Khám phụ khoa là gì | Thông tin tổng quan về khám phụ khoa
Khám phụ khoa là thăm khám cơ quan sinh dục nữ, khi khám phụ khoa bác sĩ sẽ xác định tình trạng sức khỏe của người bệnh và sớm phát hiện những bất thường tại cơ quan sinh dục, từ đó đưa ra phương hướng khắc phục thích hợp, kịp thời.
Khám phụ khoa là gì
Khám phụ khoa là cách để các bác sĩ tìm kiếm dấu hiệu của bệnh từ các cơ quan trong cơ thể của người phụ nữ. Trong các thủ thuật kiểm tra phụ khoa, các bác sĩ sẽ thăm khám toàn bộ các cơ quan như:
Thực hiện khám tổng quát sẽ bao gồm thăm khám bên ngoài, khám âm đạo, khám tử cung, … bằng những trang thiết bị chuyên dụng. Bên cạnh đó, bác sĩ còn tiến hành những xét nghiệm cần thiết như: Xét nghiệm dịch tiết âm đạo, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, …
Trường hợp nghi ngờ người bệnh bị ung thư cổ tử cung, bệnh nhân bắt buộc phải thực hiện những xét nghiệm chuyên sâu, có thể bao gồm test Pap, sinh thiết cổ tử cung, ..
Lý do nên khám sản phụ khoa nữ
Khám sản phụ khoa nên thực hiện định kỳ từ 3-6 tháng/lần; thăm khám trước khi kết hôn hoặc có ý định mang thai và ngay khi có những biểu hiện bất thường như:
– Nữ giới có hiện tượng bất thường về khí hư (khí hư ra nhiều, loãng như nước hoặc đặc sánh, vón cục, màu vàng xanh, có máu, có mùi hôi), vùng kín ngứa ngáy, nổi mụn, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh dữ dội…
Nam giới có hiện tượng: Xuất tinh sớm, xuất tinh ngược, tinh trùng loãng như nước hoặc vón cục, xuất tinh ra máu, đau khi quan hệ và xuất tinh, dương vật không cương cứng…
– Sau sáu tháng quan hệ đều đặn không sử dụng biện pháp tránh thai mà chưa có “tin vui”.
Hiểu biết đúng đắn về việc khám sản phụ khoa nữ sẽ giúp chị em phụ nữ hiểu rõ được lợi ích và tránh tâm lý lo ngại. Việc khám phụ khoa không quá khó khăn hay nghiêm trọng, chị em không nên vì bất cứ băn khoăn nào mà không đi khám. Để biết được tình trạng sức khỏe của mình và có phương pháp điều trị thích hợp nên đi khám 6 tháng/lần.
Cần phải làm gì khi khám phụ khoa?
Trong lúc khám phụ khoa, bác sĩ hoặc y tá sẽ:
Trước khi khám phụ khoa bạn phải thay váy của bệnh viện
Khám phụ khoa là gì
Khám phụ khoa là cách để các bác sĩ tìm kiếm dấu hiệu của bệnh từ các cơ quan trong cơ thể của người phụ nữ. Trong các thủ thuật kiểm tra phụ khoa, các bác sĩ sẽ thăm khám toàn bộ các cơ quan như:
- Âm hộ (cơ quan sinh dục ngoài)
- Tử cung (dạ con)
- Cổ tử cung (cửa vào từ âm đạo đến tử cung)
- Ống dẫn trứng (nơi chuyển trứng đến tử cung)
- Buồng trứng (cơ quan sản xuất trứng)
- Bàng quang (túi chứa nước tiểu)
- Trực tràng (khoang nối đại tràng hậu môn)
Thực hiện khám tổng quát sẽ bao gồm thăm khám bên ngoài, khám âm đạo, khám tử cung, … bằng những trang thiết bị chuyên dụng. Bên cạnh đó, bác sĩ còn tiến hành những xét nghiệm cần thiết như: Xét nghiệm dịch tiết âm đạo, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, …
Trường hợp nghi ngờ người bệnh bị ung thư cổ tử cung, bệnh nhân bắt buộc phải thực hiện những xét nghiệm chuyên sâu, có thể bao gồm test Pap, sinh thiết cổ tử cung, ..
Lý do nên khám sản phụ khoa nữ
Khám sản phụ khoa nên thực hiện định kỳ từ 3-6 tháng/lần; thăm khám trước khi kết hôn hoặc có ý định mang thai và ngay khi có những biểu hiện bất thường như:
– Nữ giới có hiện tượng bất thường về khí hư (khí hư ra nhiều, loãng như nước hoặc đặc sánh, vón cục, màu vàng xanh, có máu, có mùi hôi), vùng kín ngứa ngáy, nổi mụn, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh dữ dội…
Nam giới có hiện tượng: Xuất tinh sớm, xuất tinh ngược, tinh trùng loãng như nước hoặc vón cục, xuất tinh ra máu, đau khi quan hệ và xuất tinh, dương vật không cương cứng…
– Sau sáu tháng quan hệ đều đặn không sử dụng biện pháp tránh thai mà chưa có “tin vui”.
Hiểu biết đúng đắn về việc khám sản phụ khoa nữ sẽ giúp chị em phụ nữ hiểu rõ được lợi ích và tránh tâm lý lo ngại. Việc khám phụ khoa không quá khó khăn hay nghiêm trọng, chị em không nên vì bất cứ băn khoăn nào mà không đi khám. Để biết được tình trạng sức khỏe của mình và có phương pháp điều trị thích hợp nên đi khám 6 tháng/lần.
Cần phải làm gì khi khám phụ khoa?
Trong lúc khám phụ khoa, bác sĩ hoặc y tá sẽ:
Trước khi khám phụ khoa bạn phải thay váy của bệnh viện
- 1. Yêu cầu bạn cởi quần áo và mặc váy của phòng khám hoặc bệnh viện
- 2. Hỏi bạn về bất kỳ vấn đề sức khỏe nào có hoặc không liên quan đến phụ khoa
- 3. Yêu cầu bạn nằm ngửa và thư giãn
- 4. Nhấn vào vùng bụng dưới để cảm nhận các cơ quan từ bên ngoài
- 5. Hướng dẫn bạn nằm đúng tư thể để cho mỏ vịt vào kiểm tra
- 6. Yêu cầu cong đầu gối và đặt bàn chân lên bàn đạp của giường khám
- 7. Thực hiện các thao tác kiểm tra với chiếc mỏ vịt ( mỏ vịt giúp âm đạo mở rộng để thấy rõ âm đạo và cổ tử cung)
- 8. Xét nghiệm Pap (Phương pháp lấy mẫu phết tế bào cổ tử cung nhúng dịch): Bác sĩ sẽ sử dụng thìa nhựa và một chiếc cọ nhỏ để lấy mẫu tế bào từ cổ tử cung để kiểm tra khả năng nhiễm trùng (thường dùng để phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung).
- 9. Tháo mỏ vịt
- 10. Thăm khám bằng hai tay: Bác sĩ sẽ đặt hai ngón tay vào bên trong âm đạo và dùng tay kia ấn nhẹ xuống trên các khu vực bên trong âm đạo để kiểm tra kích thước hoặc hình dạng của các cơ quan nếu chúng có thay đổi.
- 11. Đôi khi, bác sĩ có thể thăm khám trực tràng: Bác sĩ cho ngón tay đeo găng vào trực tràng để phát hiện khối u hoặc các bất thường khác.
- 12. Nói chuyện với bạn về kết quả các thăm khám và xét nghiệm.