Latest Post

Theo quan điểm nhân tướng học, chỉ cần nhìn "vòng 3" của người phụ nữ là có thể đoán biết phần nào vận mệnh của người đó.

1. Phụ nữ tướng cách tốt cần có một đôi mông tròn trịa, đều đặn, cân xứng với thân hình của mình. Nếu mông quá to sẽ là người tính nóng nảy, không bao giờ chịu nhún nhường những người khác. Nếu đôi mông lép thì đôi chân sẽ trở nên thiếu cân đối, người đó sẽ không có số được an nhàn sung sướng được.
2. Những quý cô có cặp mông tròn, đầy đặn thường là người khéo léo trong ứng xử, có khả năng kiếm tiền tốt nhưng không giỏi trong việc kiểm soát chi tiêu. Đường sự nghiệp của những người này cũng khá suôn sẻ, thường gặp được người giúp đỡ lúc khó khăn hoạn nạn.
Họ thuộc tuýp người gợi cảm, thông minh, có lý có tình, suy nghĩ thấu đáo sáng suốt. Chính vì những ưu điểm trên mà những người này thường có đường tình duyên khá thuận lợi, có thể giúp chồng gây dựng sự nghiệp, quán xuyến việc gia đình.
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa
3. Phụ nữ có đôi mông hơi lớn thì tính tình độ lượng và hào phóng. Cuộc sống của người này khá suôn sẻ, đủ đầy về vật chất, không cần quá lo lắng chuyện tiền bạc.
Trong chuyện tình cảm, người này giỏi chịu đựng, đã yêu là yêu hết mình và có thể chấp nhận hi sinh vì người mình yêu. Tuy nhiên, cũng vì tính cách này mà họ có thể bị đối phương lừa gạt và phải chịu nhiều đau khổ.
4. Người phụ nữ có vòng ba lép, dáng hơi chảy có bề ngoài hòa nhã, bên trong ý chí mạnh mẽ, kiên quyết. Họ cũng giỏi giao tiếp, biết kiểm soát bản thân và ứng xử khéo léo với mọi người.
Trong chuyện tình cảm, họ suy nghĩ khá thoáng, không băn khoăn quá nhiều khi kết thúc một mối tình.
5. Phụ nữ có vòng ba phẳng, bẹt thì tính khí thất thường, hay ghen thái quá, tính tự vệ cảnh giác cao. Họ là những người có đường tình ái phong phú, dễ thăng hoa, táo bạo trong đời sống yêu đương, đòi hỏi cao và thẳng thắn trong chuyện "chăn gối".
Thông tin ttrong bài chỉ mang tính tham khảo
Theo Phunutoday

Nếu người đàn ông của bạn có 9 điều này thì hãy cân nhắc kỹ, bởi chàng dễ làm bạn tổn thương.

