Latest Post

Rất nhiều người thắc mắc không biết một thai nhi trong bụng mẹ sẽ đi ị và tè ra sao? Thực ra cơ chế bài tiết chất thải của bé hoàn toàn không như những gì chúng ta vẫn tưởng tượng.

Có thể trả lời ngay cho các mẹ đang có chung thắc mắc này rằng các bé tiêu, tiểu hàng ngày vào chính nước ối mà bé vẫn bì bõm suốt thai kỳ đấy! Nghe có vẻ rất mất vệ sinh? Nhưng đừng lo, tạo hóa đã sắp xếp mọi chuyện thật chu đáo ngay từ những điều nhỏ nhặt nhất này!

Thai nhi có đi ị trong bụng mẹ không?

Thực ra, phân của các bé chỉ bắt đầu tích lũy dần từ lúc bước qua tuần 30 của thai kỳ. Đó là kết quả của quá trình nuốt nước ối thành thục, sự thoái hóa của các tế bào và hoạt động của hệ tiêu hóa. Theo cách gọi thông thường, lượng phân “sơ khởi” này được gọi là phân su. Phân su sẽ được tích tụ dần trong ruột của thai nhi từ lúc mới hình thành. Chỉ sau khi ra đời, trong lần đi ị đầu tiên của trẻ, lượng phân này mới bắt đầu được thải ra ngoài qua đường hậu môn và có màu đen đậm hoặc xanh đen. Như vậy, hoàn toàn không có chuyện thai nhi đi ị trong bụng mẹ như trí tưởng tượng của chúng ta vẫn nghĩ. 

thai nhi đi tè 2.
Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh nuốt phải phân su đều có thể được can thiệp mà không để lại hậu quả đáng tiếc nào. ​

Trong quá trình phân su sinh ra, có thể thai nhi sẽ nuốt phải hỗn hợp bao gồm cả phân su lẫn nước ối. Trường hợp này có thể dẫn đến hiện tượng tắc nghẹn toàn bộ hoặc một phần đường thở của bé cùng với đó là các kích ứng hóa học có thể gây nên dị tật, nhiễm trùng bào thai hoặc tình trạng viêm phổi bào thai và đe dọa đến tính mạng. 

Tuy nhiên hầu hết các trường hợp này đều có thể được can thiệp mà không để lại hậu quả đáng tiếc nào. 

Khám phá thai nhi đi tè 

Khi bạn đã bước sang những tuần 30 của thai kỳ, lượng nước ối sẽ nhiều hơn. Hoạt động nuốt nước ối ở giai đoạn này của bé đã trở nên thành thục và điều này hoàn toàn có lợi cho hệ tiêu hóa. Trung bình mỗi ngày khi thai ở vào tuần 32 – 34, bé sẽ tè vào trong nước nước ối khoảng 500ml nước tiểu. Tất nhiên, lượng nước bé có được hoàn toàn từ chính nước ối của mẹ. Lượng nước này có thể đạt 2 lít mỗi ngày. 

thai nhi đi tè 1.
Thai nhi tè ngay vào nước ối.​

Điều đặc biệt nhất để môi trường nước ối xung quanh thai nhi luôn được sạch sẽ đó là nhờ vào khả năng tuần hoàn, trao đổi và tái tạo của nước ối. Trung bình cứ mỗi 3 tiếng, nước ối lại được làm mới để phục vụ cho nhu cầu sự sống của thai nhi. 

Như vậy, nhờ vào nước ối, thai nhi không ngừng phát triển và hoàn chỉnh dần hệ thống các cơ quan quan trọng của cơ thể như hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết…trong phạm vi môi trường của túi ối.

Đó cũng chính là lý do tại sao nước ối lại được coi là điều kiện sống còn vô cùng quan trọng đối với các thai nhi.

Theo Yeutre

Giới tính của thai nhi là do người bố quyết định nhưng còn ngoại hình, tính cách hay chiều cao của bé sẽ được di truyền từ ai?

