Latest Post

Phụ nữ sau sinh luôn mơ về vòng eo con kiến nhưng hì hục tập luyện vòng hai vẫn không đạt hiểu quả tối ưu, lý do vì sao vậy?


Theo các nghiên cứu khoa học, thời điểm từ 1-3 tháng sau khi sinh rất thích hợp để giảm mỡ bụng. Lúc này mô mỡ của phụ nữ sau sinh vẫn còn đang mềm, các hạt mỡ chưa liên kết chặt chẽ với nhau nên dễ dàng bị phá vỡ hơn.

Tuy nhiên, rất nhiều mẹ vì nôn nóng muốn nhanh chóng lấy lại vòng eo con kiến mà đã mắc những sai lầm kinh điển khổ mẹ lẫn còn. Đó là sử dụng thuốc giảm cân hay nịt bụng quá chặt… Lúc này, trở thành người tiêu dùng thông minh để tránh rơi vào tình trạng tiền mất tật mang là cần thiết hơn cả. Ngoài lý do nôn nóng thì dưới đây là 4 nguyên nhân khiến mẹ khó thoát khỏi vòng vây của mỡ bụng.

1. Luôn trong trạng thái căng thẳng

Đây cũng có thể gọi là một phần của triệu chứng trầm cảm sau sinh. Nếu không được quan tâm, chăm sóc đúng mực của người thân, thêm vào đó là chưa quen với giờ ăn, giấc ngủ của con rất dễ khiến mẹ căng thẳng, mệt mỏi.




Căng thẳng và thiếu ngủ là 2 nguyên nhân chính khiến mẹ sau sinh khó thoát khỏi mỡ bụng
Căng thẳng tạo cơ hội cho cơ thể sản xuất ra nhiều Cortisol, loại hormone có vai trò quan trọng trong quá trình tích lũy mỡ bụng. Kiểm soát căng thẳng trong gia đình, mối quan hệ xã hội hay cảm xúc sẽ giúp mẹ hạn chế nỗi lo vòng eo bánh mì.

Các chuyên gia cho rằng cách tốt nhất là mẹ nên sớm trở lại với các bài tập yoga hay thiền để giảm căng thẳng.

2. Thiếu ngủ thường xuyên

Mất ngủ sau sinh là tình trạng phổ biến, nhất là trong giai đoạn đầu chăm trẻ sơ sinh. Hầu hết các mẹ phải thức giấc giữa đêm để cho con bú. Tình trạng mất ngủ này kéo dài liên tục có thể khiến số đo vòng hai của mẹ tăng lên nhanh chóng.

Một số nguyên nhân khiến mẹ thường xuyên mất ngủ:

 Trằn trọc, không thể thư giãn tâm lý, bởi lúc nào cũng lo lắng nếu ngủ sẽ không nghe được tiếng khóc của con khi có vấn đề.

Không thích nghi kịp với giờ giấc sinh hoạt của bé, dẫn đến bị lệch nhịp sinh học.

Tác nhân bên ngoài như thời tiết, tiếng động xung quanh.

Tâm lý bất ổn do thiếu sự quan tâm, chăm sóc từ người thân. Mất ngủ vì lý do này rất dễ dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh.

Tình trạng thiếu ngủ kéo dài có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng cân bằng hormone cortisol của cơ thể. Do đó, nếu bạn đang giảm cân thì hãy quan tâm nhiều hơn đến giấc ngủ.

3. Áp lực giảm cân nhanh

Giảm cân sau sinh sớm là cần thiết nhưng cũng cần quá trình cố gắng, không được vội vàng. Ngay cả các người đẹp nổi tiếng trên thế giới cũng cần các chuyên gia đưa ra lộ trình cụ thể. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ sau khi sinh con đừng quá gây áp lực buộc mình phải giảm cân và sớm tìm lại vòng eo thời con gái.

