Những lý do gây tăng cân không phải ai cũng biết
Bạn bị béo bụng, béo mặt, hoặc có dấu hiệu tăng cân mặc dù đã nghiêm chỉnh thực hiện chế độ ăn lành mạnh? Hãy xem xét lại những dấu hiệu sau, vì có thể bạn đang bị mất cân bằng hormone.
Tất cả chúng ta khi thấy bản thân tăng cần thì đều nghĩ đến ngay việc giảm cân, điều chỉnh chế độ ăn uống vì nghĩ mình béo lên là do nạp quá nhiều năng lượng, chất béo… Thực tế, nguyên nhân gây tăng cân có thể là do chính sự thiếu hoặc thừa hormone gây ra.
Béo do rối loạn ở tuyến thượng thận
Trên cơ thể chúng ta, tuyến thượng thận đóng vai trò sản sinh ra các hormone chống lại sự căng thẳng. Do đó khi bạn gặp chuyện khiến bị căng thẳng quá mức hoặc liên tục trong thời gian dài, sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất cân bằng hormone và kéo theo những chứng rối loạn khác nhau.
Tuyến thượng thận cũng sản xuất ra hormone gây căng thẳng cortisol, nếu có quá nhiều hormone này sẽ khiến cho cơ thể xuất hiện tình trạng tích tụ mỡ ở phần bụng. Một số triệu chứng khi gặp rối loạn chức năng ở tuyến thượng thận cần chú ý đến như: tích mỡ phần bụng và eo, cổ và cằm cũng đầy và béo ra trong khi tay chân vẫn tương đối thon gọn, huyết áp tăng cao, lượng đường trong máu cao, cơ yếu, tâm trạng hay thay đổi…
Nếu bạn cảm thấy sự tăng cân của mình có thể do ảnh hưởng từ tuyến thượng thận, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, và cũng cần tìm cách điều chỉnh lại tâm trạng để giảm căng thẳng, tăng cường tập thể thao, có thể học yoga hoặc thiền để thư giãn tâm trí.
Béo do gan yếu
Gan là một bộ phận rất quan trọng trong cơ thể, chịu trách nhiệm giúp cơ thể giải độc và duy trì cơ thể khỏe mạnh. Nếu gan hoạt động yếu hoặc sai chức năng, có thể sẽ gây nên việc mỡ tích tụ ở phần bụng. Kèm theo đó có thể xuất hiện những triệu chứng như: tăng lượng đường trong máu, tăng huyết áp, lượng cholesterol cao, đau nhức khớp, dị ứng, và những vấn đề về da…
Do vậy, khi bạn thấy lượng mỡ trên cơ thể bỗng dưng tích tụ xung quanh phần bụng trước và sau, dù cho bạn vẫn có một chế độ ăn khỏe mạnh không thay đổi, thì hãy đến bác sĩ khám vì rất có thể gan của bạn đang gặp trục trặc rồi.
Béo do rối loạn tuyến giáp
Tuyến giáp sản xuất 2 loại hormone khác nhau gồm: Thyroxin và triiodothyronin có vai trò quan trọng trong sự phát triển bình thường của cơ thể và chuyển hóa năng lượng. Tất cả các yếu tố trong trao đổi chất béo đều chịu ảnh hưởng của hormone tuyến giáp.
Do vậy dù cho bạn cố giảm ăn lại nhưng vẫn tăng cân và béo ra, có thể là do tuyến giáp của bạn đang bị mất cân bằng rồi. Hãy chú ý đến những tình trạng như: đột nhiên tăng cân, rụng tóc, cơ thể mệt mỏi, da chảy sệ, giảm nhịp tim, tâm trạng chán nản buồn rầu… Phụ nữ nhất là sau 30 tuổi nên định kì đi kiểm tra chức năng tuyến giáp để sớm phát hiện và điều trị nếu có những phát hiện bất thường.
Béo do rối loạn ở buồng trứng
Nếu phụ nữ mắc phải chứng rối loạn này, tất cả lượng carbs ăn vào đều bị chuyển hóa thành mỡ tích tụ đặc biệt ở vùng dưới cơ thể như mông, hông và đùi. Dù cho có ăn uống lành mạnh thế nào nhưng vẫn tăng cân và tích mỡ, bạn hãy nghĩ đến việc đi khám bác sĩ xem sao.
Các triệu chứng của rối loạn chức năng buồng trứng có thể kể đến: tăng cân dù cho ăn kiêng hay tập thể dục, thèm đồ ngọt và các chế phẩm từ sữa, mỡ tích tụ nhiều ở phần dưới cơ thể, cảm giác đau ở buồng trứng.
Không phải lúc nào tăng cân cũng là do ăn uống. Vậy nên bạn cần theo dõi tình trạng sức khỏe của mình, nếu bỗng dưng bị tăng cân, béo lên bất thường thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé!