Những khám phá thú vị theo luật di truyền sẽ giúp bố mẹ đoán được phần tướng mạo của thai nhi trong bụng mẹ:

Về chiều cao

Cùng với đi lên của xã hội, chiều cao trung bình của con người cũng ngày càng được cải thiện. Theo khảo sát và nghiên cứu năm 2013, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt nam là 163,7 cm, thấp hơn 13,1cm so với chuẩn; chiều cao trung bình của nữ là 153cm, thấp hơn 10,1 cm so với chuẩn. Vậy ngoài yếu tố dinh dưỡng và tập luyện, gene di truyền ảnh hưởng thế nào đến chiều cao của trẻ?

Theo nghiên cứu, gene di truyền quyết định 70% chiều cao của bé, trong đó gene người bố quyết định 35%, gene người mẹ quyết định 35%. Thế nhưng nếu như cả người bố và người mẹ có chiều cao không lý tưởng, không đồng nghĩa với việc bé lớn lên sẽ không cao lớn bởi một chế độ dinh dưỡng và tập luyện tốt có thể cải thiện rất nhiều điều này.

Thai nhi được thừa hưởng những gì từ bố mẹ? - 1

Theo nghiên cứu, gene di truyền quyết định 70% chiều cao của bé, trong đó gene người bố quyết định 35%, gene người mẹ quyết định 35%. (ảnh minh họa)

Gen thông minh

Cho đến nay, hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý rằng trí thông minh là tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó có di truyền và những tác động từ môi trường. Năm 2001, một công trình nghiên cứu của nhà khoa học Zicher đã chỉ ra, nữ giới là nhân vật quan trọng nhất trong việc di truyền gene cho nhân loại, các gene thông minh nằm rải rác trên chuỗi AND, nhưng có tới 2/3 tập trung ở nhiễm sắc thể giới tính X.

Ở đàn ông, gene thông minh nằm tập trung rất nhiều ở nhiễm sắc thể X, nhưng lại rất ít ở nhiễm sắc thể Y. Sự phân bố không đều này dẫn đến kết quả là, ở đàn ông có những người IQ rất cao, nhưng cũng có những người IQ rất thấp. Đối với phụ nữ, sự phân bố đều đặn gene thông minh trên 2 nhiễm sắc thể X khiến trí tuệ của họ bình quân hơn, không nhiều những người thông minh xuất chúng, nhưng cũng hiếm những trường hợp IQ quá thấp. Theo kết quả nghiên cứu này, chúng ta có thể suy luận rằng, gene thông minh của bé trai hầu hết là do mẹ di truyền; còn đối với những người đàn ông thông minh xuất chúng, họ nên sinh con gái để gene thông minh được truyền lại.

Về tuổi thọ

Theo nghiên cứu trên các cặp song sinh cùng trứng cho thấy, những cặp sinh đôi có độ tuổi tử vong khoảng 60-75 tuổi, những cặp sinh đôi nam có thời gian tử vong cách nhau khoảng 4 năm, những cặp sinh đôi nữ có thời gian tử vong cách nhau khoảng 2 năm. Tuổi thọ thực sự được di truyền từ bố mẹ. Nếu như trong gia đình bạn có tiền lệ sống thọ, con cái bạn cũng có khả năng sống thọ là rất lớn.

Về tính cách

Có câu “hổ phụ sinh hổ tử” để nói về sự di truyền tính cách của cha mẹ cho con, nhưng cũng có câu “cha mẹ sinh con trời sinh tính”, vậy đâu mới là chính xác? Theo nghiên cứu, những đứa trẻ chắc chắn sẽ được di truyền tính cách của bố mẹ ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Thế nhưng đây không phải là yếu tố quyết định tính cách cho tới khi đứa trẻ trưởng thành, mà quan trọng nhất đó là yếu tố môi trường và sự giáo dục. Chẳng hạn như, thí nghiệm cho thấy, những đứa trẻ có cha mẹ hay cười và biểu hiện tích cực với chúng, chúng sẽ rất dễ kết bạn, hoạt bát, vui vẻ. Ngoài ra, con gái dễ dàng nhận sự ảnh hưởng tính cách và sự giáo dục từ bố hơn từ mẹ!

