Latest Post

Mỗi món ăn là một lời chúc phúc đến tân lang, tân nương.

1. Xôi gấc: Hạnh phúc viên mãn

Xôi gấc có màu đỏ tươi biểu trưng cho tình yêu và hạnh phúc viên mãn. Màu đỏ của gấc là màu tự nhiên của đất trời, mang đến sự dung hòa, đồng điệu trong đời sống hôn nhân. Món ăn này có vị dẻo thơm của những hạt lúa nếp, vị ngậy từ quả gấc và bùi từ đỗ xanh. Không chỉ góp mặt trên bàn tiệc cưới, xôi gấc còn được dùng trong các dịp lễ tết, mừng thọ, cúng giao thừa...

Trên mâm cỗ cưới hiện đại, xôi gấc có thể được thay thế bằng xôi xéo, xôi dừa, xôi lá dứa.

y-nghia-it-biet-cua-nhung-mon-an-trong-co-cuoi-truyen-thong

2. Thịt gà luộc: Trong ấm ngoài êm

Theo quan niệm của người xưa, gà luộc tượng trưng cho sự ấm no, hạnh phúc. Vì thế, món gà luộc thường được chọn làm món ăn không thể thiếu trên bàn tiệc cưới. 

Để thêm phần sáng tạo, nhiều gia đinh thay thế gà luộc bằng gà quay, gà nướng, gà hầm.

y-nghia-it-biet-cua-nhung-mon-an-trong-co-cuoi-truyen-thong-1

3. Giò chả: Gắn bó keo sơn

Trên mâm cỗ cưới, người đầu bếp sẽ thái khoanh giò bày trên đĩa nhỏ nông lòng, chả sẽ được thái hình thoi xếp thành ngôi sao 8 hoặc 10 cánh để cầu may mắn. Sự sắp xếp đĩa giò, đĩa chả gần nhau là lời nhắc nhở về tình nghĩa vợ chồng thủy chung, keo sơn. Giò được gói trong lá chuối có ý nghĩa sum vầy, vun vén hạnh phúc.

4. Nem: Đồng lòng vượt qua khó khăn

Nem là món ăn quen thuộc và phổ biến ở tất cả các vùng miền trên cả nước. Nguyên liệu chính của nem bao gồm thịt băm, miến, nấm hương, trứng, hành lá, giá đỗ... trộn đều cùng nhau, nêm nếm gia vị rồi đem gói vào từng chiếc bánh tráng tròn trịa và chiên vàng. Tùy vào khẩu vị và sở thích mà các nguyên liệu và gia vị có thể tăng giảm cho vừa miệng.

Sự hòa quện của các nguyên liệu trong món nem gợi đến sự đồng điệu, chia ngọt sẻ bùi trong cuộc sống vợ chồng. Nem được rán ở nhiệt độ cao mà vẫn thơm giòn tượng trưng cho sự đồng lòng cùng vượt qua gian nan, thử thách trong cuộc sống của vợ và chồng.

Hiện nay, món nem rán truyền thống thường được thay bằng nem hải sản, nem nấm,...

y-nghia-it-biet-cua-nhung-mon-an-trong-co-cuoi-truyen-thong-2

6. Thịt đông: Trong trẻo vạn niên, tình duyên tốt đẹp

Món ăn này có phần thịt trong như thạch thể hiện cho sự an lành, trong trẻo của tình yêu. Sự hòa quyện, gắn kết giữa các thành phần của món ăn một cách tự nhiên như một lời chúc phúc gửi đến cặp tân lang và tân nương.

7. Thịt kho tàu: Trên thuận dưới hòa

Thịt kho là món ăn thân quen, gắn bó với các thành viên trong gia đình. Để có món thịt kho đúng kiểu, người đầu bếp sử dụng thịt rọi với tỷ lệ nạc và mỡ bằng nhau. Sự hòa quyện của miếng thịt tượng trung cho sự gắn bó, "trên thuận dưới hòa" của gia đình. Trứng vịt sử dụng trong món ăn này không được cắt ra khi nấu mà để nguyên cả quả với ngụ ý hạnh phúc trọn vẹn.