Sau sinh, cơ thể mẹ cần thời gian để cân bằng lại các loại hormone, cơ bắp của mẹ cũng không thể sớm khôi phục lại trạng thái dẻo dai ban đầu. Tốt nhất mẹ nên tìm hiểu những khóa tập luyện dành cho phụ nữ sau sinh cũng như tìm kiếm sự hỗ trợ kinh nghiệm từ những phụ nữ đang nuôi con như mình.

4. Tập luyện quá mức

Từ áp lực giảm cân nhanh sẽ dẫn tới việc tập luyện quá mức mỗi ngày. Tập luyện thích hợp sẽ giúp giảm mỡ bụng nhưng tập luyện quá sức có thể gây phản tác dụng. Việc thực hiện cùng lúc quá nhiều bài tập gây mất sức, làm mất cân bằng hormone cortisol, khiến mỡ bụng lại có thêm tác nhân tích tụ.

Mẹ nên thực hiện các bài tập sức bền như chạy bộ hay đạp xe trong 20 đến 30 phút/lần.

Phụ nữ sau sinh nếu đã áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện đúng cách mà vẫn không thể giảm mỡ bụng thì lời khuyên tốt nhất là tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe. 

Nguyên nhân có thể là do những vấn đề mà bạn không biết đến như mất cân bằng hormone và cần có phác đồ điều trị cụ thể.

Sau khi sinh một tháng, bạn có thể bắt đầu tập luyện với các động tác yoga đơn giản để giảm số đo vòng bụng.



Động tác plank giúp thắt chặt cơ bụng, giảm đau lưng. Nằm sắp, chống hai khuỷu tay vuông góc ngay dưới vai. Nhón hai mũi chân lên, nâng thân người lên và giữ lưng, hông, cổ thành một đường thẳng, không đặt hai tay quá gần nhau. Giữ tư thế trong ít nhất 30 giây.



Tư thế rắn hổ mang làm săn chắc mông, hông, bụng, cánh tay và vai, giảm đau lưng hữu hiệu. Nằm sấp trên thảm, đặt hai tay dưới vai, hít vào, nâng người khỏi mặt đất, uốn cong người hết sức, đầu ngửa về phía sau. Giữ hơi thở trong 10 giây rồi thở ra, hạ người về vị trí ban đầu. Thực hiện động tác 8 lần.



Tư thế con thuyền hỗ trợ giảm mỡ bụng sau sinh rất hiệu quả. Nằm ngay ngắn trên thảm tập, hai chân duỗi thảng và sát nhau, hai tay đặt sát cơ thể. Hít sâu và thở ra đồng thời nâng ngực lên khỏi sàn. Nâng hai chân lên, không cong gối. Giữ hơi thở trong 10 giây rồi thở ra, trở về tư thế chuẩn bị. Lặp lại động tác 8 lần.



Tư thế tam giác giảm mỡ thừa ở eo và hông, làm thon gọn bắp đùi. Nằm nghiêng trên sàn, hai chân duỗi thẳng, hai tay cũng duỗi thẳng qua đầu. Nhấc cả hai chân lên cao, hai tay lên cao, đầu giữa hai tay, ép đến khi thấy các cơ liên sườn căng ra. Giữ hơi thở trong 10 giây rồi thở ra, trở lại tư thế ban đầu. Lặp lại động tác 8 lần.



Tư thế ngồi cúi người về phía trước giúp kéo giãn cơ thể, giảm căng thẳng, tăng cường lưu thông máu. Ngồi thẳng lưng trên thảm, chân duỗi thẳng. Hít vào, cúi người về phía trước, hai tay nắm lấy hai ngón chân cái. Giữ hơi thở trong 10 giây rồi thở ra, trở về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác 8 lần.



Tư thế cây cầu giúp giảm đau lưng, triệt tiêu mỡ thừa ở bụng, hông và bắp đùi. Nằm ngửa trên thảm, chân co, hai tay duỗi thẳng. Hít vào, nâng người lên cao sao cho đầu gối, bụng và ngực nằm trên một đường thẳng. Giữ hơi thở trong 10 giây rồi thở ra, trở về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác 8 lần.

