Ba thói quen của cha mẹ khiến trẻ mất ngủ trong đêm
Cha mẹ không giữ lời hứa, cha mẹ nói xấu nhau đều có thể khiến trẻ bất an và mất ngủ.
Hãy thử tưởng tượng nếu bạn không có cái gì để bảo vệ bản thân và gia đình, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy vô cùng bất lực và sợ hãi. Đây cũng là điều mà nhiều đứa trẻ cảm thấy khi phải đối mặt với những tình huống đáng sợ hoặc căng thẳng. Người lớn dù sao cũng có kinh nghiệm và khả năng giải quyết các thử thách nhưng trẻ không có được sức mạnh để vượt qua các tình huống như thế.
Dưới đây là những thói quen mà cha mẹ có thể khiến trẻ sợ và tỉnh giấc giữa đêm, theo liệt kê của Familyshare, bạn cần tránh.
1. Chỉ trích người bạn đời
Nói những điều tiêu cực về chồng/vợ có thể tác động xấu đến cách nhìn nhận cũng như mối quan hệ của con với người ấy. Nói xấu người bạn đời cũng có thể khiến con cảm thấy lo lắng cho cuộc hôn nhân của bạn.
Ngày nay, ly hôn không còn là điều xa lạ, trẻ hiểu rất rõ về những thay đổi cũng như hậu quả do ly hôn mang lại. Vì thế, nghe thấy cha mẹ nói xấu nhau khiến trẻ vô cùng bất an.
2. Không giữ lời hứa
Một người cha quên mất trận đá bóng của con trai, một người mẹ bỏ lỡ tiệc sinh nhật của con gái không chỉ là hình ảnh trong phim mà đã xảy ra nhiều trong đời thực - khi cha mẹ không giữ lời hứa với con. Bạn không nên xem nhẹ những lời đã nói với con bởi trẻ rất coi trọng điều đó.
Trẻ luôn tin tưởng cha mẹ mình, nếu niềm tin bị phá vỡ thì trẻ sẽ rất hoang mang. Nếu trẻ không thể dựa vào cha mẹ, trẻ sẽ lo lắng về các giá trị của bản thân và sợ mình bị bỏ rơi.
3. Xem chương trình không phù hợp
Nhiều người sau khi xem xong một bộ phim đã mất ngủ cả tháng do bị ám ảnh và căng thẳng. Tại sao bạn lại muốn con mình trải qua kinh nghiệm rùng rợn đó. Những bộ phim và chương trình truyền hình có chứa cảnh bạo lực, tình dục, thô tục có thể gây tổn thương cho trẻ ở mọi lứa tuổi. Bởi vì trẻ có rất ít kiến thức về những thứ này, nên đó thực sự là thách thức khó khăn với trẻ.
Trẻ dựa vào cha mẹ để bảo vệ mình cho đến khi chúng đủ lớn để tìm hiểu những việc này một cách an toàn, thích hợp. Bạn hãy giúp trẻ bằng cách xem qua đánh giá về các bộ phim và chương trình trẻ muốn xem, hoặc đăng ký cho trẻ theo dõi các kênh chỉ phát những nội dung lành mạnh, phù hợp với trẻ.
Hãy thử tưởng tượng nếu bạn không có cái gì để bảo vệ bản thân và gia đình, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy vô cùng bất lực và sợ hãi. Đây cũng là điều mà nhiều đứa trẻ cảm thấy khi phải đối mặt với những tình huống đáng sợ hoặc căng thẳng. Người lớn dù sao cũng có kinh nghiệm và khả năng giải quyết các thử thách nhưng trẻ không có được sức mạnh để vượt qua các tình huống như thế.
Dưới đây là những thói quen mà cha mẹ có thể khiến trẻ sợ và tỉnh giấc giữa đêm, theo liệt kê của Familyshare, bạn cần tránh.
1. Chỉ trích người bạn đời
Nói những điều tiêu cực về chồng/vợ có thể tác động xấu đến cách nhìn nhận cũng như mối quan hệ của con với người ấy. Nói xấu người bạn đời cũng có thể khiến con cảm thấy lo lắng cho cuộc hôn nhân của bạn.
Ngày nay, ly hôn không còn là điều xa lạ, trẻ hiểu rất rõ về những thay đổi cũng như hậu quả do ly hôn mang lại. Vì thế, nghe thấy cha mẹ nói xấu nhau khiến trẻ vô cùng bất an.
2. Không giữ lời hứa
Một người cha quên mất trận đá bóng của con trai, một người mẹ bỏ lỡ tiệc sinh nhật của con gái không chỉ là hình ảnh trong phim mà đã xảy ra nhiều trong đời thực - khi cha mẹ không giữ lời hứa với con. Bạn không nên xem nhẹ những lời đã nói với con bởi trẻ rất coi trọng điều đó.
Trẻ luôn tin tưởng cha mẹ mình, nếu niềm tin bị phá vỡ thì trẻ sẽ rất hoang mang. Nếu trẻ không thể dựa vào cha mẹ, trẻ sẽ lo lắng về các giá trị của bản thân và sợ mình bị bỏ rơi.
3. Xem chương trình không phù hợp
Ảnh: Familyshare
Nhiều người sau khi xem xong một bộ phim đã mất ngủ cả tháng do bị ám ảnh và căng thẳng. Tại sao bạn lại muốn con mình trải qua kinh nghiệm rùng rợn đó. Những bộ phim và chương trình truyền hình có chứa cảnh bạo lực, tình dục, thô tục có thể gây tổn thương cho trẻ ở mọi lứa tuổi. Bởi vì trẻ có rất ít kiến thức về những thứ này, nên đó thực sự là thách thức khó khăn với trẻ.
Trẻ dựa vào cha mẹ để bảo vệ mình cho đến khi chúng đủ lớn để tìm hiểu những việc này một cách an toàn, thích hợp. Bạn hãy giúp trẻ bằng cách xem qua đánh giá về các bộ phim và chương trình trẻ muốn xem, hoặc đăng ký cho trẻ theo dõi các kênh chỉ phát những nội dung lành mạnh, phù hợp với trẻ.