Không chắc chắn và hay thay đổi về mặt tình cảm
Có đôi khi, chàng nói rằng muốn được cùng bạn đi đến hết cuộc đời nhưng liền sau đó lại tỏ ra lo lắng về tương lai của hai người. Nếu chàng thường xuyên băn khoăn giữa việc đặt hoàn toàn tình cảm cho bạn và muốn chia tay, thì kết quả thường vẫn sẽ nghiêng về điều thứ hai nhiều hơn.
Điều có thể nhận thấy rõ ràng ở đây là chàng đang bối rối vì tình cảm của hai người. Đó có thể chỉ đơn giản là chàng cần thời gian, không gian cho riêng mình. Nhưng nếu chàng đang không biết bản thân muốn gì và cần gì từ bạn thì đây chắc chắn không phải là dấu hiệu tốt cho tình cảm của hai bạn.
Anh ấy luôn so sánh bạn với những tiêu chuẩn của người phụ nữ khác (mẹ, chị gái...)
Bất kể việc anh ấy so sánh bạn với ai (mẹ, chị, bạn hay đồng nghiệp) cũng đều không phải là dấu hiệu tốt. Bạn có thể không phải là người hoàn hảo, nhưng bạn sẽ tốt khi là chính mình hơn việc trở thành một ai khác. Nếu anh ấy có những suy nghĩ như vậy, có thể khiến bạn tổn thương rất nhiều.
Đàn ông có tính kiêu ngạo
Kiểu đàn ông coi mình luôn đúng trong mọi trường hợp và không bao giờ công nhận ai thông minh và tốt đẹp hơn mình này xem việc phụ nữ khen ngợi người đàn ông khác ngay trước mặt anh ta là một “sự xúc phạm.”
Chị em ban đầu lầm tưởng mình gặp được một ông chồng tương lai khá lý tưởng khi thấy gã đàn ông trước mắt mình bảnh bao, rất ga lăng, luôn tránh xa rượu chè, cà phê và thuốc lá. Nhưng chỉ cần tiếp xúc với gã một thời gian, họ tỉnh ngay ra rằng, không thể lấy một người ý thức quá rõ về sự hoàn hảo ấy của mình và luôn xem mình là chuẩn mực cho mẫu đàn ông hiện đại.
Đàn ông quảng giao
Người ta nói giàu vì bạn, sang vì vợ, nên quảng giao là một khả năng mang lại nhiều 'lợi nhuận' cho đàn ông. Tuy vậy, điều này thường đồng nghĩa với việc các chàng sẽ nhậu nhẹt nhiều hơn và sẽ tụ tập liên miên hơn. Lập luận của các ông chồng quảng giao là 'Không uống rượu thì không có bạn bè hay khó làm việc với đối tác mà không có bạn bè và đối tác không hài lòng thì hợp đồng hay công việc sẽ không tiến triển'.
Là người phụ nữ phía sau của các đấng lang quân này, nàng phải hứng chịu những trận say bí tỉ của chàng và ra sức phải chăm sóc chàng ốm yếu sau những trận nhậu tàn phá sức khỏe.
Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa
Có "kế hoạch dự phòng"
Liệu nửa kia của bạn có thường giữ khoảng cách "mập mờ" với những cô gái khác hay không? Nếu chàng thường xuyên nhắn tin với những cô nàng khác ngay cả khi bạn tỏ thái độ không hài lòng vì điều này thì rõ ràng chàng chẳng mấy tôn trọng ý kiến của bạn. Kịch bản tệ nhất của hành động này chính là chàng vẫn muốn đong đưa và để dành vài cô gái phòng khi hai bạn chia tay.
Coi trọng tình bạn hơn hôn nhân
Khi bạn đồng ý tiến tới hôn nhân, nó đồng nghĩa từ giờ nửa kia sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu. Nếu chồng bạn ưu tiên bạn bè hoặc các sự kiện trước bạn, đó có thể là dấu hiệu anh ấy xác nhận tình cảm của mình ở nơi khác.
Đàn ông ghét đàn bà
Đới với những anh chàng luôn xem đàn ông như một quyền lực tối cao và bày tỏ quan điểm này cả trong ngôn từ lẫn hành động, ở mọi nơi mọi lúc có thể thì những người “chân yếu tay mềm” chẳng bao giờ có thể làm nổi việc gì lớn lao, hay “phụ nữ chỉ là một thanh socola đắng ngắt.”
Chẳng ai biết đến bạn
Bạn hoàn toàn có quyền đặt dấu chấm hỏi về tình yêu của đối phương nếu chàng vẫn chưa công khai bạn ở Facebook, giới thiệu với bạn bè hay gia đình, vì có thể, có thể chàng đang xem bạn như một mối quan hệ cần phải giấu giếm với những người xung quanh.
Luôn che giấu
Bạn có biết được chàng thường đến những đâu khi hẹn hò với bạn bè không? Hoặc bạn có biết chàng thường tụ tập bạn bè vào những dịp nào không? Nếu chàng giấu bạn tất cả những thông này thì có thể chàng không tin tưởng bạn hoặc vẫn chưa thật sự muốn bạn biết về thế giới riêng của chàng. Cho dù là trường hợp nào thì đây cũng là dấu hiệu cho thấy tình cảm của hai bạn vẫn chưa thực sự vững chắc.
Theo Phunutoday

Có những 'tiền lệ' không còn phù hợp như đã đi đám cưới ai thì phải mời lại họ đến đám cưới, hay việc cho rằng tự làm các đồ vật trang trí sẽ tiết kiệm cũng chưa đúng.

