Latest Post

Đôi khi việc bạn tự đối đãi thật tốt với bản thân mình cũng chính là cái duyên Phật độ.

Chúng sinh ai cũng có Phật tính, tức là ai cũng có thể gieo duyên với Phật. Phật tính là bản chất vốn có của chúng sinh, nó không sinh ra cũng không mất đi, chỉ có thể bị che mờ bởi dục vọng, si mê và sân hận. Con người chúng ta như những hòn ngọc quý nằm trong đá, nếu không mài không thể phát sáng được. Bạn có thể tự mình tôi luyện bản thân để một ngày có nào đó có thể phát sáng như những viên ngọc quý, tự rèn luyện bản thân cũng chính là tự gieo duyên với Phật.
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa
Dưới đây là 9 điều nếu có, tức là bạn may mắn có mối thiện duyên với Phật
Trong tâm có Phật chính là Phật duyên
Phật vô xứ bất tại, tu Phật không ở vẻ bên ngoài mà ở tại trong tâm, bạn có tâm như thế nào thì cũng có Phật như vậy. Phật không cần chúng ta phải sùng bái, bắt chước. Biểu hiện giống với Phật không có nghĩa là bản chất tương đồng. Do vậy không nên cố chấp cái bên ngoài, trong tâm có Phật cũng chính là có duyên với Phật.
Sống thanh thản chính là Phật duyên
Những người sống thanh thản, ít âu lo, suy nghĩ cũng là những người có duyên với Phật. Họ là những người được Phật độ, nên tâm trạng luôn được hưởng bình an.
Vứt bỏ đi cái dục vọng xấu chính là Phật duyên
Phật duyên chính là giảm bớt những dục vọng quá đà. Trong kinh Phật nói chưa đoạn ngã ái khó nhập cảnh giới khiết tịnh, yêu hận ơn thù đều là chướng ngại của tình cảm. Tất cả những đau khổ của con người đều ở tại sự theo đuổi những thứ sai trái. Sự cố chấp của ngày hôm nay có thể tạo thành sự hối hận của ngày mai. Nếu như bạn không đem lại phiền não cho chính bạn thì người khác cũng chẳng bao giờ có thể đem lại phiền não cho bạn. Mọi thứ đều là vì nội tâm của bạn không dứt bỏ được cái dục vọng xấu. Có thể buông bỏ được dục vọng xấu đó cũng chính là có duyên với Phật.
Cuộc sống hay gặp may mắn chính là Phật duyên
Trong cuộc sống thường gặp những điều may mắn, tốt đẹp, gặp những chuyện bất lợi cũng hóa hanh thông là một điềm vô cùng tốt đẹp báo thiện duyên với Phật, hay còn gọi là phước duyên.
Có trách nhiệm với việc làm của mình là Phật duyên
Phật duyên chính là trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu. Người có tâm phật không nhìn vào sai lầm của người khác, nếu chỉ nhìn vào sai lầm của người khác thì không nhìn thấy được sai lầm của mình. Do vậy cần phải hiểu rõ bản than, nhìn rõ những việc bản thân cần làm và cũng cần nhìn rõ hậu quả của cái việc bản thân cần làm, bởi vì bạn cần có trách nhiệm với cái hậu quả đó. Đừng để cuộc đời của bạn lãng phí vào nơi mà bạn nhất định hối hận. Có trách nhiệm với việc làm của mình chính là có duyên với Phật.
Có tín niệm tốt lành chính là Phật duyên
Phật duyên là trong tâm có tín niệm. Phật tổ có nói địa ngục thiên cung đều là tịnh thổ. Trong lúc bạn đau khổ nhất chỉ cần bạn có niềm tin rằng đau khổ không phải là mãi mãi bạn nhất định sẽ có sức mạnh để chiến thắng đau khổ, đây chính là một dạng tín niệm. Có thể nói tín niệm chính là con đường chủ đạo của đời người, thành Phật hay thành ma cũng chính là ở tại một niệm, nếu có tín niệm tốt lành đó cũng chính là có duyên với Phật.
Làm những việc thiện với mọi người chính là Phật duyên
Những việc làm của cá nhân mang lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội, hoặc giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh cũng chính là thiện duyện với Phật.
Giỏi kiềm chế chính là Phật duyên
Phật duyên là kiềm chế tất cả, kiềm chế chính là sự rèn luyện trí huệ, cũng chính là tích lũy năng lượng, nó dùng ngọn lửa vô hình làm tan chảy băng đá. Kiềm chế đem lại cho bạn sự đau khổ, những ngày sau nó tất thành mật ngọt. Kiềm chế không giống với trốn chạy, bởi vì trốn chạy là sự sa đọa của ý chí, mà kiềm chế lại là không quên sứ mệnh của bản thân làm cho ý chí them kiên định. Hãy học cách cảm ơn những chúng sinh đem lại cho bạn nghịch cảnh, giỏi kiềm chế cũng chính là có duyên với Phật.
Rộng lượng đối với người chính là Phật duyên
Phật duyên là biết rộng lượng. Từ bi chân chính không phải là yêu thương những người yêu thương bạn mà còn phải khoan dung và yêu quý những người đối lập bạn. Hãy yêu người khác như yêu chính bản thân mình. Trong lúc người khác vì một sự hiểu lầm nào đó mà đối xử không tốt với bạn, cần phải đem cái tâm từ bi mà bao dung người đó. Hãy đem lý trí để cảm hóa người đó. Rộng lượng đối với người cũng chính là có duyên với Phật.
Theo Phunutoday

