5 điều về tiền bố mẹ nên giấu con
Lương của bố mẹ, giá thuê người giúp việc... là những điều bạn không nên kể với con nhỏ.
Trẻ xứng đáng biết sự thật nhưng không phải tất cả mọi chuyện. Chuyên gia tài chính Beth Kobliner, tác giả cuốn sách Make Your Kid a Money Genius, đưa ra lời khuyên về những điều phụ huynh không nên đề cập với trẻ, theo Realsimple:
Đừng kể với trẻ nhỏ bạn kiếm được bao nhiêu
Dù gia đình bạn sung túc hay vẫn đang nợ nần, mức lương là thứ nên giữ cho riêng mình. Trẻ nhỏ chưa đủ hiểu và việc tiết lộ con số bố mẹ kiếm được có thể trở thành chuyện đưa ra bàn tán, so bì của đám trẻ ở sân chơi (Chẳng hạn "Mẹ tớ kiếm được chừng này nhé? Bố cậu lương bao nhiêu?").
Lời khuyên tương tự cũng áp dụng khi trong gia đình bố hay mẹ kiếm được nhiều tiền hơn người kia. Trẻ có thể nhầm lẫn giữa việc lương cao và chuyện ai đóng góp nhiều cho gia đình.
Nên: giúp trẻ hiểu rằng mỗi gia đình có hoàn cảnh kinh tế khác nhau:
Thật ra, một số trẻ từ bé đã biết điều này khi thấy sự khác biệt giữa xe đạp hay giày dép, nhà... của mình với bạn bè hay các nhân vật trong truyện, phim. Vì thế, khi đến thời điểm thích hợp, bạn có thể nói với con về việc nhiều gia đình vẫn sống nghèo đói, ở trong các gian phòng chật chội, chịu cảnh khó khăn thế nào.
Đừng buôn chuyện trước mặt trẻ về thói quen tiêu tiền của người khác
Nếu bạn cần kể về chuyện người bác tham lam hay cô em gái đang nợ nần, hãy tế nhị và tránh xa đôi tai của trẻ.
Nên: Kể với trẻ những tấm gương dùng tiền ý nghĩa, như: Cô bạn không mua các món quà xa xỉ để dành số tiền đó ủng hộ một quỹ từ thiện; Các đồng nghiệp đã cùng tiết kiệm để giúp một người trong công ty gặp khó khăn...
Đừng kể với con giá tiền bố mẹ phải trả cho người chăm trẻ
Chẳng điều gì hạ thấp người chăm trẻ bằng việc đề giá lên công việc họ làm. Hẳn bạn không bao giờ muốn nghe con nói những lời như: "Mẹ cháu đã trả cho cô 4 triệu một tháng thì cô phải làm theo lời cháu bảo chứ". Một số trẻ nhỏ có thể cho rằng người chăm sóc đến với mình bởi họ thích chơi và yêu quý bé. Bạn đừng phá vỡ suy nghĩ đó.
Nên: Bảo con đoán giá các đồ bé dùng, giúp trẻ dần biết giá cả và cách thức mua đồ.
Đừng nói dối trẻ là bố mẹ không có tiền mua thứ gì đó
Nếu bạn vừa bảo với con là mình không có tiền để mua thứ gì đó rồi vài phút sau lại quẹt thẻ, mua thứ khác thì trẻ sẽ tự hỏi liệu có thể tin tưởng vào mẹ nữa hay không.
Nên: Giải thích tại sao bạn không mua món đồ mà bé đòi. Một câu trả lời đơn giản như: "Mẹ nghĩ rằng chúng ta không cần mua cái đó ngay bây giờ" có thể khiến bé dần hiểu rằng việc mua sắm không phải theo ngẫu hứng mà cần có mục đích cụ thể.
Đừng kể với con bạn lo lắng thế nào về khoản tiền lo cho bé học lên cao
Trẻ tuổi thiếu niên khi biết các lo âu này của bố mẹ thường cảm thấy việc học lên cao của mình như là gánh nặng và dễ chán nản, lo âu theo.
Nên: Nói một cách bình thản về các chi phí học đại học hay đi du học của con.
Khi trẻ vào trung học, hãy nói về chủ đề này. Nếu bạn đã biết các con số cụ thể cần để cho con đi học, hãy cho con biết. Bạn có thể giải thích là mình mong đợi trẻ sẽ tham gia như thế nào, chẳng hạn học hành cố gắng để đạt điểm tốt, nhận được học bổng... Nên cố gắng trò chuyện thật bình thản, vui vẻ, đừng thể hiện sự lo âu hay đặt sức ép lên con, trẻ sẽ có thái độ tương tự.
