tăng, cơ bắp rã rời, tinh thần trở nên khẩn trương, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Không những vậy, khi gặp lạnh đột ngột, các mạch máu trong cơ thể người mẹ co lại, cản trở sự lưu thông của máu cũng như quá trình cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, khuôn mặt là phần mà bạn hoàn toàn có thể dùng nước lạnh để làm sạch trong bất kỳ thời gian nào. Nước lạnh sẽ kích thích sự lưu thông máu trên cơ mặt, rửa sạch bụi bẩn, tạo cảm giác sạch, thoáng và không nhờn cho da. Rửa mặt bằng nước lạnh giúp làn da sáng và có tính đàn hồi hơn.
2. Một vài lưu ý khi tắm mẹ bầu cần nhớ:
- Nhiệt độ tắm: Nên duy trì nhiệt độ vừa đủ, nên thử nước bằng cách dùng cùi trỏ tay để kiểm tra và nên làm ướt người từ dưới lên trên để cơ thể quen dần với sự thay đổi nhiệt độ.
- Gội đầu: Những bà mẹ mang thai được bác sỹ khuyến cáo không nên ngồi xổm, hoặc đứng quá lâu, động tác gội đầu sẽ có thể ảnh hưởng tới phần tử cung phía dưới nếu bạn ngồi xuống. Nếu có thể, hãy ra hàng gội đầu trong giai đoạn mang thai, nhất là khi bụng đã to quá cỡ, hoặc bạn có thể gội ở nhà nhưng nhờ ai đó gội giúp trong lúc bạn nằm. Nhiệt độ nước gội đầu cũng không nên quá nóng hoặc quá lạnh.
- Thời gian tắm: Lúc mang thai mệt mỏi, nhiều bà bầu thích thú với thời điểm được đi tắm bởi cơ thể được thư giãn, thoải mái và xua tan mệt mỏi. Tuy nhiên, không gian phòng tắm chật hẹp, lại thêm nhiệt độ nước khiến các mao mạch giãn nở, lượng máu lên não không đủ, dễ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn nên tắm trong thời gian càng ngắn càng tốt, tối đa là 15 phút.
- Nên tắm bằng vòi hoa sen: Các bác sỹ khuyên bà bầu chỉ nên tắm bằng vòi hoa sen chứ không nên sử dụng bồn tắm bởi việc ngâm mình trong bồn tắm quá lâu, sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập âm đạo, gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến thai nhi và nguy cơ sinh non. Tắm bằng vòi hoa sen, các tia nước mát-xa làn da mệt mỏi, sẽ khiến bà bầu sảng khoái hơn.
Mô tả ảnh.
Bác sỹ khuyên bà bầu nên tắm bằng vòi hoa sen thay vì sử dụng bồn tắm.
- Tuyệt đối tránh tắm ngay sau khi ăn no: Bạn nên nhớ tuyệt đối không tắm sau khi "da bụng căng". Lúc này, tắm sẽ làm các mạch máu trong cơ thể nở to, máu dồn xuống hạ thể, lượng máu cung cấp cho khoang bụng không đủ cho hệ thống tiêu hóa hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Nghiêm trọng hơn, từ những biểu hiện trên có thể dẫn đến việc hạ đường huyết một cách đột ngột! Do đó, dù đôi khi cảm thấy thật oi bức sau mỗi bữa ăn, bạn cũng đứng đi tắm mà hãy nghỉ ngơi một chút để hạ nhiệt!
- Không tắm khi huyết áp xuống thấp: Khi cơ thể mệt mỏi, huyết áp xuống thấp, tắm nước ấm hoặc nóng sẽ làm mạch máu trong cơ thể người mẹ giãn nở, máu đưa lên não của mẹ cũng như đưa chất dinh dưỡng đến cho con không đủ, có thể gây đến những hậu quả khó lường.
Theo Phunutoday

Được coi là một loại hải sản có đặc tính mát vào mùa hè, nhưng bà bầu có thể ăn được hến được không, chúng ta cùng giải đáp những thắc mắc nhé!