Kỷ niệm ngày cưới qua mỗi năm là một dịp nhắc nhớ hết sức tốt đẹp về ý nghĩa đặc biệt của hôn nhân đối với người trong cuộc và cả các con cái của họ.

Ở các nước phương Tây, mỗi năm kỷ niệm ngày cưới đều gắn với những vật liệu khác nhau. Tương ứng với số năm, tính bền vững của vật liệu biểu trưng càng được tăng cấp. Bạn có thể tìm hiểu những thông tin sau để hiểu cụ thể hơn về những tên gọi này:

Tham khảo thêm: 

Trung tâm tiệc cưới

Đặt tiệc cưới

Kỷ niệm 1 năm ngày cưới – Đám cưới giấy

 kỷ niệm cưới 1.

Trong dịp lễ kỷ niệm 1 năm ngày cưới các cặp vợ chồng thường tặng cho nhau những món quà bằng giấy để nhắc nhở nhau về hành trình dài phía trước. ​

Năm đầu tiên là năm đầy thử thách với hôn nhân. Trong dịp lễ kỷ niệm 1 năm ngày cưới các cặp vợ chồng thường tặng cho nhau những món quà bằng giấy để nhắc nhở nhau về hành trình dài phía trước. Ngày nay, các đôi vợ chồng thường dùng đồng hồ thay vì tặng những món quà bằng giấy theo truyền thống. 

Kỷ niệm 2 năm ngày cưới – Đám cưới bông

Sau 2 năm đầu chung sống, hôn nhân từ sự mỏng manh ví như những mảnh giấy đã bắt đầu có sự gắn kết chặt chẽ với nhau hơn và được thể hiện qua hình ảnh của một đám cưới bông. Vào dịp này, các cặp vợ chồng thường tặng cho nhau những món quà được làm bằng bông. Một số nơi, vợ chồng còn tặng nhau những món đồ bằng sứ. 

Kỷ niệm 3 năm ngày cưới – Đám cưới da

Một đám cưới da được coi là một bước tiến tiếp theo đáng ghi nhận của các cặp vợ chồng. Trong các dịp kỷ niệm như thế này, người ta còn có thể tặng cho nhau những món quà bằng thủy tinh hoặc pha lê trong suốt bên cạnh những món quà làm bằng da theo đúng truyền thống. 

Kỷ niệm 4 năm ngày cưới – Đám cưới sách

Xem ra đã đến lúc bạn viết tiếp những trang sách mới cho cuộc nhân gắn bó của mình trong suốt 4 năm. Theo thông lệ, mọi người sẽ tặng cho vợ/chồng mình món quà là sách, hoặc trái cây, hoa trong ngày này. Tuy nhiên, ngày nay, các đôi vợ chồng đều thích tặng nhau những thiết bị gia dụng như món quà thiết thực dành cho người bạn đời của mình. 