Văn hóa cưới hỏi ở Việt Nam có rất nhiều điều đã được duy trì từ lâu nay, nhưng chưa chắc đã chính xác. Cũng có một số điều mới mẻ nhưng cô dâu chú rể chưa tìm hiểu hết, có thể làm ảnh hưởng đến việc chuẩn bị cho đám cưới. Chúng tôi sẽ đưa ra 5 điều mọi người thường hiểu lầm khi chuẩn bị cho hôn lễ, hy vọng bạn sẽ cân nhắc và lựa chọn cách giải quyết khéo léo nhất.

1. Nếu đã tới đám cưới một người, bạn phải mời lại người đó

5 quan niệm chưa chính xác ở đám cưới Việt

Quan niệm này rất phổ biến ở Việt Nam và thường được nhiều người nghĩ tới khi lên danh sách khách mời. Nhiều người còn cho rằng, đi đám cưới giống như đi "trả nợ". Cũng vì thế, ngày cưới sẽ mất vui nếu bạn mời khách ồ ạt. Không phải ai bạn từng đi đám cưới cũng cần mời tới hôn lễ của bạn. Vì nhiều người có thể không còn liên lạc, hoặc không còn thân thiết. Lúc này, nếu mời họ chỉ làm khó xử cho cả hai.

Với đám cưới hiện đại, cô dâu chú rể nên hướng tới xu hướng mời khách văn minh. Chỉ nên mời những người còn giữ liên lạc hay thân thiết trong vòng 2-3 năm. Khi khách mời ít, không khí đám cưới sẽ ấm cúng. Ngoài ra, cô dâu chú rể cũng có dư dả ngân sách để đầu tư cho những việc khác.

2. Nhờ những người bạn giỏi cũng giống như nhờ chuyên gia tổ chức đám cưới

5 quan niệm chưa chính xác ở đám cưới Việt

Nhiều cô dâu chú rể nhờ tới sự trợ giúp của bạn bè trong đám cưới. Bạn bè có thể là người giúp bạn lên kế hoạch, thi công các hạng mục đơn giản, làm đạo diễn ngày cưới hay trang trí... nhưng bạn đừng nên quá kỳ vọng vào họ. Có thể những người bạn tài giỏi, khéo léo nhưng họ vẫn không là người tổ chức cưới chuyên nghiệp. Họ sẽ không có toàn bộ thời gian dành lo đám cưới cho bạn. Vì vậy, cô dâu chú rể vẫn phải là người quán xuyết, phân bố tất cả, không thể "quẳng hết gánh âu lo" cho bạn bè.

3. Thuê wedding planner tốn kém

5 quan niệm chưa chính xác ở đám cưới Việt

Cũng liên quan tới người liên quan đến việc tổ chức đám cưới, nhiều người cho rằng thuê wedding planner là phải tiêu tốn nhiều tiền vô ích. Nhưng thực tế không phải như vậy. Vì chức năng đúng nghĩa của wedding planner là sẽ đứng ra tìm hiểu, lựa chọn, sắp xếp mọi việc để uyên ương có đám cưới đúng như mong muốn. Với cô dâu chú rể bận rộn, những người tổ chức này sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều công sức, thời gian. Wedding planner cũng thường có  mối liên hệ với nhiều nhà cung cấp dịch vụ cưới, nên có thể, họ sẽ giúp bạn thương lượng giảm giá dịch vụ nhiều hơn là khi bạn tự chuẩn bị.