Tất cả chúng ta khi thấy bản thân tăng cần thì đều nghĩ đến ngay việc giảm cân, điều chỉnh chế độ ăn uống vì nghĩ mình béo lên là do nạp quá nhiều năng lượng, chất béo… Thực tế, nguyên nhân gây tăng cân có thể là do chính sự thiếu hoặc thừa hormone gây ra.
Béo do rối loạn ở tuyến thượng thận
Trên cơ thể chúng ta, tuyến thượng thận đóng vai trò sản sinh ra các hormone chống lại sự căng thẳng. Do đó khi bạn gặp chuyện khiến bị căng thẳng quá mức hoặc liên tục trong thời gian dài, sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất cân bằng hormone và kéo theo những chứng rối loạn khác nhau.
Ảnh: depositphotos
Tuyến thượng thận cũng sản xuất ra hormone gây căng thẳng cortisol, nếu có quá nhiều hormone này sẽ khiến cho cơ thể xuất hiện tình trạng tích tụ mỡ ở phần bụng. Một số triệu chứng khi gặp rối loạn chức năng ở tuyến thượng thận cần chú ý đến như: tích mỡ phần bụng và eo, cổ và cằm cũng đầy và béo ra trong khi tay chân vẫn tương đối thon gọn, huyết áp tăng cao, lượng đường trong máu cao, cơ yếu, tâm trạng hay thay đổi…
Nếu bạn cảm thấy sự tăng cân của mình có thể do ảnh hưởng từ tuyến thượng thận, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, và cũng cần tìm cách điều chỉnh lại tâm trạng để giảm căng thẳng, tăng cường tập thể thao, có thể học yoga hoặc thiền để thư giãn tâm trí.
Béo do gan yếu
Gan là một bộ phận rất quan trọng trong cơ thể, chịu trách nhiệm giúp cơ thể giải độc và duy trì cơ thể khỏe mạnh. Nếu gan hoạt động yếu hoặc sai chức năng, có thể sẽ gây nên việc mỡ tích tụ ở phần bụng. Kèm theo đó có thể xuất hiện những triệu chứng như: tăng lượng đường trong máu, tăng huyết áp, lượng cholesterol cao, đau nhức khớp, dị ứng, và những vấn đề về da…
Ảnh: depositphotos
Do vậy, khi bạn thấy lượng mỡ trên cơ thể bỗng dưng tích tụ xung quanh phần bụng trước và sau, dù cho bạn vẫn có một chế độ ăn khỏe mạnh không thay đổi, thì hãy đến bác sĩ khám vì rất có thể gan của bạn đang gặp trục trặc rồi.
Béo do rối loạn tuyến giáp
Tuyến giáp sản xuất 2 loại hormone khác nhau gồm: Thyroxin và triiodothyronin có vai trò quan trọng trong sự phát triển bình thường của cơ thể và chuyển hóa năng lượng. Tất cả các yếu tố trong trao đổi chất béo đều chịu ảnh hưởng của hormone tuyến giáp.
Ảnh: depositphotos
Do vậy dù cho bạn cố giảm ăn lại nhưng vẫn tăng cân và béo ra, có thể là do tuyến giáp của bạn đang bị mất cân bằng rồi. Hãy chú ý đến những tình trạng như: đột nhiên tăng cân, rụng tóc, cơ thể mệt mỏi, da chảy sệ, giảm nhịp tim, tâm trạng chán nản buồn rầu… Phụ nữ nhất là sau 30 tuổi nên định kì đi kiểm tra chức năng tuyến giáp để sớm phát hiện và điều trị nếu có những phát hiện bất thường.
Béo do rối loạn ở buồng trứng
Nếu phụ nữ mắc phải chứng rối loạn này, tất cả lượng carbs ăn vào đều bị chuyển hóa thành mỡ tích tụ đặc biệt ở vùng dưới cơ thể như mông, hông và đùi. Dù cho có ăn uống lành mạnh thế nào nhưng vẫn tăng cân và tích mỡ, bạn hãy nghĩ đến việc đi khám bác sĩ xem sao.
Ảnh: depositphotos
Các triệu chứng của rối loạn chức năng buồng trứng có thể kể đến: tăng cân dù cho ăn kiêng hay tập thể dục, thèm đồ ngọt và các chế phẩm từ sữa, mỡ tích tụ nhiều ở phần dưới cơ thể, cảm giác đau ở buồng trứng.
Không phải lúc nào tăng cân cũng là do ăn uống. Vậy nên bạn cần theo dõi tình trạng sức khỏe của mình, nếu bỗng dưng bị tăng cân, béo lên bất thường thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé!
Theo Trí Thức Trẻ