Nuôi dưỡng trẻ đúng cách trong năm đầu đời
Nuôi dưỡng trẻ trong năm đầu đời vô cùng quan trọng. Các chuyên gia khuyến cáo, trong 6 tháng đầu thức ăn của trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ là tốt nhất, sau đó là giai đoạn ăn bổ sung.
Nếu thực hành nuôi dưỡng tốt trẻ sẽ phát triển tốt giúp trẻ đỡ ốm đau và phòng được các bệnh nguy hiểm khác. Sau đây là những nguyên tắc nuôi dưỡng trẻ mà các mẹ nên làm.
Nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày trong năm đầu
Số bữa ăn trong ngày:
Tuần lễ đầu (8-10 bữa), 1 tuần đến 1 tháng (7- 8 bữa), 2 tháng đến 5 tháng (6-8 bữa), 6 tháng đến 12 tháng (5-6 bữa).
Khối lượng thức ăn trung bình được chấp nhận trong mỗi bữa ăn của trẻ: 1-2 tuần đầu (55-80g), 3 tuần đến 2 tháng (110-140g), 2-3 tháng (140-170g), 3-4 tháng (170-195g), 5-12 tháng (195-200g).
Thức ăn của trẻ:
Chủ yếu là sữa mẹ, sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo, dễ tiêu hóa và hấp thu. Sữa mẹ bài tiết trong tuần đầu sau đẻ gọi là sữa non. Sữa non có nhiều năng lượng protein và vitamin A đồng thời lại có nhiều chất kháng khuẩn tăng cường miễn dịch cho trẻ. Tuần đầu là sữa non, tuần thứ 2-4 tháng sữa ổn định, từ 5 tháng đến 1 tuổi sữa ổn định và cho ăn bổ sung.
Sau giai đoạn sữa non sữa mẹ chuyển thành sữa ổn định, 6 tháng đầu trung bình bà mẹ có thể tiết ra 600-800ml/ngày, 6 tháng sau khoảng 400-600ml/ngày, năm thứ 2 khoảng 200-400ml/ngày. Vì thế trong 6 tháng đầu bà mẹ hoàn toàn đủ sữa cho con bú mà không cần cho ăn hay uống thêm bất cứ thứ gì.
Ăn bổ sung:
Sữa mẹ chỉ đáp ứng được hoàn toàn cho trẻ trong 6 tháng đầu, từ tháng thứ 7 trẻ phát triển rất nhanh đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng rất cao, sữa mẹ lúc này không đáp ứng đủ nhu cầu cho trẻ do vậy cần phải cho trẻ ăn thêm gọi là ăn bổ sung (ăn sam, ăn dặm).
Nguyên tắc ăn bổ sung là cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới. Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp khẩu vị của trẻ.
Chế biến đa dạng, giàu dinh dưỡng.
Dụng cụ chế biến phải sạch, thực phẩm phải an toàn không ôi thui, ô nhiễm... Trong một bữa ăn phải đủ 4 nhóm thực phẩm: Nhóm cung cấp chất đạm: thịt, cá, tôm, cua, trứng sữa, đậu, đỗ, lạc, vừng,...; Nhóm cung cấp chất bột đường: gạo, mì, khoai, ngô...; Nhóm chất béo: dầu, mỡ, lạc, vừng...; Nhóm giàu vitamin và khoáng chất: rau, củ, quả, đặc biệt rau có màu xanh thẫm, quả có màu đỏ, vàng.
Hơn nữa, ăn bổ sung hợp lý đòi hỏi phải biết cách chế biến thức ăn, nếu chỉ cho trẻ ăn nước thịt, nước xương, nước rau luộc thì dù ăn đủ bữa trẻ vẫn bị suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu. Vì vậy, ngay từ khi mới tập cho ăn bổ sung phải tập cho trẻ ăn cả nước cả cái, kể cả rau xanh.
Trong ăn bổ sung hợp lý số bữa ăn của trẻ phải phù hợp với từng tháng tuổi:
- 6 đến 7 tháng: bú mẹ là chính + 1-2 bữa bột loãng đặc dần lên và nước quả;
- 8 đến 9 tháng: bú mẹ + 2-3 bữa bột đặc + nước quả ép hoặc nghiền.