Nếu không đủ khả năng thuê wedding planner trọn gói, bạn có thể thuê người tổ chức chỉ trong ngày diễn ra đám cưới, như vậy chi phí sẽ rẻ hơn. Vì thế cô dâu chú rể cần cân nhắc kỹ.

4. Tự làm (DIY) cho đám cưới sẽ tiết kiệm tiền

Việc tự làm các phụ kiện trang trí cưới chưa chắc đã là tiết kiệm nhất, trừ phi cô dâu chú rể có thời gian vô hạn, cùng những mối quen biết có thể cung cấp nguyên vật liệu rẻ hơn bình thường. Ví dụ, mua lẻ nguyên liệu cần thiết, bạn sẽ phải trả giá cao hơn khi các cửa hàng mua buôn số lượng lớn. Hoặc việc chưa quen việc thủ công có thể khiến bạn làm hỏng, phải làm lại, như vậy cũng tốn kém hơn.

5. Áo dài màu đỏ và váy cưới màu trắng

Với quan niệm Việt Nam, nhiều cô dâu "mặc định" phải áo dài màu đỏ trong ngày ăn hỏi mới may mắn và mặc váy cưới trắng mới đúng nghi lễ. Nhưng thời trang cũng có thể phá cách. Nhất là khi thời trang cưới hiện nay khá đa dạng. Cô dâu có thể chọn nhiều màu sắc trang phục cưới. Màu sắc áo dài, váy cưới cũng có thể tùy theo tông màu trang trí để mọi chi tiết trở nên đồng điệu.

Theo Ngôi Sao

Khi nào nên kết hôn - đó là một câu hỏi có vô số câu trả lời, mỗi người một cách, một con số khác nhau. Người 22, người 25, người lại 30...vv…vv... với vô vàn những câu trả lời mang tính cá nhân như thế, dư luận đồng tình cũng có, phản bác cũng không ít. Vì đơn giản mỗi người một suy nghĩ, và “chín người mười ý” làm sao có đáp án nào để thỏa lòng tất cả những chàng trai, cô gái, các bậc cô chú phụ huynh, các anh chị và bạn bè ở đây.

Khi nào nên kết hôn?

“Khi nào nên kết hôn?” là một chủ đề nóng hổi trong các cuộc trò chuyện của các bạn trẻ. Trước câu hỏi tưởng chừng ngắn gọn và súc tích như thế, người chưa có người yêu thì bối rối, kẻ có người yêu rồi nhưng chưa có ý định cưới thì hoang mang. Mỗi người đưa ra một con số khác nhau: người 22, người 25, người lại 30 tuổi... với vô vàn những câu trả lời mang tính cá nhân như thế, dư luận đồng tình cũng có, phản bác cũng không ít. Vì đơn giản mỗi người một suy nghĩ, và “chín người mười ý” làm sao có đáp án nào để thỏa lòng tất cả những chàng trai, cô gái, các bậc cô chú phụ huynh, các anh chị và bạn bè ở đây.

Tôi nghĩ chúng ta không thể trả lời cho câu hỏi bao nhiêu tuổi thì kết hôn, vì đó là duyên số, là tương lai. Thần thánh mấy mới đoán được điều này. Tất cả dường như chỉ nói lên con số mình thích một cách chủ quan mà thôi. Vấn đề không nằm ở tuổi tác (dĩ nhiên là bạn không thể kết hôn khi mà bạn chưa đủ tuổi pháp luật cho phép kết hôn), mà điều quan trọng là bạn đã gặp được đúng người hay chưa, bạn đã hoàn toàn sẵn sàng cho một cuộc hôn nhân, cho cuộc sống gia đình hay chưa, vì kết hôn đồng nghĩa với việc bạn sẽ bước vào một cuộc sống mới.