Khi mới lọt lòng mẹ trẻ sơ sinh cũng cần được giữ nguyên ở tư thế bào thai (có được cảm giác an toàn). Tuy nhiên tư thế của trẻ không đúng hoặc nằm lâu ở một tư thế lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như về thẩm mỹ của trẻ. Chính vì vậy sau khi chào đời nên xen kẽ tư thế đặt nằm cho trẻ.

  • Duy trì cảm giác giới hạn và đảm bảo an toàn cho trẻ.
  • Tránh biến dạng ở đầu.
  • Giúp trẻ phát triển đồng đều cả hai bên cơ thể .
  • Tránh sự hình thành và ứ đọng dịch tiết (đặc biệt với trẻ ốm.)


Tư thế nằm ngửa:

Nằm ngửa là tư thế tự nhiên

Cách đặt trẻ:

Hai tay mở ngang, cẳng tay và bàn tay hướng lên trên đầu, cuộn một chiếc khăn tắm lớn tạo thành ổ cuốn, gấp khăn mỏng làm gối đặt dưới vai trẻ (không đặt ở đầu) để đường thở của trẻ được thẳng.

Đặt trẻ vào ổ sao cho ổ cuốn ôm sát vào trẻ, đặt chân của trẻ gập sát thân mình và bàn chân của trẻ chạm vào mặt trong của vòng khăn, tay trẻ đặt ở giữa ngực và gần với mặt như nằm trong bụng mẹ.


Ưu điểm :

Giúp trẻ toàn thân thư giãn, thả lỏng, tạo cảm giác thoải mái.

Tạo cảm giác an toàn khi nằm ngửa mũi miệng của trẻ không gặp các chướng ngại vật cản trở đến quá trình hô hấp.

Không gây áp lực cho các cơ quan nội tạng như tim, phổi, dạ dày, đường ruột và bàng quang.

Thuận tiện chăm sóc

Nhược điểm

Nằm ngửa nhiều sẽ khiến đầu trẻ dễ bị bẹp.

Ở tư thế này, độ an toàn cho sức khoẻ của trẻ cao, nhưng khi nằm ngửa không có vật gì chặn nên trẻ sẽ cảm thấy không có chỗ dựa.

Khi trẻ bị ngạt mũi (viêm đường hô hấp trên) không nên để trẻ nằm ngửa.

Tư thế nằm nghiêng:

Đây là tư thế đem đến nhiều lợi ích mà các chuyên gia khuyên rằng các bậc cha mẹ nên luyện tập cho trẻ quen với tư thế này.

Cách đặt trẻ: Cho trẻ nằm nghiêng toàn thân về một bên, cuốn ổ đến ngực trẻ hai tay, chân ôm sát ổ cuốn.



Ưu điểm

Tránh ngạt thở: Ngay cả khi trẻ bất ngờ nôn trớ, tư thế nằm nghiêng này giúp đẩy những thứ trong khoang miệng của trẻ ra ngoài nhanh chóng mà không bị đẩy ngược vào trong, giúp trẻ không ngủ ngáy, thở khò khè khi ngủ. Nếu các tư thế khác, trẻ có hiện tượng ngáy ngủ, các bà mẹ nên chuyển trẻ sang tư thế này.

Nhược điểm

Dễ làm bẹp tai trẻ, trong khi nhiều người rất coi trọng hình dáng đôi tai, nằm tư thế này không mặc cho trẻ những áo có cài cúc nên buộc dây bên cạnh.

Tư thế nằm sấp:

Trẻ rất thích nằm sấp, vì có cảm giác ấm cúng, dễ chịu khi ngủ.

Cách đặt trẻ:

Đặt trẻ nằm sấp trên khăn bông mềm dày khoảng 4cm dài 23 x 15cm hoặc 25 x 15cm sao cho bàn tay em trẻ ôm vào khăn bông một cách thoải mái, không để hông và đùi gấp quá 90o.