Trong mâm cỗ cưới thời nay, món thịt kho thường được thay thế bằng thịt quay, chân giò hầm,...

Theo Ngôi Sao

Màu da, hình dạng cằm, mí, chiều cao, béo, gầy, âm thanh... di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; song có đặc điểm di truyền 100% và có yếu tố đời sau có thể thay đổi.

Theo Health Sina, các cặp vợ chồng thường tò mò muốn biết đứa con mình sinh ra có đặc điểm ngoại hình nào, giống một trong 2 người hay không. Nếu cha mắt to, mẹ mắt nhỏ thì con sinh ra sẽ giống ai? Cha da đen, mẹ da trắng, da của trẻ sẽ màu gì?...

Trên thực tế, sự xuất hiện của các đặc điểm di truyền tuân theo một số quy tắc chung. Tất nhiên, ngoài yếu tố di truyền thì ngoại hình còn bị ảnh hưởng bởi môi trường, dinh dưỡng cũng như sự tương tác của môi trường với gene di truyền.  

Thông thường khi nói đến đặc điểm di truyền, mọi người chỉ tập trung vào các đặc tính vật lý bao gồm màu da, chiều cao, cân nặng, mắt, mũi, cằm, tai… Các nhà nghiên cứu dựa vào khuynh hướng di truyền và kích thước khái quát mà phân chia thành di truyền tuyệt đối (với tỷ lệ gần như 100% gồm màu da, mí mắt và cằm...), di truyền với xác suất hơn nửa (chiều cao, cân nặng...) và di truyền có thể thay đổi ở đời sau (giọng nói, hình dáng chân...).


Sau đây là 7 đặc điểm ngoại hình mang tính di truyền, bạn có thể thử kiểm tra chính mình với bố mẹ hoặc với con:

Màu da

Yếu tố di truyền này tuân thủ quy tắc trung hòa tự nhiên giữa cha và mẹ. Nếu cha mẹ da đều tối màu không bao giờ sinh ra một đứa trẻ da trắng. Cha mẹ người da trắng, người da đen, thì trong giai đoạn hình thành bào thai, sau quá trình trung hòa, da đứa trẻ sẽ có màu trung tính không trắng không đen. Thỉnh thoảng cũng xuất hiện trường hợp thiên lệch về hẳn một bên cha hoặc mẹ.

Cằm

Di truyền đặc điểm của cằm là một tính trạng trội "không thể thương lượng". Ví dụ, một trong bố mẹ có cằm lớn bất thường thì đứa trẻ sinh ra cũng sở hữu chiếc cằm lớn và thường không có ngoại lệ.



Cha mẹ mắt hai mí, đa phần sẽ truyền lại đặc trưng này cho con. Ngay cả khi đứa trẻ sinh ra có mắt một mí thì sau này trưởng thành sẽ dần biến thành hai mí. Ngoài ra, mắt to, thùy tai lớn, mũi cao, lông mi dài là những đặc trưng ngũ quan có thể được thừa kế từ cha mẹ.

Chiều cao

70% chiều cao phụ thuộc vào các yếu tố di truyền, các nhân tố ảnh hưởng sau này chỉ chiếm 30%. Nếu cha mẹ đều cao, trẻ em có 75% cơ hội cao. Nếu bố mẹ một người cao một người thấp thì chiều cao của đứa con phụ thuộc vào các yếu tố khác. Trong trường hợp chiều cao của trẻ ảnh hưởng bởi sự tương tác từ nhiều yếu tố, các chuyên gia khuyên, các bé trong giai đoạn tăng trường nên có một chế độ ăn uống hợp lý để phát triển thói quen sống lành mạnh, kết hợp tập thể dục góp phần thúc đẩy tăng trưởng chiều cao.