Trước hết, hãy chỉ kết hôn khi bản thân đã thực sự sẵn sàng

Một cuộc hôn nhân sẽ không thể nào đúng nghĩa nếu một trong hai người không hoặc chưa sẵn sàng. Bạn kết hôn trong trạng thái hoang mang, trong tâm lý lo lắng và sợ sệt, chưa nhận thức được việc bản thân sắp làm có ý nghĩa như thế nào. Nếu người kia, cô dâu hoặc chú rể của bạn biết được điều này thì sao, họ yêu bạn thật lòng, họ chuẩn bị tất cả một cách tốt nhất để cùng bạn đi suốt quãng đường còn lại của cuộc đời, nhưng đổi lại chính sự mơ hồ chưa sẵn sàng của bạn sẽ làm họ tổn thương và thất vọng biết bao. Như thế cả hai cũng chẳng vui sướng gì. Kết hôn là một việc trọng đại nhất đời người, hãy cân nhắc kỹ càng, hãy đối mặt với nó một cách chờ mong hạnh phúc nhất, và đừng làm thấp đi ý nghĩa giá trị của nó.

Khi nào nên kết hôn?
Hãy chỉ kết hôn khi bản thân đã thực sự sẵn sàng

Nên kết hôn với người bạn thực sự yêu và được yêu chân thành

Kết hôn là bạn và đối phương sẽ hằng ngày gặp mặt, tối ngủ cùng giường, và nắm tay nhau đi đến đầu bạn răng long. Là dung hòa được cái riêng của cả hai thành cái chung của nhau. Là biến nhược điểm của đối phương thành ưu điểm để mà yêu. Nếu hai người kết hôn với nhau mà không thực sự yêu, không thực sự hiểu nhau thì làm sao làm được những điều đó?  Đừng nghĩ sống với nhau lâu ngày thì ắt hiểu nhau, đó có chăng cũng chỉ có trong phim mà thôi. Thực tế rất nhiều cuộc hôn nhân đỗ vỡ vì cả hai không chịu đựng được nhau, họ nhìn nhau thôi cũng thấy chán, vì có những người mất cả đời cũng chẳng hiểu được nhau.


Thế nên, trước khi kết hôn, bạn nên tự hỏi bản thân mình kết hôn với người kia vì điều gì, và phải trả lời thật thực tâm. Vì trong xã hội ngày nay người ta đến với nhau vì rất nhiều lý do, không nhất thiết phải là chân tình, mọi thứ đều có thể quy đổi thanh tiền tài, địa vị và hằng hà sa số những thứ khác. Hãy nhớ rằng hôn nhân nên bắt đầu từ tình yêu thực sự. Những toan tính ban đầu sẽ chỉ là yếu tố tạo nên vết thương khó lành cho cuộc hôn nhân của chính bạn mà thôi. Cùng một người mình không yêu đối diện nhau suốt những năm tháng còn lại của cuộc đời là một điều không hề dễ dàng, không tránh khỏi những lúc bạn muốn bỏ cuộc, muốn đường ai nấy đi và thôi ràng buộc nhau, nhưng nếu lỡ hai người đã có những đứa con thì sao? Để con mình chịu cảnh cha mẹ mỗi người một nơi, hay sống trong một gia đình không trọn vẹn? Hãy suy nghĩ cho những đứa trẻ đáng thương ấy. Chúng không có tội.

