Những sự thật về kỳ kinh nguyệt phái đẹp có thể không biết
Nhiều phụ nữ cho rằng chu kỳ kinh nguyệt là thời gian an toàn để quan hệ tình dục, tuy nhiên sự thật là bạn vẫn có thể dính bầu.
Trung bình trong suốt cuộc đời, một phụ nữ có 450 chu kỳ kinh nguyệt. Dưới đây là 5 thực tế có thể bạn không biết về “vị khách” ghé thăm đều đặn hàng tháng này theo Webmd:
Bạn có thể dính bầu trong thời gian này
Thời gian có kinh không phải hoàn toàn an toàn như nhiều chị em vẫn tưởng. Có một vài lý do giải thích cho điều này.
Thứ nhất, một số phụ nữ có thể chảy máu khi trứng rụng hàng tháng và gây sự nhầm lẫn rằng đến kỳ kinh nguyệt. Thời điểm rụng trứng là lúc bạn dễ dính bầu nhất. Vì thế, quan hệ trong khoảng thời gian này thực sự có thể khiến bạn mang thai.
Thứ hai, bạn có thể rụng trước khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong vòng một vài ngày sau khi máu không ra nữa. Tinh trùng có thể tồn tại trong cơ thể nữ 3 ngày, nên nếu quan hệ tình dục trong chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể dẫn tới mang thai ngoài ý muốn.
Lời khuyên cho bạn là nếu không có ý định mang bầu thì hãy luôn dùng bao cao su, bất kể thời điểm nào trong tháng.
Ra máu khi uống thuốc tránh thai không phải là dấu hiệu đến tháng
Bạn có thể ra máu khi uống thuốc tránh thai suốt một tuần nhưng đó không phải kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Thông thường chị em rụng trứng vào giữa chu kỳ kinh nguyệt. Nếu trứng không được thụ tinh, lượng hormone giảm, lớp lót trong mặt tử cung bong ra dẫn đến chảy máu, đó là chu kỳ kinh nguyệt thông thường của bạn.
Trong khi đó, thuốc tránh thai ngăn cản sự rụng trứng. Phần lớn thuốc tránh thai bạn uống liên tục 3 tuần, sau đó nghỉ một tuần. Thuốc ngăn cản sự rụng trứng nhưng không ngăn được hình thành lớp lót trong mặt tử cung hàng tháng. Việc chảy máu vào tuần thứ 4 giống phản ứng của cơ thể với tình trạng thiếu hormone vào những tuần uống thuốc trước đó.
Chu kỳ kinh thay đổi trong suốt cuộc đời
Mới đầu, bạn có thể dự báo chính xác ngày "đến tháng" nhưng mọi thứ có thể thay đổi. Trong những kỳ kinh đầu, chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài hơn. Thường một chu kỳ kinh nguyệt cho thiếu nữ tuổi teen là 21-45 ngày. Càng lớn tuổi chu kỳ càng ngắn hơn và dễ dự đoán hơn, trung bình 21-35 ngày.
Việc thay đổi này là bình thường. Nếu bỗng dưng ra máu nhiều hoặc chậm kinh thì bạn nên đến gặp bác sĩ.
Băng vệ sinh và tampon không phải là sự lựa chọn duy nhất
Giờ đây, bạn có nhiều sự lựa chọn hơn trong vấn đề vệ sinh khi đến kỳ kinh nguyệt. Ví dụ cốc nguyệt san được đặt vào trong âm đạo vào những ngày đèn đỏ. Những ngày cuối của chu kỳ, bạn có thể mặc quần lót siêu thấm hoặc sử dụng tampon vào ngày ra nhiều.
Mỗi sản phẩm đều có ưu điểm và nhược điểm. Ví dụ, dùng tampon cách 4-8 tiếng đồng hồ bạn phải thay, trong khi với cốc nguyệt san có thể dùng 12 giờ.
Hội chứng tiền kinh nguyệt vẫn là điều bí mật
1-2 tuần trước khi “đến tháng”, chị em thường thấy khó chịu, mọc mụn, đầy hơi, mệt mỏi, uể oải. Chúng được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt.
Tin hay không tùy bạn, nhưng các chuyên gia vẫn chưa thể lý giải điều này. Nó dường như do sự xáo trộn hormone trong vòng kinh của bạn, sự thay đổi tác nhân hóa học trong não và những vấn đề cảm xúc khác như stress khiến hội chứng tiền kinh nguyệt nặng nề hơn.
Thay đổi lối sống là cách tốt nhất để bạn chống lại cảm giác này. Bạn hãy tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ngủ 8 tiếng mỗi tối. Chế độ ăn cũng tạo nên sự khác biệt, ăn nhiều rau, hoa quả và ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế muối, đường, cafein và rượu.