Kỷ niệm 5 năm ngày cưới – Đám cưới gỗ

kỷ niệm cưới 2.
Kỷ niệm 5 năm ngày cưới gọi là đám cưới gỗ​

Người ta vẫn thường nói “nếu bạn vượt qua được 5 năm đầu trong hôn nhân bạn có thể tin tưởng mình sẽ bước đi hạnh phúc trên con đường đã chọn”. Chính vì vậy, nhiều người rất coi trọng mốc kỷ niệm này. Ngoài các đồ dùng, phụ kiện được làm bằng gỗ, trong dịp kỷ niệm 5 năm ngày cưới, người ta còn tặng cho nhau cả những món trang sức bằng bạc. 

Kỷ niệm 6 năm ngày cưới – Đám cưới sắt

Tất nhiên, đúng như tên gọi, các cặp vợ chồng có thể tặng cho nhau những món quà được chế tác từ sắt. Song, họ cũng có thể tặng cho nhau cả những viên kẹo ngọt ngào để cùng nhau nhớ lại về chặng đường đã qua. 

Kỷ niệm 7 năm ngày cưới – Đám cưới len

Lý tưởng nhất để dành tặng một món quà vừa lòng vợ/chồng trong ngày này chính là một bộ ghế sofa ấm áp. Song, bạn cũng có thể đơn giản hơn với một chiếc áo len hoặc khăn choàng được đan từ len. 

Kỷ niệm 8 năm ngày cưới – Đám cưới thiếc

Trong lễ kỷ niệm 8 năm ngày cưới trước đây, các đôi vợ chồng thường tặng cho nhau những món đồ liên quan đến thiếc hoặc đồng. Song, ngày nay, họ lại thay thế nhiều hơn bằng những trang phục ren hoặc linen. 

Kỷ niệm 9 năm ngày cưới – Đám cưới gốm

Cũng tương tự như ý nghĩa của các dịp lễ kỷ niệm ngày cưới khác, khi tổ chức kỷ niệm 9 năm ngày cưới, các vợ chồng thường tặng cho nhau những món đồ được làm bằng gốm. 

Kỷ niệm 10 năm ngày cưới – Đám cưới đồng

kỷ niệm cưới 3.
Kỷ niệm 10 năm ngày cưới đối với bất kỳ một cặp vợ chồng nào cũng đều có ý nghĩa lớn lao. ​

Đây là mốc kỷ niệm quan trọng của bất kỳ một cặp vợ chồng nào. Từ mốc này trở đi, các cặp đôi khi kỷ niệm ngày cưới đều tặng cho nhau những loại trang sức hoặc đá quý. 

Kỷ niệm 11 năm ngày cưới – Đám cưới thép

Nếu như ngày trước, các đôi vợ chồng chỉ có thể tặng cho nhau những món đồ được làm từ thép thì ngày nay, các đôi bạn đời lại chỉ tặng nhau những món đồ trang sức thời thượng. 

Kỷ niệm 12 năm ngày cưới – Đám cưới tơ lụa

Ngoài những đồ dùng được làm từ linen hay tơ lụa mềm mại, quý giá, các đôi vợ chồng kỷ niệm 12 ngày cưới còn tặng cho nhau cả những món đồ được làm từ ngọc trai.

Kỷ niệm 13 năm ngày cưới – Đám cưới đăng ten

Trong suốt 13 năm chung sống hạnh phúc bên nhau, các đôi vợ chồng đã đến lúc tặng cho người bạn đời của mình những chiếc khăn ren, áo choàng lông thú hoặc những chiếc găng hay thắt lưng bằng da cao cấp. 

Kỷ niệm 14 năm ngày cưới – Đám cưới ngà

Khi nhắc đến đám cưới ngà, người ta không khỏi hình dung ra những món đồ quý giá, ngọc ngà. Bạn có thể tặng cho người bạn đời của mình những trang sức có gắn đá quý để làm quà kỷ niệm. 