Kết hôn khi sự nghiệp, kinh tế đã phần nào vững vàng

Tôi nghĩ đây là một vấn đề nên nghiêm túc suy nghĩ trước khi quyết định cưới. Dù hai người bắt đầu “góp gạo thổi cơm chung” nhưng cũng không thể kết hôn khi bản thân không có gì cả, không nhất thiết phải giàu nứt vách hay tiền tiêu không hết nhưng ít nhất cũng phải có một phần tài sản trong tay, để tránh việc trông chờ vào đối phương. Nếu bạn là cô gái sắp lấy một người chồng giàu có cũng đừng hy vọng quá nhiều vào mớ tài sản của anh ta, nên nhớ tiền là thứ nhạy cảm và dễ gây mâu thuẫn nhất, chẳng dễ gì người khác cho không bạn (kể cả chồng bạn). Còn nếu ngược lại, bạn là một người đàn ông thì điều này càng quan trọng, cưới vợ cũng như sắm thêm cho mình cái quyền bảo hộ chăm lo cho cô ấy, nếu là một người đàn ông thực thụ thì chẳng ai muốn bản thân mang tiếng “bám váy đàn bà”. Là một trụ cột gia đình, người đàn ông hẳn biết cách nào để hoàn thành vai trò của mình tốt nhất.

Khi nào nên kết hôn?
Kinh tế và sự nghiệp vững vàng sẽ đảm bảo cho hôn nhân hạnh phúc

Kết hôn khi đã “mỏi mệt” với tuổi trẻ và mong muốn một gia đình nhỏ an yên

Tuổi trẻ vốn dĩ nhiều ước mơ, thích tự do và rất háo thắng. Nếu bạn vẫn còn thích những chuyến phượt đầy ngẫu hứng đến những nơi xa lạ, thích phóng xe hóng gió khắp thành phố cả đêm, thích vào pup những cuối tuần, thích ngủ đến tận trưa những ngày nghỉ,… thì xin hãy đừng nghĩ đến chuyện kết hôn. Vì đơn giản, tuổi trẻ của bạn chưa đủ, bạn vẫn còn phải làm việc, phải kiếm tiền để thỏa mãn nhưng giấc mơ tuổi trẻ. Đó là những giấc mơ tuyệt vời mà chỉ có tuổi trẻ bạn mới có thể biến chúng thành hiện thực. Thế nên hãy cứ bay đi một cách tự do với những nhiệt huyết của mình, cứ chinh phục những gì bản thân khao khát. Đến khi nào đã thực sự hài lòng, bản thân đã đủ điềm đạm, đến một thời điểm nhất định nào đó, khi một sáng chủ nhật bạn thức dậy, bỗng không muốn ngủ nướng nữa mà lại muốn một ai đó hôn chào buổi sáng, rồi vào bếp làm điểm tâm, pha một cốc cà phê và cùng nhau chào ngày mới. Tối đến bạn chán việc ra ngoài lượn lờ mà lại muốn ở nhà xem tin tức, và trong những chuyến du lịch sắp tới, bạn bỗng thấy cô đơn quá, bạn cần ai đó nắm tay đi cùng cho bớt xa xôi và buồn chán… Thì lúc đấy, là lúc thích hợp để kết hôn.

Như vậy, vấn đề đâu phải là kết hôn khi nào, ở tuổi bao nhiêu, mà là bạn đã sẵn sàng hay chưa thôi. Hôn nhân vốn là chuyện nghiêng về định mệnh, bản thân chúng ta trốn tránh cũng không được mà chờ mong cũng không xong. Nếu bạn không bị bắt ép, bạn có quyền quyết định cuộc hôn nhân của mình thì đó là một điều may mắn, và đừng lãng phí nó. Vì đó có thể là chiếc vé duy nhất trong đời đưa bạn đến hạnh phúc.

Theo Tapchicuoihoi

Thông thường trong một đám cưới, chi phí sẽ tiêu tốn cho phần tiệc cưới vào khoảng 60% ngân sách và những khoản quan trọng khác sẽ chiếm 40% còn lại.

Hầu hết các cô dâu đều đau đầu với câu hỏi: “Chúng ta phải chi trả bao nhiêu tiền để tổ chức một đám cưới chu đáo, trọn vẹn và thật vui vẻ”. Trầu Cau sẽ cùng bạn tính toán để tìm ra câu trả lời cho đám cưới của mình.