Năng khiếu

Nếu như cha hoặc mẹ có năng khiếu về một lĩnh vực gì đó, rất có khả năng sẽ truyền lại cho con, tuy nhiên năng khiếu cũng cần được phát hiện và phát triển qua quá trình luyện tập lâu dài và bền bỉ.

Về tướng mạo

Đây là điều mà mọi người không thể phủ nhận, khi những đứa trẻ ngay trong bụng mẹ đã có những nết rất giống với bố mẹ chúng.

Thai nhi được thừa hưởng những gì từ bố mẹ? - 2

Khi còn ở trong bụng mẹ, những đứa trẻ đã có những nết rất giống với bố mẹ chúng. (ảnh minh họa)

Hói đầu

Hói đầu là gen trội với bé trai và lặn với bé gái. Hay nói cách khác, hói đầu sẽ di truyền từ cha sang con trai. Nếu người cha bị hói đầu, ông ngoại cũng bị hói đầu thì đứa trẻ sinh ra nếu là trai sẽ có khả năng bị hói là 100%. Nếu người cha không bị hói trong khi ông ngoại bị hói thì bé trai sinh ra chỉ có 25% khả năng bị hói; nếu cả cha và ông ngoại đều không bị hói thì khả năng bé trai sinh ra bị hói có thể là 0%.

Màu da

Nếu như đứa trẻ có cha mẹ đều là người da đen, sẽ không thể có nước da trắng, và hầu hết những đứa trẻ đều có màu da “trung tính” giữa màu da của bố và của mẹ.

Mắt

Có lẽ để quyết định tướng mạo của một đứa trẻ phải phụ thuộc tính trội hay tính lặn trong gene của bố mẹ. Ví như, bố và mẹ, một người mắt hai mí và một người mắt một mí, đa số những đứa trẻ sinh ra sẽ có mắt hai mí. Hay nếu như cha mẹ có màu mắt khác nhau, một người mắt xanh và một người mắt đen thì con của họ sẽ không thể có mắt xanh.

Mũi

Những người có mũi to, cao, lỗ mũi to thường di truyền rất rõ rệt. Quá trình định hình hình dáng mũi rất dài, vì vậy, nếu con của bạn khi nhỏ có mũi tẹt, bạn cũng không nên quá lo lắng, vì khi lớn mũi vẫn có khả năng sẽ cao lên…

Trọng lượng

Tại sao khi những người có chế độ dinh dưỡng giống nhau, vận động giống nhau mà họ lại béo gầy khác nhau. Điều này, một phần có thể giải thích bằng sự di truyền từ bố mẹ. Nếu cả bố và mẹ đều béo, khả năng trẻ béo là 50-60%, nếu chỉ bố hoặc mẹ béo, khả năng giảm xuống còn 30%...

Theo Webgiadinh

Hẳn mẹ bầu nào cũng tò mò, không biết con yêu thường làm gì khi ở trong bụng mẹ đúng không. Hãy cùng khám phá điều kỳ diệu này nhé.

thai nghe.
Không chỉ ngủ, máy mà trong bụng mẹ, thai nhi còn nhiều hoạt động hơn nữa.​

1. Bé nấc

Đây là hiện tượng khá bình thường khi bé đã được trên 24-28 tuần tuổi, mẹ sẽ nghe thấy tiếng bé nấc trong bụng giống như tiếng nhịp tim đập hoặc tiếng “pop, pop” vậy. Tuy nhiên, không phải thai nhi nào cũng nấc khi trong bụng mẹ, tùy theo cơ địa của mẹ cũng như cơ địa của bé, bé có thể nấc từ 1-2 lần/ngày hoặc nấc nhiều hơn nhưng cũng có bé không bao giờ nấc.