Ưu điểm:

Trẻ có cảm giác an toàn. Khi còn là bào thai nằm trong tử cung trẻ cũng có tư thế gần như vậy, đây là tư thế ngủ tự nhiên với bản năng tự bảo vệ của trẻ.

Ở tư thế nằm sấp dịch hoà tan của dạ dày không thích hợp nằm ở thực quản – nguyên nhân dẫn đến sự nôn trớ sẽ được từ từ di chuyển xuống phần ruột non giúp hạn chế sự nôn trớ của trẻ.

Nằm sấp giúp trẻ nhanh phát triển hơn do thường xuyên phải luyện tập các động tác như lật người xoay người, ngẩng đầu bên cạnh đó chân tay của trẻ cũng nhanh cứng cáp hơn.

Nhược điểm:

Dễ dẫn đến ngạt thở: mặt trẻ có thể úp sấp xuống giường khi cổ mỏi không ngóc đầu lên được.

Dễ tích nhiệt và khó tản nhiệt điều này khiến nhiệt độ của cơ thể tăng cao hơn, mồ hôi ra nhiều.Bà mẹ cần chú ý và lau người cho trẻ.

Ở tư thế này khó quan sát trẻ hơn.

Khuyến cáo: chỉ cho trẻ nằm tư thế này khi theo dõi sát được trẻ.

Phòng ngừa

Trẻ sơ sinh chưa tự thay đổi tư thế được ta cần giúp trẻ thay đổi tư thế tạo cảm giác thoải mái, an toàn cho trẻ.

Thay đổi tư thế và đặt nằm tư thế đúng sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển hình dáng trẻ sau này.

Trẻ đang điều trị tại các khoa hồi sức thay đổi tư thế giúp trẻ tránh ứ đọng dịch tiết, tì đè, hăm loét…góp phần không nhỏ trong sự tiến triển của người bệnh.

Thời gian thay đổi tư thế tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh.

Theo benhviennhitrunguong.org.vn

Đặt vòng tránh thai là một biện pháp tránh thai được nhiều người sử dụng vì sự an toàn, hữu hiệu, đơn giản và kinh tế.

Sau khi lấy vòng ra, không ảnh hưởng đển việc mang thai, sinh đẻ. Một điều mà phụ nữ băn khoăn là sau sinh con bao lâu thì nên đặt vòng tránh thai trở lại là thích hợp nhất.

Vòng tránh thai thường dùng hiện nay là loại đóng kín, như vòng đơn bằng inox, vòng hoa vừng, cũng có loại mở như hình chữ V. Những năm gần đây, để nâng cao hiệu quả tránh thai, xu hướng sử dụng vòng tránh thai thường thiên về loại vòng có kết hợp thuốc tránh thai, hoặc sử dụng các loại vòng tránh thai có hoạt tính. Nhưng đặt vòng sau khi sinh thì phải đặt vòng không có thuốc tránh thai.



Thời điểm có thể đặt vòng với phụ nữ mới sinh là 3 tháng sau sinh. Nếu 3 tháng sau khi sinh có xuất hiện kinh nguyệt trở lại, thì đặt vòng 3-7 ngày sau khi sạch kinh. Nếu 3 tháng sau khi sinh vẫn chưa thấy có kinh nguyệt, hoặc bế kinh trong thời gian cho con bú thì đặt vòng sau khi loại bỏ nguyên nhân mang thai sớm. 

Sau khi được các bác sĩ kiểm tra, nếu đã được xác định là không có thai, thì trước hết nên tiêm progesterone liên tục 3 ngày, chờ hết xuất huyết, 3-7 ngày sau khi hết xuất huyết thì tiến hành đặt vòng, không được muộn quá 7 ngày. Như vậy mới có tác dụng loại trừ khả năng mang thai, lại có thể được tránh thai sớm. Nếu sau khi sinh, sản dịch vẫn ra nhiều, tử cung chảy máu, thì thời gian đặt vòng được tiến hành trong vòng nửa năm sau khi làm phẫu thuật. 