Trẻ xứng đáng biết sự thật nhưng không phải tất cả mọi chuyện. Chuyên gia tài chính Beth Kobliner, tác giả cuốn sách Make Your Kid a Money Genius, đưa ra lời khuyên về những điều phụ huynh không nên đề cập với trẻ, theo Realsimple:
Đừng kể với trẻ nhỏ bạn kiếm được bao nhiêu
Dù gia đình bạn sung túc hay vẫn đang nợ nần, mức lương là thứ nên giữ cho riêng mình. Trẻ nhỏ chưa đủ hiểu và việc tiết lộ con số bố mẹ kiếm được có thể trở thành chuyện đưa ra bàn tán, so bì của đám trẻ ở sân chơi (Chẳng hạn "Mẹ tớ kiếm được chừng này nhé? Bố cậu lương bao nhiêu?").
Lời khuyên tương tự cũng áp dụng khi trong gia đình bố hay mẹ kiếm được nhiều tiền hơn người kia. Trẻ có thể nhầm lẫn giữa việc lương cao và chuyện ai đóng góp nhiều cho gia đình.
Nên: giúp trẻ hiểu rằng mỗi gia đình có hoàn cảnh kinh tế khác nhau:
Thật ra, một số trẻ từ bé đã biết điều này khi thấy sự khác biệt giữa xe đạp hay giày dép, nhà... của mình với bạn bè hay các nhân vật trong truyện, phim. Vì thế, khi đến thời điểm thích hợp, bạn có thể nói với con về việc nhiều gia đình vẫn sống nghèo đói, ở trong các gian phòng chật chội, chịu cảnh khó khăn thế nào.
Ảnh minh họa: DealNews.
Đừng buôn chuyện trước mặt trẻ về thói quen tiêu tiền của người khác
Nếu bạn cần kể về chuyện người bác tham lam hay cô em gái đang nợ nần, hãy tế nhị và tránh xa đôi tai của trẻ.
Nên: Kể với trẻ những tấm gương dùng tiền ý nghĩa, như: Cô bạn không mua các món quà xa xỉ để dành số tiền đó ủng hộ một quỹ từ thiện; Các đồng nghiệp đã cùng tiết kiệm để giúp một người trong công ty gặp khó khăn...
Đừng kể với con giá tiền bố mẹ phải trả cho người chăm trẻ
Chẳng điều gì hạ thấp người chăm trẻ bằng việc đề giá lên công việc họ làm. Hẳn bạn không bao giờ muốn nghe con nói những lời như: "Mẹ cháu đã trả cho cô 4 triệu một tháng thì cô phải làm theo lời cháu bảo chứ". Một số trẻ nhỏ có thể cho rằng người chăm sóc đến với mình bởi họ thích chơi và yêu quý bé. Bạn đừng phá vỡ suy nghĩ đó.
Nên: Bảo con đoán giá các đồ bé dùng, giúp trẻ dần biết giá cả và cách thức mua đồ.
Đừng nói dối trẻ là bố mẹ không có tiền mua thứ gì đó
Nếu bạn vừa bảo với con là mình không có tiền để mua thứ gì đó rồi vài phút sau lại quẹt thẻ, mua thứ khác thì trẻ sẽ tự hỏi liệu có thể tin tưởng vào mẹ nữa hay không.
Nên: Giải thích tại sao bạn không mua món đồ mà bé đòi. Một câu trả lời đơn giản như: "Mẹ nghĩ rằng chúng ta không cần mua cái đó ngay bây giờ" có thể khiến bé dần hiểu rằng việc mua sắm không phải theo ngẫu hứng mà cần có mục đích cụ thể.
Đừng kể với con bạn lo lắng thế nào về khoản tiền lo cho bé học lên cao
Trẻ tuổi thiếu niên khi biết các lo âu này của bố mẹ thường cảm thấy việc học lên cao của mình như là gánh nặng và dễ chán nản, lo âu theo.
Nên: Nói một cách bình thản về các chi phí học đại học hay đi du học của con.
Khi trẻ vào trung học, hãy nói về chủ đề này. Nếu bạn đã biết các con số cụ thể cần để cho con đi học, hãy cho con biết. Bạn có thể giải thích là mình mong đợi trẻ sẽ tham gia như thế nào, chẳng hạn học hành cố gắng để đạt điểm tốt, nhận được học bổng... Nên cố gắng trò chuyện thật bình thản, vui vẻ, đừng thể hiện sự lo âu hay đặt sức ép lên con, trẻ sẽ có thái độ tương tự.
Theo VNE