Kỷ niệm 15 năm ngày cưới – Đám cưới thủy tinh

 kỷ niệm cưới 4. 
Bạn có thể tặng cho vợ/ chồng mình những chiếc đồng hồ để như một lời nhắc nhớ trong lễ kỷ niệm 15 năm ngày cưới.​

Thay vì chọn những món đồ dễ vỡ như thủy tinh, pha lê, bạn có thể tặng cho vợ/ chồng mình những chiếc đồng hồ để như một lời nhắc nhớ rằng “Chúng ta đã cùng nhau chung sống một thập kỷ rưỡi qua và đã nhìn rõ hết về nhau rối đấy!” 

Kỷ niệm 20 năm ngày cưới – Đám cưới sứ

Nếu đã chọn nhiều món đồ sứ trong các dịp kỷ niệm trước, bạn có thể thay bằng các món đồ trang sức bằng bạch kim để tặng cho người bạn đời của mình.

Kỷ niệm 25 năm ngày cưới – Đám cưới bạc

Sau mốc kỷ niệm quan trọng 10 năm, 20 năm là quãng thời gian tuyệt vời khi nhìn lại. Bạc là biểu tượng của sự kiên cường và chống chọi. Những trang sức được làm từ bạc rất thích hợp để bạn chọn làm món quà ý nghĩa để đánh dấu ngày trọng đại này.

Kỷ niệm 30 năm ngày cưới – Đám cưới ngọc trai

kỷ niệm cưới 4.
Kỷ niệm 30 năm ngày cưới – Đám cưới ngọc trai​

30 năm chung sống là một quãng thời gian đủ dài để người trong cuộc cảm thấy trân quý hơn đối với nửa kia của đời mình. Trong ngày này, người chồng có thể tặng cho vợ một dây chuyền ngọc trai hoặc một chiếc nhẫn gắn ngọc trai đều rất thích hợp. 

Kỷ niệm 35 năm ngày cưới – Đám cưới ngọc thạch

Thời gian trôi qua càng minh chứng cho sự lựa chọn của cả hai. Một bộ sưu tập trang sức dài dằng dặc có thể cần thêm những chiếc nhẫn ngọc bích hoặc đơn giản chỉ là những món đồ được làm từ san hô. 

Kỷ niệm 40 năm ngày cưới – Đám cưới hồng ngọc

Thật nhanh khi nhìn lại đã bốn thập kỷ trôi qua. Những viên ngọc màu hồng huyền ảo sẽ làm long lanh và rực sáng hơn cho niềm hạnh phúc không thiếu sự hy sinh của người bạn đời. 

Kỷ niệm 45 năm ngày cưới – Đám cưới Saphia

Những viên đá Saphia lóng lánh càng tô thêm sắc màu hạnh phúc cho đôi vợ chồng. Đó cũng là lời đính ước vẹn tròn cho những điều tốt đẹp trong hôn nhân.

Kỷ niệm 50 năm ngày cưới – Đám cưới vàng

kỷ niệm cưới 6.
Kỷ niệm 50 năm ngày cưới là một mốc son chói lọi cho tình yêu của hai người bạn đời khi đã cùng nhau vượt qua suốt 50 năm thử lửa bền bỉ.

Đây tiếp tục là một mốc son chói lọi cho tình yêu của hai người bạn đời khi cùng nhau vượt qua suốt 50 năm thử lửa bền bỉ. Đối với nhiều gia đình, đây là dịp đáng để con cháu họ phải ăn mừng. Và vì thế, những bữa tiệc vui lớn được tổ chức hoành tráng để chia vui cùng tất cả bạn bè và người thân.

Kỷ niệm 55 năm ngày cưới – Đám cưới Ngọc bích

Lúc này, cả hai người bạn đời đã trở thành những ông bà cụ dắt díu nhau đi hết đường đời. Những chiếc nhẫn ngọc bích sẽ thay ông bà nói lên điều đó với người bạn đời của mình. 