Trước khi đặt vòng, nên áp dụng một số biện pháp tránh thai khác như dùng bao cao su, xuất tinh ngoài.

Việc chọn vòng tránh thai cho phụ nữ mới sinh con cũng cần lưu ý. Trong thời gian cho con bú, khoang tử cung khá nhỏ, thành tử cung cũng mỏng, nên cần được bác sĩ xác định kích cỡ vòng cho phù hợp. Đến khi dừng cho con bú, tử cung trở lại bình thường, sẽ cần phải đổi một vòng khác có kích thước lớn hơn.

Khi mang thai, hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều, cùng với những thay đổi về nội tiết trong thai kỳ, các yếu tố ô nhiễm môi trường và những thay đổi nhiệt độ bất thường lúc giao mùa khiến thai phụ là đối tượng để virut và vi khuẩn tấn công.

Cơ thể bà bầu dễ mắc một số bệnh. Hoặc nếu có bệnh từ trước thì dễ nặng lên lúc mang thai. Vì vậy, bà bầu cần có kiến thức để phòng ngừa.

Mất ngủ

Mất ngủ là một triệu chứng thường thấy ở phụ nữ mang thai, dễ gặp ở hai giai đoạn: 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Mất ngủ không nguy hiểm cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi nhưng nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên với những chứng bệnh khác sẽ làm tăng cảm giác khó chịu cho bà bầu.

Để bà bầu được ngon giấc và đây cũng là yếu tố quan trọng cho thai phát triển tốt, thì cần chú ý ngay từ dinh dưỡng. Trước khi ngủ, bà bầu không nên ăn quá no hoặc ăn thức ăn chứa nhiều gia vị cay, nóng, tránh uống quá nhiều nước trước khi ngủ sẽ kích thích buồn tiểu và phải thức giấc giữa chừng... 

Khi mang thai, bà bầu không nên dùng đồ uống có gas hay chất kích thích như trà, cà phê vào buổi tối. Tư thế ngủ cũng cần được lưu ý để bà bầu ngủ ngon giấc. Có thể kê một chiếc gối cao gối đầu khi ngủ hoặc ngủ trên võng, ghế đứng. Bà bầu nên nằm ghé sang bên trái để ngủ, tư thế ngủ này sẽ giúp lượng máu đến nhau thai tốt nhất. 

Trong trường hợp bụng bầu quá cỡ, bạn nên chèn một chiếc gối mềm ở phần bụng hoặc mua những chiếc gối chuyên dùng cho bà bầu. Tư thế ngủ thoải mái sẽ giúp cả mẹ và bé đều thoải mái, dễ có giấc ngủ ngon hơn. Tránh xem phim hay các chương trình dễ gây cao hứng trước khi đi ngủ. Cần giữ tâm thật an và tinh thần thật thoải mái để có giấc ngủ ngon.


Khi mang thai nên uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ tránh táo bón.

Hen phế quản

Là bệnh dễ gặp khi có thai và cũng là lo lắng lớn của phụ nữ mang thai. Nếu thai phụ có sẵn bệnh trước khi có thai thì khi mang bầu, tình trạng thai nghén sẽ nặng hơn. Trong thực tế gặp khoảng 7% phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ bị lên cơn hen, nhất là khi thời tiết thay đổi. Nếu bệnh được kiểm soát tốt thì không phải là nguy cơ cao cho mẹ hoặc thai. 

Những trường hợp hen không được điều trị hiếm khi gây tử vong nhưng cũng có thể làm người mẹ có những biến chứng nghiêm trọng như tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén và sinh non. Với thai nhi, những biến chứng có thể gặp khi người mẹ bị hen không được điều trị tốt là chậm phát triển trong tử cung, sinh non; nhẹ cân, ngạt khi sinh...