Béo, gầy

Nếu cha hoặc mẹ bị béo phì, đứa trẻ sinh ra có tỷ lệ béo đến 30%. Cả cha lẫn mẹ đều béo phì, con có tỷ lệ béo từ 30% đến 60%. Cũng có nghiên cứu cho rằng thể trạng người mẹ ảnh hưởng lớn hơn đến đứa trẻ. Yếu tố quyết định thể trạng mập hay gầy có 50% do bản thân người đó quyết định, trẻ béo có thể thông qua chế độ ăn uống và vận động sau này để cải thiện.

Thanh âm

Yếu tố này thuộc về di truyền có thể thay đổi ở đời sau. Thông thường độ lớn của giọng nói và âm điệu cao thấp của trẻ trai giống cha, của bé gái giống mẹ. Đặc trưng mang tính di truyền có kết cấu sinh lý này hoàn toàn có thể thay đổi bằng cách luyện giọng.

Hình dáng chân

Hình dáng chân cũng thuộc về di truyền có thể thay đổi ở đời sau. Chân ngắn hay dài hoàn toàn có thể thay đổi thông qua các bài tập để trở nên thanh mảnh hài hòa hơn.

Theo VNE

Bạn chưa bao giờ nhờ ai trông hộ con, và tự tay làm mọi việc cho bé, bạn sẽ kiệt sức trước khi con trưởng thành.

Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn tự đánh giá liệu mình đã làm tròn bổn phận cha mẹ hay chưa và cách cải thiện hình ảnh của bạn trong mắt con trẻ:

5-dau-hieu-ban-la-cha-me-toi
Ảnh: mypositiveparenting.org.

1. Ôm đồm mọi việc

Bạn không tin tưởng người khác trong việc chăm sóc trẻ nên luôn cố gắng tự đảm đương mọi việc, nhưng đây không phải là cách tốt nhất cho bạn hay cho con. Bạn sẽ cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi trong khi con bạn sẽ không nhận được sự chăm sóc tốt nhất. Thực tế, bạn sẽ trở thành một con người khác không như bạn mong muốn và đó là những gì bạn muốn con mình nhớ đến? Rằng bạn là người mẹ luôn mệt mỏi, cáu kỉnh, gắt gỏng và dễ nổi cáu?

Do đó, bạn hãy để chồng, mẹ, người thân hoặc giúp việc giảm bớt gánh nặng và áp lực cho bạn. Cho dù họ không tự nguyện giúp đỡ thì bạn cũng đừng ngại yêu cầu.

2. Không dành đủ thời gian cho con cái

Không có gì ngạc nhiên khi bạn có quá nhiều trách nhiệm phải thực hiện. Bạn phải lau dọn nhà cửa, kiếm tiền, nấu nướng, giặt giũ… Công việc không tên không bao giờ chấm dứt. Nhưng bạn vẫn có thời gian để kiểm tra email hay Facebook cá nhân phải không? Vậy tại sao bạn không tắt tất cả những thiết bị điện tử đó đi hoặc đặt ra quy định cho bản thân chỉ kiểm tra email 3 lần/ngày, lướt Facebook một lần/ngày…

Việc gác những thiết bị công nghệ này sang một bên có thể mang lại những bất lợi cho công việc của bạn nhưng thử nghĩ xem bạn có thể dành trọn vẹn thời gian đó cho gia đình bé nhỏ của mình là điều tuyệt vời. Và bạn sẽ không bỏ lỡ bất kì khoảnh khắc đáng giá nào của con yêu.

3. Quan tâm tới con một cách thái quá

Kiểu nuôi dạy con được định nghĩa là bảo vệ và bao bọc con một cách thái quá. Bạn luôn theo sát bên con mọi lúc mọi nơi. Tất nhiên việc bạn lo lắng con có thể bị ngã là điều tự nhiên nhưng nếu bạn không để cho con học cách trèo lên ghế thì chúng sẽ không bao giờ biết được mình có thể bị ngã hoặc thất bại.