2. Bé khóc

Thực hư chuyện thai nhi khóc trong bụng mẹ đến nay vẫn chưa có câu trả lời, và các nhà khoa học vẫn đang đau đầu nghiên cứu về hiện tượng kỳ lạ này. Bởi từng có tin đồn rằng, một phụ nữ Ấn độ và Trung Quốc đã nghe thấy tiếng trẻ khóc phát ra từ bụng bầu của mình.

2 câu chuyện nhanh chóng lan truyền và gây nên sự tò mò thích thú trong dư luận. Đây cũng chính là một trong nền tảng đầu tiên cho vấn đề thai giáo hiện nay. Vì người ta tin rằng, cảm xúc của thai nhi không chỉ bắt đầu khi sinh ra mà đã được hình thành từ khi trong bụng mẹ, việc thai giáo thai nhi sẽ giúp đứa trẻ được sinh ra giàu cảm xúc và thông minh hơn.


3. Thích nhất là được ngủ

Có lẽ trong bụng mẹ, điều bé thích làm nhất là ngủ. Như vậy giấc ngủ của một con người đã bắt đầu ngay từ khi mới thành hình trong bụng mẹ. Thậm chí, các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng, thời gian bé ngủ chiếm tới 90-95%, ngay cả khi bé chưa có mí mắt (từ 20 tuần tuổi trở đi bé mới có mí mắt). 

Tuy nhiên, thời gian bé ngủ sâu rất ngắn, chỉ khoảng 40 phút/ lần, sau đó bé sẽ giải lao bằng một số trò như nhào lộn, mút tay, uống nước ối,… và lại ngủ tiếp. Thật kỳ diệu đúng không.

thai ngu.
Trong bụng mẹ, thai nhi thích nhất là ngủ. ​

4. Im ắng lắng nghe và hào hứng phản ứng

Bắt đầu từ 6 tháng tuổi, thính giác của bé rất nhạy cảm, bé đã có những phản ứng với âm thanh bên ngoài như tiếng của bố mẹ, tiếng xe cộ, tiếng nhạc hoặc âm thanh bên trong như tiếng nhịp tim, dạ dày co bóp, tiếng thở của mẹ,... Thậm chí, bé còn có những phản ứng rất thú vị như “con nghe rồi đó ạ” bằng cách tim đập nhanh hơn, chân tay đạp dữ dội để mẹ biết điều bé muốn nói.

Đây cũng chính là thời điểm lý tưởng để bố mẹ nói chuyện và chia sẻ với bé nhiều hơn nhé, bé sẽ buồn hoặc giận dữ nếu tâm trạng mẹ không tốt và cũng thích nghe giọng nói ấm áp của bố. Mẹ cũng có thể cho bé nghe những bản nhạc du dương hoặc sôi động để bé phát triển hoàn thiện hơn về thính giác.

5. Thưởng thức vị ngọt ngào

Bắt đầu từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 7, bé đã có thể nếm các hương vị từ trong bụng mẹ, đó có thể là vị mặn hoặc ngọt của nước ối. Đây cũng là thời điểm, vị giác của bé phát triển rất mạnh, còn mạnh hơn cả người lớn nên bé thấy gì cũng ngon tuyệt. Tuy nhiên, đến tháng cuối thì vị giác lại giảm đi so với những tháng trước.

Ngoài ra, nếu mẹ ăn những thức ăn quá mặn hoặc có nhiều mùi vị như hành, tỏi, gừng thì bé cũng đều cảm nhận được hết thông qua nước ối. Mẹ cũng lưu ý, không nên ăn quá mặn hay quá ngọt, quá nóng hoặc quá lạnh đều không tốt cho con yêu chút nào.

6. Mắt đảo liên tục

Từ 16 tuần tuổi mẹ đã bắt đầu đảo mắt, nhưng đến 26 tuần tuổi, bé mắt đầu có những phản xạ ở mắt như đảo qua đảo lại thường xuyên, thậm chí bé còn có thể mở mắt và nhắm mắt liên tục ở các tuần cuối cùng. Bé cũng có thể nhìn thấy ánh sáng mờ mờ thông qua tử cung và nước ối nếu bụng mẹ bị một tia sáng chiếu vào và phản ứng khá nhạy cảm với luồng ánh sáng bên ngoài này bằng cách mở thật to mắt để nhìn.

