Chỉ số BMI: Công thức đánh giá béo phì, thừa cân
Chỉ số cơ thể (BMI) là chỉ số cơ thể được các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay không.
Nhược điểm duy nhất của chỉ số BMI là nó không thể tính được lượng chất béo trong cơ thể - yếu tố tiềm ẩn các nguy cơ liên quan đến sức khỏe tương lai.
Những thông tin mới đây nhất được công bố trong Khảo sát về Sức khỏe của Anh 2006 cho thấy 1/4 người trưởng thành bị béo phì. Điều này có nghĩa chúng ta đang đứng trước những nguy cơ lớn của sự gia tăng các bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵ, ung thư vú và ung thư ruột.
Một số vấn đề sức khỏe khác liên quan tới chứng thừa cân là sự phát triển và biến chứng của bệnh viêm khớp xương mãn tính, tự kỷ và trầm cảm.
Người lớn và BMI
Chỉ số BMI của bạn được tính như sau: BMI = kg (trọng lượng cơ thể)/m.m (chiều cao).
Bạn có thể tự đánh giá được chỉ số BMI của bản thân qua bảng thống kê dưới đây:
- Dưới chuẩn: BMI ít hơn 18.5
- Chuẩn: BMI từ 18,5 - 25
- Thừa cân: BMI từ 25-30
- Béo - nên giảm cân: BMI 30 - 40
- Rất béo – cần giảm cân ngay: BMI trên 40
Chỉ số BMI sẽ không chính xác nếu bạn là vận động viên hoặc người tập thể hình (bởi các múi cơ luôn nặng hơn mỡ) và khi đó, chỉ số BMI của bạn sẽ nằm trong mức béo, rất béo. Nó cũng không chính xác với các bà bầu, đang cho con bú hay những người vừa ốm dậy.
Trẻ em và BMI
Số trẻ béo phì đang tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây và nhiều người lo lắng rằng nếu xu hướng này tiếp tục thì tỉ lệ các bệnh liên quan đến béo phì, chẳng hạn như tiểu đường, sẽ xuất hiện ngày càng nhiểu ở những người trẻ.
Chỉ số BMI của một đứa trẻ được tính theo cách tính của người lớn: tức là số kilo cân nặng chia cho chiều cao bình phương. Nhưng bảng tỉ lệ về chỉ số BMI của người lớn không được áp dụng cho trẻ.
Bạn có thể tính chỉ số BMI cho trẻ nhỏ và thanh thiếu niên (từ 2 -19 tuổi) và đối chiếu với bảng dưới đây:
Lưu ý: chỉ số của các bé gái thấp hơn các bé nam chút ít.
Vòng eo
Số đo vòng eo được cho là phản ánh nguy cơ sức khỏe hiệu quả hơn chỉ số BMI. Quá nhiều mỡ tập trung ở giữa cơ thể sẽ dấn tới nguy cơ bị các bệnh tim mạch và tiểu đường. Nó cũng liên quan với nguy cơ tăng cholesterol cao trong máu, tăng nguy cơ bị đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Một vòng eo lớn hơn 80cm đối với nữ và 94cm đối với nam sẽ làm tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tiểu đường.
Nguy cơ mắc bệnh cao nhất là ở phụ nữ có vòng eo lớn hơn 88cm và nam giới có vòng eo lớn hơn 102cm.
Cách đo vòng eo: Đặt thước dây quanh bụng, điểm nhỏ nhất của eo bạn chính là khu vực quanh rốn. Hãy thở ra trong khi đo.
Quả táo và quả lê
Hầu hết cơ thể chúng ta đều tích trữ chất béo theo 1 trong 2 cách sau: một là khu vực hông và đùi; 2 là vùng bụng. Những người bị béo bụng thường có hình dáng giống “quả táo” trong khi những người tích mỡ vùng hông và đùi có dáng vẻ của một “quả lê”.
Những người có hình dáng một quả táo thương được gọi là “bụng bia”. Trong y học, đây được xem là khu vực tích mỡ chủ yếu. Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh rằng những người thừa cân ở vùng bụng có nguy cơ bị bệnh cao hơn những người tích mỡ vùng hông và đùi.
Tỉ lệ eo - hông
Gần đây, nhiều đề xuất cho rằng tỉ lệ eo - hông sẽ giúp tính chính xác lượng chất béo dư thừa ở khu vực eo và hông, phản ánh nguy cơ bị nhồi máu cơ tim chuẩn hơn so với chỉ số BMI.
Đo vòng eo và hông trong khi thư giãn và không mặc gì cả. Đo eo rồi đo hông (lấy phần rộng nhất của mông). Không được thít chặt dây khi đo.
Cuối cùng, chia số đo vòng eo cho số đo vòng hông để ra tỉ lệ vòng eo - hông. VD: nếu eo của bạn là 85cm và hông là 100cm thì tỉ lệ vòng eo – hông là 0,85.
Nếu nam giới có tỉ lệ lớn hơn 1 và nữ giới có tỉ lệ lớn hơn 0,8 thì có nghĩa rằng cơ thể bạn có hình dáng của quả táo và dễ bị các bệnh tim mạch hơn.