Viêm mũi xoang dị ứng

Viêm mũi dị ứng ảnh hưởng đến khoảng 15-20% phụ nữ trong độ tuổi mang thai và là rối loạn thường gặp nhất, gây khó chịu trong thời kỳ thai nghén. Với những người có cơ địa dị ứng, khi mang thai lại trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố dị nguyên, do vậy chứng viêm mũi cũng xảy ra thường xuyên hơn. Khi tiếp xúc với dị nguyên, người bệnh sẽ hắt hơi, chảy mũi liên tục, ngứa mũi, nước mũi chảy ra giàn giụa hoặc nghẹt mũi, rất khó chịu. Đặc biệt, các triệu chứng ban đầu của viêm mũi xoang dị ứng rất giống với triệu chứng bệnh cúm.

Vì vậy khi bị viêm mũi xoang dị ứng, mẹ bầu cần bình tĩnh để xử trí. Để phòng bệnh, trước hết, phụ nữ mang thai cần giữ nhà cửa, môi trường sống luôn thoáng mát, sạch sẽ, không  nuôi súc vật trong nhà. Tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, sữa, các loại thủy hải sản... 

Không tiếp súc với các tác nhân gây dị ứng như khói bụi, phấn hoa, các mùi hương có tính kích thích mạnh như: nước hoa, hơi cay... Giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột...

Bệnh cúm

Là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp do virut gây ra. Bệnh cúm rất dễ lây qua các hạt bụi nước có chứa virut khi người bệnh ho, hắt hơi hay do tiếp xúc trực tiếp. Vì vậy, bà bầu dễ bị lây nhiễm cúm hơn và thường nặng hơn do giảm sút khả năng miễn dịch, vì thế cúm nguy hiểm hơn với phụ nữ mang thai: tỷ lệ tử vong tăng lên nhiều lần, diễn biến cũng có thể lâu hơn. 

Bệnh cúm còn gây nguy cơ với thai nhi, nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ như sẩy thai, thai chết lưu hoặc đẻ non trong những tháng cuối. Ngoài ra, cúm có thể còn dẫn đến những dị tật bẩm sinh hở hàm ếch ở thai nhi. Đặc biệt, trong 5 tháng đầu của thai kỳ, nếu người mẹ bị cúm thì não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương. Tiêm vắc-xin phòng cúm trước khi mang thai là biện pháp phòng ngừa có hiệu quả. 

Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi có các biểu hiện của cúm mà cần được bác sĩ thăm khám và chỉ định cụ thể.

Bệnh trĩ và táo bón

Bà bầu thường ăn ít chất xơ, ít uống nước, ít vận động. Cùng với việc bổ sung nhiều chất bổ dưỡng, tăng cường các loại thuốc và thực phẩm chứa sắt thường gây nóng cho cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân gây táo bón cho bà bầu. Khi bị táo bón, nhiều thai phụ dễ bị ức chế, có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, hay cáu gắt, thậm chí chán ăn... 

Điều này nếu kéo dài có thể khiến cơ thể mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng, thai nhi không được nuôi dưỡng đầy đủ, dẫn đến chậm phát triển, dễ mắc các khuyết tật, sau khi sinh sẽ có sức đề kháng kém... Hơn nữa, táo bón lâu ngày là nguyên nhân có thể gây ra bệnh trĩ.

Ngoài ra, theo thời gian, bào thai phát triển sẽ khiến tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu thai phụ bị chèn ép là nguyên nhân hình thành trĩ. Người đã bị trĩ thì bệnh sẽ nặng hơn khi mang thai và sau sinh do khi sinh tăng áp lực khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn hoặc việc rặn sinh làm tăng áp lực lên ổ bụng cũng khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài.

Để phòng hai chứng bệnh này, thai phụ càng nên uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn có chất xơ như rau củ quả. Hạn chế thức ăn nóng nhiệt, không nên ăn nhiều muối, đường. Đặc biệt không sử dụng thức ăn có chất kích thích...

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.