Bà bầu có thể ăn hến được không?

Vào những ngày hè nóng nực, nếu được ăn một bát canh hến có vị chua của dứa, của khế và vị ngọt của thịt hến thì còn gì bằng. Và đó cũng chính là những món ăn được ưu tiên hàng đầu của các mẹ bầu, tuy nhiên, liệu rằng các mẹ bầu khi ăn hến đã đúng cách hay chưa? Và hến có công dụng như thế nào với các mẹ bầu, các mẹ hãy cùng tham khảo những thông tin sau nhé.

Dinh dưỡng dành cho các mẹ bầu từ hến

Hến là một trong những thực phẩm dễ chế biến thành các món ăn thanh mát, bổ dưỡng cho sức khỏe của mọi người, đặc biệt là đối với các mẹ bầu. Các mẹ có biết trong hến chứa rất giàu sắt, selen, magiê, canxi, vitamin B12, axit béo…
Chất sắt có chứa trong hến là chất rất quan trọng để tái tạo tế bào hồng cầu mới.
Mô tả ảnh.
Liệu bà bầu ăn hến được không là câu hỏi của rất nhiều chị em
Không chỉ có sắt, Vitamin B12 giúp hệ thần kinh hoạt động tốt, tổng hợp DNA, ngừa bệnh tim mạch.
Chất selen trong ngao rất cần thiết cho hệ miễn dịch, giúp tạo các hợp chất chống oxy hóa, chống lại sự hoạt động của các gốc tự do trong máu, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư, hỗ trợ cho sự hoạt động bình thường của tuyến giáp;
Ngoài ra, trong ngao còn có những Axít béo giúp giảm lượngtriglycerides, hàm lượng chất này làm kìm hãm sự phát triển của các mảng xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và chứng đột quỵ
Đặc biệt các món từ hến còn rất tốt cho máu và hệ tim mạch, hỗ trợ cho hệ miễn dịch, giảm thiểu nguy cơ mắc các chứng viêm nhiễm, ngăn ngừa ung thư, tốt cho hệ thần kinh, xương và các hoạt động của tế bào nữa nhé các mẹ. Chính bởi vậy mà các mẹ nên bổ sung hến vào thực đơn dinh dưỡng của mình, nhưng các mẹ cũng nên lưu ý một số đặc điểm dưới đây, nếu không những thực phẩm dinh dưỡng này sẽ mang lại tác dụng ngược, làm tại đến sức khỏe của các mẹ đấy nhé.
Mô tả ảnh.
Các mẹ cũng nên thật cẩn trọng khi ăn hến
Những điều bà bầu cần lưu ý khi ăn hến
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Nếu các mẹ bầu có bị những bệnh liên quan đến tiêu hóa hay hô hấp thì hãy lưu ý với hến nhé. Vì theo các nhà khoa học, trong hến có chứa virus Adonovirus có thể gây ra các chứng bệnh ở hệ tiêu hóa và hệ hô hấp như tiêu chảy, phát ban và viêm phổi. Virus này làm tăng nguy cơ mắc các chứng viêm nhiễm ở con người.
Các mẹ có biết, hến không tự tiết ra độc tố, nhưng trong thức ăn của hến và các loài nhuyễn thể có một số loại tảo chứa chất độc không thể bị phân hủy khi đã nấu kỹ, nên người ăn vẫn có thể bị trúng độc. Bởi vậy, các mẹ hãy nên thật cẩn thận khi chọn hến.
Một lưu ý với các mẹ là phải nấu hến thật chín kỹ và phải sửa hến thật sạch rồi mới chế biến vì với những đồ ăn biển sống, tái chín còn chứa rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng bao gồm salmonella, toxoplasmosis, sán… có hại cho sức khỏe. Với những thông tin hy vọng sẽ giúp ích cho các mẹ để có thể bổ sung dinh dưỡng cho các mẹ và thai nhi trong những tháng mang thai nhé.
Theo Phunutoday

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.