1. Dự trù chi phí phù hợp với ngân sách

Ngân sách là khả năng tài chính của bạn và tầm tiền mà bạn có thể chi trả. Còn chi phí đám cưới là toàn bộ số tiền bạn dự định sẽ phải bỏ ra để chi trả các hoạt động và dịch vụ trong hôn lễ. Chi phí cho đám cưới không giới hạn vì với số tiền lớn bạn sẽ có một đám cưới hoành tráng cùng lượng khách mời lớn, ngược lại, nếu ngân sách hạn hẹp thì bạn vẫn có thể tổ chức đám cưới vui vẻ ở quy mô nhỏ hơn và lượng khách mời ít.

Trước tiên, bạn cần xác định ngân sách mà mình sẽ dành cho đám cưới là bao nhiêu. Tốt nhất bạn nên tính toán con số cụ thể và cả những khoản có thể phát sinh. Như vậy, đám cưới mất bao nhiêu tiền là phụ thuộc vào ngân sách bạn có như thế nào. Vấn đề khó khăn của cô dâu chú rể là làm thế nào tổ chức được một đám cưới thật ưng ý với các khoản chi hợp lý và nằm trong tầm ngân sách dự trù.

dudamcuoi.jpg
Tiệc cưới là phần tốn kém nhất trong đám cưới.

2. Tìm ra những vấn đề ưu tiên

Theo kinh nghiệm chia sẻ của các nhà tổ chức tiệc cưới ở Việt Nam, chi phí của một đám cưới thông thường sẽ bao gồm các khoản như: đãi tiệc chiếm 60% chi phí, 30% dành cho các khoản như lễ ăn hỏi, nhẫn cưới, hoa cưới, váy cưới, thiệp cưới, album ảnh cưới và các trang trí khác trong buổi tiệc, chi phí phát sinh ngoài ý muốn chiếm 10%.

Sau khi xác định được vấn đề cần ưu tiên, chắc chắn bạn sẽ có cách phân chia ngân sách hợp lý. Bạn nên đầu tư nhiều tiền cho các khoản thiết yếu và cắt giảm các khoản khác một cách tiết kiệm nhất. Bạn cũng cần nhớ rằng, trong bất kỳ trường hợp nào cũng tránh để ngân sách dự trù của mình thâm hụt.

Bạn có thể chọn các nhà hàng có tiếng hoặc khách sạn hạng sang nếu xác định phần đãi tiệc của mình quan trọng nhất. Bạn phải nắm rõ được số lượng khách mời để chọn nơi đãi tiệc phù hợp và tính toán số tiền cần chi cho mỗi bàn tiệc. Những nhà hàng nhỏ có giá từ 1 – 2 triệu đồng/ bàn, các trung tâm tiệc cưới hay khách sạn nhỏ thường đưa ra mức giá 3 -5 triệu đồng/ bàn, và nếu chọn khách sạn lớn thì giá tiệc thường khá cao, dao động từ 8 – 10 triệu đồng/ bàn.

Bạn nên giảm nhiều khoản khác như tiền chụp ảnh, váy cưới... nếu chi phí cho tiệc quá cao. Nếu muốn bớt số tiền chi cho phần đãi tiệc, bạn có thể hạn chế lượng khách mời hoặc tìm nhà hàng có giá cả phù hợp hơn.

Trên thực tế, một đám cưới đơn giản, nhỏ gọn nhưng vui vẻ hạnh phúc bao giờ cũng đáng nhớ và ý nghĩa hơn một lễ cưới linh đình, hoành tráng nhưng sau đó cô dâu chú rể phải gánh khoản nợ lâu dài và có cuộc sống hôn nhân ngôt ngạt khi phải tìm mọi cách vun vén tài chính trong gia đình. Vì thế, tùy vào khả năng chi trả của mình, bạn hãy tính toán chi phí đám cưới một cách hợp lý, không nên tổ chức lãng phí, tốn kém vượt ngoài khả năng của mình.

Theo Trầu Cau

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.