7. Mút mút tay ngon

Theo các chuyên gia, ở tuần thứ 30 trở đi, bé đã bắt đầu có xúc giác và bé thích mút ngón tay cái hơn bất cứ hành động nào khác. Tuy nhiên, thi thoảng bé cũng sờ lên mặt hoặc sờ cánh tay, đầu gối, nghịch dây rốn.

thai mut.
Ngoài các hoạt động khác thai nhi còn biết mút ngón tay khi còn trong bụng mẹ. ​

8. Cùng nhào lộn nào!

Từ tuần 20-24, bé bắt đầu có những vận động từ nhẹ nhàng đến mạnh trong bụng mẹ. Một trong những vận động đó là huých và nhào lộn. Từ tuần 29 trở đi bé ngày càng hoạt động mạnh hơn và 2 tuần cuối ở thai kỳ bé lại hạn chế vận động do cơ thể lúc này khá nặng, di chuyển khó khăn, tử cung cũng chật hơn.

Cũng theo các bác sỹ khoa sản, từ tuần 29 trở mẹ cần theo dõi sự vận động của bé, nếu cứ cách 10 phút bé cử động hoặc huých nhẹ hay mạnh vào bụng mẹ thì không đáng lo, nhưng bé nằm quá lâu mà không có cử động gì mẹ cũng cần phải cân nhắc đến bệnh viện khám ngay nhé.

thai nhin.
Thai nhi nhào lộn rất cừ trong bụng mẹ nhé. ​

9. Con cũng biết đau

Từ tuần 24 trở đi, bé đã biết đau và khó chịu nếu nước ối quá ít hoặc với các mẹ mang song thai còn thấy bé có thể “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” với nhau để giành chỗ để chân vì tử cung của mẹ quá chật. 

Đó cũng là lí do, nếu trong trường hợp bác sĩ phải chỉ định mổ cho mẹ thì họ sẽ tiêm thuốc tê cho thai nhi qua dây rốn để giảm đau đớn cho thai nhi dù chúng còn rất nhỏ.

10. Xúc cảm thay đổi

Bé cũng có cảm xúc khi mẹ vuốt ve hoặc nói chuyện dịu dàng với bé, những lúc này bé thường nằm im để được mẹ vỗ về hoặc xòe bàn chân, nhịp tim đập mạnh để phản ứng với mẹ ở bên ngoài.

11. Đi tiểu thôi!

Bé cũng đã bắt đầu biết đi tiểu ngay từ khi 3 - 4 tháng tuổi và ở 7 tháng tuổi, mỗi giờ bé tiết ra khoảng 10ml, trước khi sinh bé tiết nhiều hơn với 27ml. Nước tiểu và các chất thải của bé sẽ theo nhau thai của mẹ và bài tiết ra ngoài.

12. Trong bụng mẹ, con không chỉ đạp đâu nhé!

Nhiều người thấy thai máy vẫn cứ hay bảo bé đang đạp và tưởng rằng chỉ có vậy. Nhưng thực ra bé còn làm được nhiều hơn thế. Từ 8 tháng tuổi, thai nhi đã có thể ngáp, mút ngón tay, nắm tay, sờ mặt, cằm, sờ đùi, làm xấu, giận hờn, đạp chân, xòe bàn chân,... Tuy nhiên, theo các bác sĩ, những phản ứng này của bé đều là sự phát triển bình thường và diễn ra trong vô thức.

Biết thêm về những điều con có thể làm được trong bụng mẹ quả thật rất thú vị phải không? Nhưng nó còn có ích hơn thế khi mẹ áp dụng các phương pháp thai giáo cho con mình đấy.

Theo Yeutre

Nếu bạn đặt chồng ở vị trí đầu tiên trong bảng ưu tiên của đời mình, con cái bạn cũng được hưởng lợi từ việc đó. 