Công thức tính BMI
Nhược điểm duy nhất của chỉ số BMI là nó không thể tính được lượng chất béo trong cơ thể - yếu tố tiềm ẩn các nguy cơ liên quan đến sức khỏe tương lai.
Những thông tin mới đây nhất được công bố trong Khảo sát về Sức khỏe của Anh 2006 cho thấy 1/4 người trưởng thành bị béo phì. Điều này có nghĩa chúng ta đang đứng trước những nguy cơ lớn của sự gia tăng các bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵ, ung thư vú và ung thư ruột.
Một số vấn đề sức khỏe khác liên quan tới chứng thừa cân là sự phát triển và biến chứng của bệnh viêm khớp xương mãn tính, tự kỷ và trầm cảm.
Người lớn và BMI
Chỉ số BMI của bạn được tính như sau: BMI = kg (trọng lượng cơ thể)/m.m (chiều cao).
Bạn có thể tự đánh giá được chỉ số BMI của bản thân qua bảng thống kê dưới đây:
- Dưới chuẩn: BMI ít hơn 18.5
- Chuẩn: BMI từ 18,5 - 25
- Thừa cân: BMI từ 25-30
- Béo - nên giảm cân: BMI 30 - 40
- Rất béo – cần giảm cân ngay: BMI trên 40
Chỉ số BMI sẽ không chính xác nếu bạn là vận động viên hoặc người tập thể hình (bởi các múi cơ luôn nặng hơn mỡ) và khi đó, chỉ số BMI của bạn sẽ nằm trong mức béo, rất béo. Nó cũng không chính xác với các bà bầu, đang cho con bú hay những người vừa ốm dậy.
Trẻ em và BMI
Số trẻ béo phì đang tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây và nhiều người lo lắng rằng nếu xu hướng này tiếp tục thì tỉ lệ các bệnh liên quan đến béo phì, chẳng hạn như tiểu đường, sẽ xuất hiện ngày càng nhiểu ở những người trẻ.
Chỉ số BMI của một đứa trẻ được tính theo cách tính của người lớn: tức là số kilo cân nặng chia cho chiều cao bình phương. Nhưng bảng tỉ lệ về chỉ số BMI của người lớn không được áp dụng cho trẻ.
Bạn có thể tính chỉ số BMI cho trẻ nhỏ và thanh thiếu niên (từ 2 -19 tuổi) và đối chiếu với bảng dưới đây:
Lưu ý: chỉ số của các bé gái thấp hơn các bé nam chút ít.
Một số phương pháp đánh giá béo phì được cho là hiệu quả hơn chỉ số BMI
Vòng eo
Số đo vòng eo được cho là phản ánh nguy cơ sức khỏe hiệu quả hơn chỉ số BMI. Quá nhiều mỡ tập trung ở giữa cơ thể sẽ dấn tới nguy cơ bị các bệnh tim mạch và tiểu đường. Nó cũng liên quan với nguy cơ tăng cholesterol cao trong máu, tăng nguy cơ bị đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Một vòng eo lớn hơn 80cm đối với nữ và 94cm đối với nam sẽ làm tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tiểu đường.
Nguy cơ mắc bệnh cao nhất là ở phụ nữ có vòng eo lớn hơn 88cm và nam giới có vòng eo lớn hơn 102cm.
Cách đo vòng eo: Đặt thước dây quanh bụng, điểm nhỏ nhất của eo bạn chính là khu vực quanh rốn. Hãy thở ra trong khi đo.
Quả táo và quả lê
Hầu hết cơ thể chúng ta đều tích trữ chất béo theo 1 trong 2 cách sau: một là khu vực hông và đùi; 2 là vùng bụng. Những người bị béo bụng thường có hình dáng giống “quả táo” trong khi những người tích mỡ vùng hông và đùi có dáng vẻ của một “quả lê”.
Những người có hình dáng một quả táo thương được gọi là “bụng bia”. Trong y học, đây được xem là khu vực tích mỡ chủ yếu. Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh rằng những người thừa cân ở vùng bụng có nguy cơ bị bệnh cao hơn những người tích mỡ vùng hông và đùi.
Tỉ lệ eo - hông
Gần đây, nhiều đề xuất cho rằng tỉ lệ eo - hông sẽ giúp tính chính xác lượng chất béo dư thừa ở khu vực eo và hông, phản ánh nguy cơ bị nhồi máu cơ tim chuẩn hơn so với chỉ số BMI.
Đo vòng eo và hông trong khi thư giãn và không mặc gì cả. Đo eo rồi đo hông (lấy phần rộng nhất của mông). Không được thít chặt dây khi đo.
Cuối cùng, chia số đo vòng eo cho số đo vòng hông để ra tỉ lệ vòng eo - hông. VD: nếu eo của bạn là 85cm và hông là 100cm thì tỉ lệ vòng eo – hông là 0,85.
Nếu nam giới có tỉ lệ lớn hơn 1 và nữ giới có tỉ lệ lớn hơn 0,8 thì có nghĩa rằng cơ thể bạn có hình dáng của quả táo và dễ bị các bệnh tim mạch hơn.