Kỷ niệm 60 năm ngày cưới – Đám cưới Kim cương ​

Kim cương tượng trưng cho sự bền vững theo thời gian, không gì phá vỡ và đẹp long lanh không gì sánh bằng. Điều đó cũng giống như tình yêu của hai người khi cùng nhau trải qua 60 ròng chung sống. Đối với một số gia đình xưa, đám cưới kim cương được tổ chức vào dịp kỷ niệm 75 năm. Tuy nhiên, sau khi nữ hoàng Victoria tổ chức kỷ niệm 60 năm trị vì Vương quốc Anh thì con số này đã giảm lại chỉ còn 60 năm.

Theo Yeutre

Nếu bạn muốn đám cưới của bạn diễn ra một cách bình yên thì tốt nhất bạn không nên để những kẻ “phá bĩnh” xuất hiện trong bữa tiệc. 

>> Nha hang tiec cuoi, Dich vu cuoi hoi 

Và do đó, những vị khách sau là những người bạn nên đặt ra khỏi danh sách khách mời.

Bạn trai/ bạn gái cũ

Có thể mọi chuyện đã là quá khứ và giờ thì bạn cũng chẳng cảm thấy gì cả. Nhưng chắc chắn bạn đời của bạn sẽ không có cảm giác giống như vậy đâu. Hơn nữa, cũng có thể là người cũ của bạn cũng chẳng thấy bình thường chút nào. Vậy thì, phương án tốt nhất là hãy bỏ qua chuyện khó xử này.

Bạn bè facebook


mời.
Hãy hạn chế khách mời chỉ là bạn bè trên facebook ​

Bạn sẽ có một list khoảng vài trăm bạn bè trên facebook và vì vậy thật quá sức để bạn có thể mời từng ấy người đến lễ cưới của bạn. Những tình bạn trên facebook chỉ nên chia vui qua facebook thôi.

Xem thêm: 

10 điều kiêng kỵ trong chuyện cưới xin
Những điều sơ suất khi đặt tiệc cưới
6 xu hướng bánh cưới nổi bật nhất 2016

Dịch vụ cưới hỏi: Những điều cần biết

Những người quen sơ sơ

Không nhất thiết ai quen bạn cũng nên mời đến bữa tiệc cưới. Nếu đồng nghiệp không thân, hãy cho qua. Nếu bạn bè không liên hệ từ rất lâu, hãy cho qua. Bạn chỉ nên mời những người thật sự có ý nghĩa trong đời bạn đến chia vui mà thôi.

Cô bạn thân “nổi loạn” của bạn


mời 2.
Hãy cẩn thận với cô bạn có tính nổi loạn của bạn ​

Bạn có một cô bạn thân nhưng bạn không lường hết được hành động khác biệt của cô ấy, và bạn biết chắc cô ấy sẽ làm gì đó khiến bạn sẽ đỏ mặt. Vậy thì, bạn hãy để cô ấy cho một buổi tiệc chia sẻ nhỏ hơn nhé.

Những láng giềng xa của bạn

Bạn đám cưới và định mời cả họ hàng xa đến chúc phúc cho bạn? Nếu bạn có ý định như vậy thì hãy dừng lại ngay nhé. Vì điều đó không có ý nghĩa gì với họ và cũng không có ý nghĩa gì với bạn nữa.

Những người bạn bằng mặt chứ không bằng lòng

Dĩ nhiên đây là nhóm bạn đừng nên mời tới rồi vì nếu bạn mời thì người khác không vui và bạn cũng không vui nốt.

Một anh chàng đồng nghiệp si tình

Ai mà biết anh chàng sẽ làm gì với nổi đau khổ đang mang trong tim tại buổi lễ trang trọng của bạn chứ. Nên, an toàn và tốt nhất là hãy để anh ấy được yên tĩnh đâu đó.

Những con sâu rượu

Những con sâu rượu sẽ biến tiệc cưới của bạn thành tiệc rượu say bét nhè và có thể sẽ làm mọi thứ loạn cả lên nữa.


Theo Yeutre

Cưới hỏi là chuyện trọng đại trong đời người. Vì thế lễ lạc cũng lắm, kiêng kỵ cũng nhiều. Nhưng tất cả đều nhằm tránh mọi chuyện xui rủi, hy vọng đôi lứa được gắn bó, hạnh phúc cả đời.