Bài viết dưới đây là của bloger người Canada Megan Spiteri, một bà mẹ có con tuổi chập chững, đang sống hạnh phúc bên chồng, chia sẻ về lý do chị chỉ đặt con ở vị trí thứ hai trong danh sách ưu tiên của cuộc đời mình. 

Hôn nhân là một việc khó khăn nhất mà hai người có thể trải qua trong đời mình. Sống chung trong một nhà, ngủ cùng một giường, ăn cùng mâm với nhau... hết ngày này qua ngày khác không phải là việc dễ dàng.

Trước khi kết hôn, tôi từng nghĩ con cái mình sẽ được đặt lên hàng đầu, còn chồng chỉ đứng thứ hai. Con cái là thế giới của chúng ta, là một phần của cơ thể ta. Chúng ta sống và hít thở vì con. Chúng ta mang thai 9 tháng 10 ngày, chấp nhận tăng cả chục kilogam, sinh con ra, nhiều đêm mất ngủ ru dỗ, dạy con mọi thứ và từ bỏ những phần vốn là quan trọng trong đời mình để nuôi con lớn khôn. Bởi thế, việc coi con cái là quan trọng nhất là hoàn toàn hợp lý. Nhưng thực ra, điều đó lại sai. 

vi-sao-toi-coi-chong-quan-trong-hon-con
Ảnh minh họa: Parenthub

Tôi nhớ mãi lời khuyên của vị giám mục từng có mặt trong lễ cưới của mình: "Chồng con là quan trọng nhất, sau đó mới đến con cái". Chỉ cần dành một phút phân tích điều này, bạn sẽ thấy nó rất có lý. Một người đàn ông và một người phụ nữ tạo thành một gia đình. Con cái họ chào đời sau đó, được dạy dỗ, được đón nhận tình yêu thương và với lũ trẻ, bố mẹ chính là cả thế giới của chúng.

Hai vợ chồng bạn chính là chất keo dính, là niềm hạnh phúc, là những người giải quyết vấn đề, là tình yêu và làm gia đình trở thành một khối thống nhất. Nếu hai người giận dữ, không yêu thương, gào thét, đánh cãi nhau, thất bại... thì mối quan hệ trong gia đình chẳng còn màu nhiệm nữa. Những cảm xúc này sẽ không thể qua mắt trẻ nhỏ. Chúng sẽ cảm nhận được nguồn năng lượng tiêu cực trong ngôi nhà của mình mỗi ngày. Bạn sẽ ít ôm và hôn bạn đời hơn, những cuộc trò chuyện giữa hai người trở nên cụt ngủn. Sau đó, khi con cái trưởng thành, một ngày nào đó, hai bạn sẽ nhìn nhau như những người xa lạ. Hai bạn sẽ chẳng còn sự gắn kết với nhau và tất cả những năm tháng đặt con cái lên trên hết sẽ khiến bạn gánh chịu hậu quả. 

Con cái bạn sẽ được hưởng lợi từ một tổ ấm đầy yêu thương. Tôi không nói rằng con cái không quan trọng, chỉ là trẻ được xếp ở vị trí thứ hai. Nếu bố mẹ luôn yêu thương, chăm sóc và hạnh phúc sẻ ảnh hưởng tích cực tới các con, không chỉ lúc nhỏ mà cả những năm tháng khi chúng đã trưởng thành. 

Vì vậy, nếu bạn cảm thấy mình dần xa cách bạn đời, không còn cảm thấy yêu thương gần gũi như trước nữa và không còn đặt họ lên trên hết, hãy nhìn lại mối quan hệ của mình và điều chỉnh thứ tự bạn đang ưu tiên. Hãy đặt vợ/chồng lên hàng đầu: Dành thời gian riêng tư cho nhau, cùng đi xem phim, trò chuyện khi cần, cùng vui cười, ôm nhau nhiều hơn, hôn nhau bất ngờ, chia sẻ những suy nghĩ của mình ngay cả khi bạn sợ hãi, luôn lắng nghe khi "nửa kia" cần và nắm tay người bạn đời khi con cái đang nhìn bố mẹ. Hãy luôn khích lệ nhau và đặt người kia ở vị trí đáng quan tâm nhất trong cuộc sống của mình. Các bạn chính là người gây dựng và vun đắp cho gia đình mình. Bạn sẽ già đi cùng người đàn ông của đời mình và cùng họ đương đầu, vượt qua mọi bão tố có thể gặp. Người đàn ông ấy cần được bạn đặt lên hàng đầu, trước cả con cái mình.