Luôn có mặt bên con trong mọi hoàn cảnh sẽ khiến trẻ lầm tưởng rằng luôn có cứu cánh cho mình và bạn sẽ xuất hiện đúng lúc để giải cứu khỏi những tình huống khó khăn. Nhưng cách này sẽ dẫn đến sự lệ thuộc, tính ỷ lại và lười biếng của trẻ khi luôn trông chờ người khác giúp đỡ mình và không bao giờ có khả năng tự đảm đương mọi vấn đề trong cuộc sống riêng.

4. Bạn không giữ lời hứa

Cho dù chỉ là những đứa trẻ non nớt, không có quyền kiểm soát và không để tâm đến hậu quả nhưng chúng vẫn xứng đáng được tôn trọng. Trẻ luôn quan sát mọi hành động của bạn. Vì vậy, nếu bạn hứa làm điều gì cho trẻ nhưng không giữ lời hứa, trẻ sẽ ghi nhớ điều đó. Một lần thất hứa có thể được bỏ qua nhưng lặp lại nhiều lần thì bạn sẽ trở thành người không đáng tin cậy trong mắt trẻ.

Nếu bạn hứa sẽ đọc truyện cho trẻ trước khi đi ngủ thì hãy nhớ thực hiện. Nếu bạn hứa sẽ trở về nhà vào một giờ nhất định, hãy biến điều đó thành hiện thực. Nếu bạn nói sẽ đến với trẻ, hãy đến với con. Nhưng hãy làm tốt nhất có thể hơn chỉ là xuất hiện.

5. Bạn không lắng nghe

Con bạn có thể nói liên tục, không ngừng kể về trò chơi mới, mách lẻo em trai… Và bạn không thực sự hào hứng cũng như không để tâm đến câu chuyện của con. Phản ứng của bạn thường là “Thật à…”, điều này đồng nghĩa với việc bạn không quan tâm tới câu chuyện của con.

Nhưng hãy cố gắng dành thời gian và sự chú ý cần thiết cho những câu chuyện vô thưởng vô phạt của con bạn. Ngồi xuống và nhìn vào mắt trẻ và thực sự lắng nghe con nói. Hành động nhỏ bé này sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho bạn. Khi trẻ trưởng thành, chúng sẽ vẫn giữ thói quen chia sẻ và tâm sự với bạn về mọi chuyện như bạn bè, người yêu và mọi việc trong cuộc sống…

Theo VNE

Nếu con bạn nhút nhát và thường do dự, có thể bởi bạn đã cố giúp con những việc con có thể tự làm.

Nhiều bậc phụ huynh cảm thấy phiền lòng khi con mình có những hành vi xấu mà họ không hiểu nguyên nhân từ đâu.

Trang web Bright Side đã tìm thấy một số câu trả lời, hy vọng các bậc cha mẹ có thể học được điều gì đó từ những hình minh họa dưới đây.

9-tinh-xau-cua-con-bat-nguon-tu-loi-cua-cha-me
9-tinh-xau-cua-con-bat-nguon-tu-loi-cua-cha-me-1
9-tinh-xau-cua-con-bat-nguon-tu-loi-cua-cha-me-2
9-tinh-xau-cua-con-bat-nguon-tu-loi-cua-cha-me-3
9-tinh-xau-cua-con-bat-nguon-tu-loi-cua-cha-me-4
9-tinh-xau-cua-con-bat-nguon-tu-loi-cua-cha-me-5
9-tinh-xau-cua-con-bat-nguon-tu-loi-cua-cha-me-6
9-tinh-xau-cua-con-bat-nguon-tu-loi-cua-cha-me-7
9-tinh-xau-cua-con-bat-nguon-tu-loi-cua-cha-me-8

Theo VNE


Ngoài mỡ bụng, lưng, mông, đùi, cánh tay cũng là những chỗ dễ tích mỡ và khó có thể giảm được bằng các phương pháp thông thường.