Trung bình trong suốt cuộc đời, một phụ nữ có 450 chu kỳ kinh nguyệt. Dưới đây là 5 thực tế có thể bạn không biết về “vị khách” ghé thăm đều đặn hàng tháng này theo Webmd:
Bạn có thể dính bầu trong thời gian này
Thời gian có kinh không phải hoàn toàn an toàn như nhiều chị em vẫn tưởng. Có một vài lý do giải thích cho điều này.
Thứ nhất, một số phụ nữ có thể chảy máu khi trứng rụng hàng tháng và gây sự nhầm lẫn rằng đến kỳ kinh nguyệt. Thời điểm rụng trứng là lúc bạn dễ dính bầu nhất. Vì thế, quan hệ trong khoảng thời gian này thực sự có thể khiến bạn mang thai.
Thứ hai, bạn có thể rụng trước khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong vòng một vài ngày sau khi máu không ra nữa. Tinh trùng có thể tồn tại trong cơ thể nữ 3 ngày, nên nếu quan hệ tình dục trong chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể dẫn tới mang thai ngoài ý muốn.
Lời khuyên cho bạn là nếu không có ý định mang bầu thì hãy luôn dùng bao cao su, bất kể thời điểm nào trong tháng.
Ra máu khi uống thuốc tránh thai không phải là dấu hiệu đến tháng
Bạn có thể ra máu khi uống thuốc tránh thai suốt một tuần nhưng đó không phải kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Thông thường chị em rụng trứng vào giữa chu kỳ kinh nguyệt. Nếu trứng không được thụ tinh, lượng hormone giảm, lớp lót trong mặt tử cung bong ra dẫn đến chảy máu, đó là chu kỳ kinh nguyệt thông thường của bạn.
Trong khi đó, thuốc tránh thai ngăn cản sự rụng trứng. Phần lớn thuốc tránh thai bạn uống liên tục 3 tuần, sau đó nghỉ một tuần. Thuốc ngăn cản sự rụng trứng nhưng không ngăn được hình thành lớp lót trong mặt tử cung hàng tháng. Việc chảy máu vào tuần thứ 4 giống phản ứng của cơ thể với tình trạng thiếu hormone vào những tuần uống thuốc trước đó.
Chu kỳ kinh thay đổi trong suốt cuộc đời
Mới đầu, bạn có thể dự báo chính xác ngày "đến tháng" nhưng mọi thứ có thể thay đổi. Trong những kỳ kinh đầu, chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài hơn. Thường một chu kỳ kinh nguyệt cho thiếu nữ tuổi teen là 21-45 ngày. Càng lớn tuổi chu kỳ càng ngắn hơn và dễ dự đoán hơn, trung bình 21-35 ngày.
Việc thay đổi này là bình thường. Nếu bỗng dưng ra máu nhiều hoặc chậm kinh thì bạn nên đến gặp bác sĩ.
Băng vệ sinh và tampon không phải là sự lựa chọn duy nhất
Giờ đây, bạn có nhiều sự lựa chọn hơn trong vấn đề vệ sinh khi đến kỳ kinh nguyệt. Ví dụ cốc nguyệt san được đặt vào trong âm đạo vào những ngày đèn đỏ. Những ngày cuối của chu kỳ, bạn có thể mặc quần lót siêu thấm hoặc sử dụng tampon vào ngày ra nhiều.
Mỗi sản phẩm đều có ưu điểm và nhược điểm. Ví dụ, dùng tampon cách 4-8 tiếng đồng hồ bạn phải thay, trong khi với cốc nguyệt san có thể dùng 12 giờ.
Hội chứng tiền kinh nguyệt vẫn là điều bí mật
1-2 tuần trước khi “đến tháng”, chị em thường thấy khó chịu, mọc mụn, đầy hơi, mệt mỏi, uể oải. Chúng được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt.
Tin hay không tùy bạn, nhưng các chuyên gia vẫn chưa thể lý giải điều này. Nó dường như do sự xáo trộn hormone trong vòng kinh của bạn, sự thay đổi tác nhân hóa học trong não và những vấn đề cảm xúc khác như stress khiến hội chứng tiền kinh nguyệt nặng nề hơn.
Thay đổi lối sống là cách tốt nhất để bạn chống lại cảm giác này. Bạn hãy tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ngủ 8 tiếng mỗi tối. Chế độ ăn cũng tạo nên sự khác biệt, ăn nhiều rau, hoa quả và ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế muối, đường, cafein và rượu.
Theo VNE