Theo VNE

Áo tay bồng đang "làm mưa làm gió" thời trang hè 2016. Tham khảo một số mẫu dưới đây để trở thành cô nàng theo kịp xu hướng nào!

Áo tay bồng mang trong mình sự hòa quyện của nét cổ điển sang trọng và nét hiện đại, trẻ trung. Duyên dàng, nữ tính và thật thanh lịch, trang nhã là những ưu điểm riêng có của sơ mi tay bồng mà bạn dễ dàng nhận thấy. Đó là lý do khiến sơ mi tay bồng vượt thời gian để quay lại khuấy động làng thời trang công sở.
Duyên dáng cho nàng tới công sở với áo tay bồng
Một cút ren điệu đà ở phần tay bồng, chiếc áo của bạn đã thật mềm mại, nhẹ nhàng.
Duyên dáng cho nàng tới công sở với áo tay bồng
Những chiếc áo tay bồng màu sắc nhẹ nhàng, trơn, không họa tiết rất được lòng chị em công sở.
Duyên dáng cho nàng tới công sở với áo tay bồng
Một chút họa tiết trắng nổi trên nền áo xanh sẽ thật tuyệt cho những ngày hè sắp tới.
Duyên dáng cho nàng tới công sở với áo tay bồng
Hoặc áo tay bồng lỡ cũng tạo một phong cách hoàn toàn mới cho bạn.
Duyên dáng cho nàng tới công sở với áo tay bồng
Hãy thử với những chiếc áo hơi rộng mix cùng quần jeans, trông bạn sẽ thật cá tính và năng động.
Duyên dáng cho nàng tới công sở với áo tay bồng
Chiếc nơ nhỏ xinh ở phần tay cũng là điểm nhấn nổi bật của chiếc áo tay bồng đơn giản.
Duyên dáng cho nàng tới công sở với áo tay bồng
Một chút cách điệu ở phần tay áo, vừa lạ, vừa xinh xinh yêu yêu.
Duyên dáng cho nàng tới công sở với áo tay bồng
Kết hợp với phần áo cổ tàu, chiếc áo sẽ thật điệu đà mà lịch sự vô cùng.
Duyên dáng cho nàng tới công sở với áo tay bồng
Với chất liệu voan, thêm phần nơ to bản ở cổ sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho chị em.
Duyên dáng cho nàng tới công sở với áo tay bồng
Tay bồng lạ, đẹp mắt kết hợp với màu sắc tối sẽ làm nổi bật làn da trắng nõn của bạn.
Duyên dáng cho nàng tới công sở với áo tay bồng
Sơ mi ngắn tay có nơ bé xinh ở cuối tay áo tạo hìn ảnh ngây thơ, nhẹ nhàng cho các nàng.
Duyên dáng cho nàng tới công sở với áo tay bồng 
Hoặc chiếc áo điệu đà này, bạn sẽ thực sự thành công trong công cuộc thay đổi hình ảnh công sở.
Duyên dáng cho nàng tới công sở với áo tay bồng
Họa tiết hoa văn nổi cũng là điểm bạn nên ưu tiên.
Duyên dáng cho nàng tới công sở với áo tay bồng
Cổ chữ V khoét sâu cho cô nàng quyến rũ, ngọt ngào.
Duyên dáng cho nàng tới công sở với áo tay bồng
Màu hồng nhẹ nhàng cho một ngày làm việc hiệu quả hơn.
Duyên dáng cho nàng tới công sở với áo tay bồng
Phần ren thêu hoa ở tay bồng làm chiếc áo mềm mại, tinh tế hơn.
Theo Phunutoday

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.