Với trẻ ăn nhân tạo (vì lý do không có sữa mẹ) có thể cho trẻ ăn bổ sung sớm hơn (từ tháng thứ 4-5).
Không chỉ số bữa phù hợp với tháng tuổi mà lượng các chất dinh dưỡng trong mỗi ngày cũng phải phù hợp với tháng tuổi của trẻ. Hiện nay, xu hướng các bà mẹ thường cho con ăn quá nhiều chất đạm nhưng lại thiếu chất bột đường và rau quả thì cũng không tốt. Nên thực hiện như sau:
Nấu bột cho trẻ 6-7 tháng tuổi: bột gạo 10g (tương đương 2 thìa cà phê); lòng đỏ trứng gà 1/2 quả hoặc thay thế bằng 2 thìa bột cà phê thịt, tôm, cá (giã nhuyễn, băm nhỏ ăn cả cái); Rau xanh (1 thìa cà phê bột rau giã nhỏ); Dầu ăn hoặc mỡ 1/2 -1 thìa cà phê; Gia vị vừa đủ.
Nấu bột cho trẻ 8-12 tháng tuổi: Bột gạo 20-20g (tương đương 4-5 thìa cà phê); Lòng đỏ trứng gà 1 quả hoặc 3 thìa cà phê thịt, tôm, cá băm nhỏ; Dầu ăn hoặc mỡ: 1-2 thìa cà phê; 20g rau xanh.
Lời khuyên của thầy thuốc
Ngoài việc chăm sóc về nhu cầu dinh dưỡng thì trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ để phòng các bệnh trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng (lao, viêm gan virut, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, quai bị Rubela, viêm não Nhật Bản...). Nếu trẻ được chăm sóc tốt trong những năm đầu đời thì sẽ phát triển tốt về thể lực và trí tuệ.
Nghiên cứu cho thấy, chiều cao của trẻ lúc trưởng thành phụ thuộc phần lớn vào dinh dưỡng, hoạt động thể lực và môi trường. Môi trường ô nhiễm, khói bụi và khói thuốc lá, làm trẻ dễ mắc các bệnh về hô hấp; Cùng với dinh dưỡng không đảm bảo vệ sinh trẻ dễ bị tiêu chảy. Các nguyên nhân trên làm trẻ suy dinh dưỡng từ đó sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh và ngược lại.
Nếu thực hành nuôi dưỡng tốt trẻ sẽ phát triển tốt giúp trẻ đỡ ốm đau và phòng được các bệnh nguy hiểm khác. Sau đây là những nguyên tắc nuôi dưỡng trẻ mà các mẹ nên làm.
Nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày trong năm đầu
Số bữa ăn trong ngày:
Tuần lễ đầu (8-10 bữa), 1 tuần đến 1 tháng (7- 8 bữa), 2 tháng đến 5 tháng (6-8 bữa), 6 tháng đến 12 tháng (5-6 bữa).
Khối lượng thức ăn trung bình được chấp nhận trong mỗi bữa ăn của trẻ: 1-2 tuần đầu (55-80g), 3 tuần đến 2 tháng (110-140g), 2-3 tháng (140-170g), 3-4 tháng (170-195g), 5-12 tháng (195-200g).
Thức ăn của trẻ:
Chủ yếu là sữa mẹ, sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo, dễ tiêu hóa và hấp thu. Sữa mẹ bài tiết trong tuần đầu sau đẻ gọi là sữa non. Sữa non có nhiều năng lượng protein và vitamin A đồng thời lại có nhiều chất kháng khuẩn tăng cường miễn dịch cho trẻ. Tuần đầu là sữa non, tuần thứ 2-4 tháng sữa ổn định, từ 5 tháng đến 1 tuổi sữa ổn định và cho ăn bổ sung.
Sau giai đoạn sữa non sữa mẹ chuyển thành sữa ổn định, 6 tháng đầu trung bình bà mẹ có thể tiết ra 600-800ml/ngày, 6 tháng sau khoảng 400-600ml/ngày, năm thứ 2 khoảng 200-400ml/ngày. Vì thế trong 6 tháng đầu bà mẹ hoàn toàn đủ sữa cho con bú mà không cần cho ăn hay uống thêm bất cứ thứ gì.