>> Trung tâm tiệc cưới - Đặt tiệc cưới

Những điều kiêng kỵ sau là phổ biến nhất, được nhiều người biết đến và thực hành hiện nay.

1. Không cưới khi nhà đang có tang


kị cưới 1.

Đám cưới kiêng kỵ khi nhà đang có tang ​

Con cái trong gia đình phải để tang cha mẹ mình ba năm, cháu để tang ông bà 1 năm. Vì vậy trong thời gian này không thể tổ chức ăn uống vui chơi linh đình, đám cưới thì càng kiêng kỵ.

Do đó mà nếu trong nhà có người trưởng thành đã đến tuổi phải lập gia đình, nếu đợi ba năm sẽ trễ muộn thì phải cưới chạy tang nếu có cha mẹ đau ốm nặng.

Lúc này lễ cưới cũng làm đơn giản, đủ các nghi thức cần thiết dưới sự chứng kiến của những người thân thiết mà thôi. 

Xem thêm: 

Những điều sơ suất khi đặt tiệc cưới
6 xu hướng bánh cưới nổi bật nhất 2016


Dịch vụ cưới hỏi: Những điều cần biết
Hoa cưới tiết lộ nội tâm cô dâu

2. Không mời cưới khi chưa tổ chức lễ ăn hỏi

Dạm hỏi rồi mới cưới xin là những thủ tục bắt buộc. Theo đó, phải sau lễ dạm hỏi thì nhà gái mới được đi mời cưới bạn bè gần xa, nếu mời trước thì bị xem như là vô duyên. Tuy nhiên, quy tắc này lại không áp dụng cho nhà trai.


thiep cuoi.
Trước đây, gửi thiệp mời đám cưới trước khi tổ chức ăn hỏi bị xem là vô duyên​

Nhưng hiện nay một số cặp đôi tổ chức hỏi và cưới liền nhau chỉ vài ngày nên bắt buộc gia đình gái phải mời khách trước, quan niệm trên vì vậy mà cũng không còn giữ được vị trí như xưa.

3. Không cưới vào năm Kim Lâu

Năm Kim Lâu là năm cô dâu có các số 1,3,6,8 trong tuổi (tính theo cách 9 ô). Quan niệm cho rằng kết hôn vào những năm này sẽ xui xẻo, hôn nhân không được bền vững và may mắn, con cái cũng không được phước lộc… Nhưng bên cạnh đó, một số người lại cho rằng vẫn có thể cưới chồng vào năm này được nếu đã qua ngày đông chí.

4. Cô dâu không được xuất hiện trước khi chú rể vào đón

Cô dâu và chú rể không gặp mặt nhau trước lễ cưới là truyền thống được duy trì nguyên vẹn cho đến ngày nay. Trước khi chú rể vào, tặng hoa và đón cô dâu ra buổi lễ chính thức thì cô dâu phải tránh đi để không bị mất duyên.

5. Không để mẹ đẻ đưa con gái về nhà chồng


ve nha chong.
Cô dâu về nhà chồng sẽ do bố ruột đưa đi​

Một niềm tin rằng nếu mẹ đẻ đưa con về nhà chồng thì sẽ lấn át đi quyền uy của mẹ chồng. Do đó, thường thì bố cô dâu sẽ là người đưa con sang sông.

6. Không để cô dâu có bầu đi vào nhà từ cửa chính

Rất nhiều gia đình vẫn bắt con dâu đã có thai không được đi vào bằng cửa chính mà phải đi vào cửa sau hoặc bước qua một chậu bồ kết nướng với than. Lý giải điều này để nhằm tránh cho gia đình đằng trai gặp xui xẻo sau này, nhất là trong chuyện làm ăn.

7. Mẹ chồng kiêng chạm mặt con dâu khi đoàn rước dâu vừa về tới nhà

Mẹ chồng phải cầm bình vôi lánh đi khi con dâu bước vào cửa. Ngày nay thì mẹ chồng thường thay bình vôi bằng chùm chìa khóa. Điều này có nghĩa là mẹ chồng tuy đón con dâu vào nhà nhưng vẫn nắm quyền làm chủ trong nhà. Bình vôi hay chùm chìa khóa biểu tượng cho tài sản trong gia đình.

