Những chi phí 'không lường trước' khi thuê nhà hàng đãi tiệc
Đây là khoản tiền ít khi được nhắc đến trong hợp đồng thuê địa điểm tổ chức đám cưới nhưng lại khiến ngân sách của uyên ương thâm hụt đáng kể.
1. Thuế VAT
Khi báo giá cho khách hàng, các trung tâm tiệc cưới thường đưa giá gốc, chưa bao gồm thuế để tăng thêm sự hấp dẫn, thu hút. Vì vậy, uyên nương cần tìm hiểu rõ chi phí đãi tiệc đã bao gồm thuế VAT hay chưa. Không những thế, một số khách sạn, nhà hàng cao cấp còn tính thêm chi phí phục vụ (khoảng 15%) trong tổng giá trị hợp đồng, khiến ngân sách cho việc này bị “dội” lên khá nhiều.
2. Phí sử dụng dịch vụ bên ngoài
Các nhà hàng, sảnh đãi tiệc đều có các đối tác cung cấp dịch vụ quen thuộc. Do đó, nếu muốn thuê dịch vụ bên ngoài như trang trí tiệc cưới, làm backdrop, dựng sân khấu, mang rượu từ bên ngoài vào… bạn nên hỏi quản lý nhà hàng về chi phí cho việc này. Một số nơi sẽ tính thêm tiền dọn dẹp vệ sinh, phí dịch vụ… trong tổng hóa đơn.
3. Tiền phạt quá giờ
Một đám cưới thông thường khoảng 4 – 5 tiếng. Nếu các vị khách quý cao hứng kéo dài thời gian của bữa tiệc bằng màn ca hát, khiêu vũ thì bạn có khả năng phải trả tiền phạt quá giờ.
4. Chi phí ăn uống của ê kíp
Cô dâu chú rể lên danh sách khách mời dự tiệc cưới khá kỹ lưỡng nhưng thường bỏ quên đội ngũ nhân viên trang trí tiệc cưới, thợ chụp ảnh, quay phim, ban nhạc… Họ là những người đồng hành với bạn từ đầu đến cuối chương trình, vì vậy, bạn nên mời họ ở lại dùng bữa sau khi bức tiệc kết thúc.
5. Hỏng hóc không mong muốn
Các trung tâm đãi tiệc thường có khoản chi phí ẩn dành cho những hư tổn mà khách mời gây ra như ly vỡ, đổ bình hoa, làm bẩn tưởng, xước sàn nhà… Vì vậy, trước khi ký hợp đồng thuê địa điểm, cô dâu chú rể nên hỏi kỹ với quản lý của nơi đãi tiệc về khoản tiền phạt này.
1. Thuế VAT
Khi báo giá cho khách hàng, các trung tâm tiệc cưới thường đưa giá gốc, chưa bao gồm thuế để tăng thêm sự hấp dẫn, thu hút. Vì vậy, uyên nương cần tìm hiểu rõ chi phí đãi tiệc đã bao gồm thuế VAT hay chưa. Không những thế, một số khách sạn, nhà hàng cao cấp còn tính thêm chi phí phục vụ (khoảng 15%) trong tổng giá trị hợp đồng, khiến ngân sách cho việc này bị “dội” lên khá nhiều.
2. Phí sử dụng dịch vụ bên ngoài
Các nhà hàng, sảnh đãi tiệc đều có các đối tác cung cấp dịch vụ quen thuộc. Do đó, nếu muốn thuê dịch vụ bên ngoài như trang trí tiệc cưới, làm backdrop, dựng sân khấu, mang rượu từ bên ngoài vào… bạn nên hỏi quản lý nhà hàng về chi phí cho việc này. Một số nơi sẽ tính thêm tiền dọn dẹp vệ sinh, phí dịch vụ… trong tổng hóa đơn.
3. Tiền phạt quá giờ
Một đám cưới thông thường khoảng 4 – 5 tiếng. Nếu các vị khách quý cao hứng kéo dài thời gian của bữa tiệc bằng màn ca hát, khiêu vũ thì bạn có khả năng phải trả tiền phạt quá giờ.
4. Chi phí ăn uống của ê kíp
Cô dâu chú rể lên danh sách khách mời dự tiệc cưới khá kỹ lưỡng nhưng thường bỏ quên đội ngũ nhân viên trang trí tiệc cưới, thợ chụp ảnh, quay phim, ban nhạc… Họ là những người đồng hành với bạn từ đầu đến cuối chương trình, vì vậy, bạn nên mời họ ở lại dùng bữa sau khi bức tiệc kết thúc.
5. Hỏng hóc không mong muốn
Các trung tâm đãi tiệc thường có khoản chi phí ẩn dành cho những hư tổn mà khách mời gây ra như ly vỡ, đổ bình hoa, làm bẩn tưởng, xước sàn nhà… Vì vậy, trước khi ký hợp đồng thuê địa điểm, cô dâu chú rể nên hỏi kỹ với quản lý của nơi đãi tiệc về khoản tiền phạt này.
Theo Ngôi Sao