Ăn bổ sung:
Sữa mẹ chỉ đáp ứng được hoàn toàn cho trẻ trong 6 tháng đầu, từ tháng thứ 7 trẻ phát triển rất nhanh đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng rất cao, sữa mẹ lúc này không đáp ứng đủ nhu cầu cho trẻ do vậy cần phải cho trẻ ăn thêm gọi là ăn bổ sung (ăn sam, ăn dặm).
Nguyên tắc ăn bổ sung là cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới. Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp khẩu vị của trẻ.
Chế biến đa dạng, giàu dinh dưỡng.
Dụng cụ chế biến phải sạch, thực phẩm phải an toàn không ôi thui, ô nhiễm... Trong một bữa ăn phải đủ 4 nhóm thực phẩm: Nhóm cung cấp chất đạm: thịt, cá, tôm, cua, trứng sữa, đậu, đỗ, lạc, vừng,...; Nhóm cung cấp chất bột đường: gạo, mì, khoai, ngô...; Nhóm chất béo: dầu, mỡ, lạc, vừng...; Nhóm giàu vitamin và khoáng chất: rau, củ, quả, đặc biệt rau có màu xanh thẫm, quả có màu đỏ, vàng.
Hơn nữa, ăn bổ sung hợp lý đòi hỏi phải biết cách chế biến thức ăn, nếu chỉ cho trẻ ăn nước thịt, nước xương, nước rau luộc thì dù ăn đủ bữa trẻ vẫn bị suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu. Vì vậy, ngay từ khi mới tập cho ăn bổ sung phải tập cho trẻ ăn cả nước cả cái, kể cả rau xanh.
Trong ăn bổ sung hợp lý số bữa ăn của trẻ phải phù hợp với từng tháng tuổi:
- 6 đến 7 tháng: bú mẹ là chính + 1-2 bữa bột loãng đặc dần lên và nước quả;
- 8 đến 9 tháng: bú mẹ + 2-3 bữa bột đặc + nước quả ép hoặc nghiền.
Với trẻ ăn nhân tạo (vì lý do không có sữa mẹ) có thể cho trẻ ăn bổ sung sớm hơn (từ tháng thứ 4-5).
Không chỉ số bữa phù hợp với tháng tuổi mà lượng các chất dinh dưỡng trong mỗi ngày cũng phải phù hợp với tháng tuổi của trẻ. Hiện nay, xu hướng các bà mẹ thường cho con ăn quá nhiều chất đạm nhưng lại thiếu chất bột đường và rau quả thì cũng không tốt. Nên thực hiện như sau:
Nấu bột cho trẻ 6-7 tháng tuổi: bột gạo 10g (tương đương 2 thìa cà phê); lòng đỏ trứng gà 1/2 quả hoặc thay thế bằng 2 thìa bột cà phê thịt, tôm, cá (giã nhuyễn, băm nhỏ ăn cả cái); Rau xanh (1 thìa cà phê bột rau giã nhỏ); Dầu ăn hoặc mỡ 1/2 -1 thìa cà phê; Gia vị vừa đủ.
Nấu bột cho trẻ 8-12 tháng tuổi: Bột gạo 20-20g (tương đương 4-5 thìa cà phê); Lòng đỏ trứng gà 1 quả hoặc 3 thìa cà phê thịt, tôm, cá băm nhỏ; Dầu ăn hoặc mỡ: 1-2 thìa cà phê; 20g rau xanh.
Lời khuyên của thầy thuốc
Ngoài việc chăm sóc về nhu cầu dinh dưỡng thì trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ để phòng các bệnh trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng (lao, viêm gan virut, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, quai bị Rubela, viêm não Nhật Bản...). Nếu trẻ được chăm sóc tốt trong những năm đầu đời thì sẽ phát triển tốt về thể lực và trí tuệ.
Nghiên cứu cho thấy, chiều cao của trẻ lúc trưởng thành phụ thuộc phần lớn vào dinh dưỡng, hoạt động thể lực và môi trường. Môi trường ô nhiễm, khói bụi và khói thuốc lá, làm trẻ dễ mắc các bệnh về hô hấp; Cùng với dinh dưỡng không đảm bảo vệ sinh trẻ dễ bị tiêu chảy. Các nguyên nhân trên làm trẻ suy dinh dưỡng từ đó sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh và ngược lại.