Do đó, mẹ chồng sẽ lánh đi cho đến khi hai họ đã yên vị thì mới xuất hiện để chào hỏi và làm lễ.

8. Lưu ý đem theo kim và tiền lẻ để trải dọc đường

Kim và tiền lẻ được mẹ cô dâu chuẩn bị để cô dâu rải trên đường rước dâu, khi qua ngã ba, ngã tư và cầu, để cầu bình an, hạnh phúc, giàu sang và may mắn sau này cũng như giải trừ xui xẻo.

Thường có khoảng 7 đến 9 chiếc kim được rải trên đường đi.

Một niềm tin khác cũng cho rằng việc mang theo kim còn phòng ngừa để chữa trị cho chú rể nếu bị trúng gió bằng cách đâm vào xương cụt.

9. Kiêng đổ vỡ đồ vật trong đám cưới


kiêng kỵ 3.
Ly vỡ là điềm xấu cho ngày cưới ​

Đổ vỡ gương, cốc hay gãy đũa là điềm xui xẻo, báo hiệu cho cuộc sống hôn nhân không êm đềm của đôi vợ chồng trẻ. Do đó đồ vật vỡ trong đám cưới là một trong những điều kiêng kỵ.

10. Đầu giường và hai bên thành giường tân hôn không được đối chiếu với gương lớn

Gương lớn đặt ở các vị trí này sẽ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của vợ chồng.

Ngoài ra, giường cưới cũng không được kê ở mé tây của phòng và không kê giường đối diện với cửa ra vào. Vị trí này có thể gây ra lâm lý bất an, đau đầu. Hơn nữa, giường cũng không nên kê dưới xà ngang, tuy nhiên nếu có trần giả che kín thì không sao. 


Theo Yeutre

Theo phong thuỷ học nhà ở, phòng vệ sinh là nơi tích tụ nước và cửa sổ nhà vệ sinh đóng vai trò là đường thoát của uế khí trong nhà.