>>> Cách giảm mỡ bụng hiệu quả , Cách giảm mỡ bụng sau sinh

Khi nhắc đến lộ trình giảm mỡ, hầu như mọi người nghĩ ngay đến các phương pháp khác nhau nhưng ít ai tìm hiểu về những bộ phận nào trên cơ thể tích mỡ. Chính vì thế, phái đẹp không thể biết nguyên nhân gây tăng cân và từ đó đi lệch hướng giảm cân thế nào sao cho hiệu quả. Vì thế, để giảm mỡ hiệu quả, phái đẹp cần có sự hiểu biết tất cả các bộ phận cơ thể. Sau đây là những điểm cơ thể mà phái đẹp cần lưu ý khi đang trong chế độ giảm cân.

Lưng

Lưng không phải là vị trí dễ tích mỡ nhưng một khi bạn không may trở thành nạn nhân, thì chúng sẽ là “cơn ác mộng” khó đánh bật trong các vị trí tích mỡ trên cơ thể. Thông thường, người có vùng mỡ thừa ở lưng là do yếu tố di truyền hoặc mặc áo quần quá chật. Đặc biệt, khi phái đẹp thường xuyên mặc bra ôm sát sẽ ức chế sự lưu thông máu và khiến cơ thể phát triển không đồng đều từ đó mỡ thừa xuất hiện nhiều hơn sau lưng.

polyad
Bra là nguyên nhân gây tích mỡ lưng.

Mông

Mỡ mông thường gặp đối với phái đẹp có dáng cơ thể hình quả lê. Những người thuộc thể trạng này thường phải gánh nhiều chất béo ở vòng ba hơn hẳn người bình thường. Các cô gái rất yêu chuộng một vòng 3 nở nang để có thể diện những bộ bikini gợi cảm. Tuy nhiên, mông tích nhiều mỡ thừa và chảy xệ lại khiến chủ nhân không cảm thấy thoải mái khi vận động. Mỡ thừa ở mông cũng là một trong những nguyên nhân gây rạn da hay da sần vỏ cảm gây mất thẩm mỹ cho dáng vóc.

Bụng

Đây là vị trí dễ tích mỡ nhất trên cơ thể. Lý do chủ yếu khiến phái đẹp phải thường xuyên đối mặt với tình trạng eo bánh mì là do chế độ ăn uống quá nhiều tinh bột và đường cùng thói quen ít vận động. Ít ai biết rằng có 2 loại mỡ xuất hiện tại vùng bụng gồm mỡ nằm sát bề mặt da mà bạn có thể cảm nhận khi chạm vào da và mỡ nằm gần dạ dày khiến bụng của bạn trương lên nhưng không thể cảm nhận bằng tay.

Đùi

Nếu béo bụng là tình trạng thường gặp thì béo đùi là một trong những vị trí khó triệt tiêu mỡ nhất do cấu tạo phức tạp của đùi. Nguyên nhân chính gây ra mỡ đùi là do thói quen ít vận động của phái đẹp kích thích mỡ tích trữ. Ngoài ra, tuổi tác cũng là yếu tố gây tình trạng đùi ếch. Khi phụ nữ càng lớn tuổi thì mỡ càng tích tụ nhiều vào vùng đùi do khả năng đốt cháy calo ở tuổi này bị giảm nhanh chóng.

polyad
Đùi là vị trí khó giảm mỡ nhất trên cơ thể.

Cánh tay

Không béo lên nhanh chóng như các bộ phận khác nhưng cánh tay cũng là một trong những vị trí tích trữ mỡ thừa. Trên thực tế, cánh tay là nơi khó tích mỡ do vị trí này có ít tế bào mỡ hơn. Phái đẹp mắc tình trạng mỡ dư thừa tích trữ cánh tay chỉ khi các nàng tăng cân quá mức hoặc mỡ đã tích tụ ở hầu hết các bộ phận khác của cơ thể tới mức quá tải thì mỡ mới bắt đầu di chuyển đến cánh tay.

Theo VNE

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.