Khi thiết kế phòng vệ sinh cho gia đình, bạn cần lưu ý một số nguyên tắc. Theo nguyên tắc phong thủy “tọa hung hướng cát”, khu vệ sinh nên đặt vào các hướng xấu, nhìn về hướng tốt. Đây là nơi thủy khí rất nặng, nếu đặt nó ở hai phương vị thổ khí đương vượng là Tây Nam hoặc Đông Bắc thì sẽ sinh ra “Thổ khắc Thủy” nên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mọi người trong gia đình.
Phong thủy phòng vệ sinh không có cửa sổ
Phòng vệ sinh là nơi âm khí nhiều nhất trong nhà, nơi mà dương khí duy nhất e chỉ có ánh sáng đèn điện. Nói cho cùng, ánh sáng đèn điện không phải ánh sáng tự nhiên, hơn nữa chỉ buổi tối mới bật, cho nên không có nặng lượng cao như ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra phòng vệ sinh còn có nhiều uế khí, không thể đào thải sạch sẽ được, lại thêm không có cửa sổ, cho dù là ban ngày, phòng vệ sinh cũng sẽ rất tăm tối. Một nơi âm - lạnh - uế-đục, rất không có lợi cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình và phong thủy của cả nhà.
Hóa giải phong thủy phòng vệ sinh không có cửa
Nhiều người do chịu hạn chế về diện tích hoặc không gian xung quanh căn nhà nên không thể làm cửa sổ phòng vệ sinh. Cách hóa giải như sau:
Tất tần tật về chuẩn phong thủy phòng vệ sinh nhà bạn
Ảnh minh họa
- Trong phòng vệ sinh, lắp đặt quạt thông khí và nên thường xuyên bật để làm sạch và làm khô không khí trong nhà.
- Lắp đèn trường minh để thắp sáng cả ngày.
 Đảm bảo phòng vệ sinh luôn sạch sẽ, khô thoáng, nên thường xuyên quét dọn, diệt trùng.
Phòng vệ sinh nên đặt ở đâu trong nhà?
Khu vực vệ sinh vốn là nơi bài tiết các chất thải, tàng chứa nhiều uế khí nên về vị trí tất yếu phải theo nguyên tắc “toạ hung” tức là nằm ở những cung xấu trong ngôi nhà. Việc lựa chọn không gian đặt nhà vệ sinh cũng cần tránh vị trí trung tâm của ngôi nhà (trung cung).
Đây là khu vực quan trọng quản 8 cung còn lại, đòi hỏi phải luôn cao ráo, sáng sủa, thoáng đãng, nhất thiết không được bố trí vật gì tạo ra uế khí.
Việc đặt bể phốt bên dưới cũng phải tuân theo hai nguyên tắc này. Nếu không thì sức khoẻ và tiền tài của những người sống trong nhà sẽ không được như ý.
Phòng vệ sinh tốt nhất nên “giấu” ở những vị trí khuất tầm mắt. Có thể tiết kiệm diện tích bằng cách bố trí ở những góc không vuông vắn hoặc tận dụng gầm cầu thang nếu thoả mãn điều kiện về phương vị.
Phòng thủy cửa sổ phòng vệ sinh
- Cửa sổ phòng vệ sinh không nên đặt đối diện với đường, do có sát khí gây nên bất lợi. Cách hóa giải là treo trên cửa sổ một tấm gương hướng về phía đường.
- Cửa sổ phòng vệ sinh không nên mở vào trong nhà. Nếu mở vào trong nhà chỉ làm cho uế khí của phòng vệ sinh vào trong nhà, không có lợi cho phong thủy.Tức là không nên đối diện với hành lang trong nhà hoặc phòng khách, càng không được đối diện với cửa phòng bếp. Hơn nữa nếu đối diện phòng vệ sinh sẽ dễ khiến người trong nhà mắc các bệnh về đường ruột.
- Cửa sổ phòng vệ sinh kỵ đối diện gương, tốt nhất là dịch chuyển vị trí của gương.
Một số điều cần chú ý
Nhà vệ sinh phải đặt ở cuối hướng gió, vị trí phải kín đáo nhưng dễ tìm. Theo nguyên tắc phong thủy, phòng vệ sinh nên đặt ở hướng dữ, tránh đặt đè lên hướng lành. Nhà vệ sinh, nhà tắm là chỗ đại tiểu tiện, tắm rửa làm sạch mọi dơ bẩn trên người nên bản chất của nó không phải sạch sẽ, vì vậy không nên đặt nhà vệ sinh ở hướng lành, nếu không sẽ làm cho các sao lành bị bẩn, ảnh hưởng đến vận may của đất ở.
Tất tần tật về chuẩn phong thủy phòng vệ sinh nhà bạn
Ảnh minh họa
Nếu như nhà vệ sinh nhìn thẳng ra cửa chính tạo thành một đường thẳng hay đập vào mắt người vào cửa sẽ mất mỹ quan và cũng không phù hợp phong thủy. Theo phong thủy, điều này sẽ dẫn đến bệnh tật, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người.
Khi xây mới nhà ở, một số gia đình để tiết kiệm không gian đã lấy ra một gian vệ sinh làm thành phòng ngủ. Điều này không chỉ trái với phong thủy mà còn không hợp với vệ sinh. Theo quan niệm của phong thủy học, nhà vệ sinh là nơi không sạch sẽ, cần được đặt hướng dữ để trấn áp các sao dữ. Phòng ngủ đặt gần nhà vệ sinh là tối kỵ huống gì là cải tạo chúng thành phòng ngủ. Nên chăng chỉ cải tạo gian vệ sinh thành nơi để đồ đạc thì có thể chấp nhận được.
Cũng giống như bất kỳ không gian sống khác trong nhà, nhà vệ sinh cũng cần được giữ gìn sạch sẽ, thoáng đãng. Do đó, cửa thông gió hoặc cửa sổ cần thường xuyên mở để thoáng khí, luôn đón không khí trong lành.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo
Theo Phunutoday

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.