Latest Post

Đừng vội mừng và cưới ngay nếu thấy chàng lúc nào cũng dành hết thời gian bên bạn hoặc coi gia đình mình là trên hết.

Có nhiều dấu hiệu đáng báo động khác mà các bạn gái coi nhẹ khi nhìn nhận qua đôi kính màu hồng của tình yêu, theo Yourtango. Nếu một chàng trai không có các đặc điểm dưới đây, đừng nên cưới:

Chàng có một công việc vững vàng và luôn làm việc chăm chỉ

Khi chúng ta tuổi teen, các chàng chơi trong ban nhạc nghiệp dư hay những anh lãng tử thật cuốn hút. Khi là phụ nữ trưởng thành, chúng ta cần nhiều hơn thế. Rõ ràng, đòi hỏi đàn ông phải gánh vác mọi trách nhiệm tài chính là điều không công bằng nhưng bạn cũng đừng liều gắn kết với anh chàng lêu lổng hay thất nghiệp triền miên. Bạn có đảm bảo là sau khi lấy vợ chàng sẽ chăm chỉ làm ăn, chăm lo cho gia đình?

"Việc xây dựng sự nghiệp cho thấy khả năng cam kết, có nỗ lực vượt qua các khó khăn và thể hiện sự phát triển các kỹ năng cá nhân. Nó cũng cho thấy người đàn ông đó có lòng tự trọng cao. Tất cả các đặc điểm này sẽ tác động tới mối quan hệ cũng như tình hình tài chính gia đình sau này", Jennine Estes, chuyên gia tâm lý, tác giả cuốn sách Relationships In The Raw phân tích.

Hãy thận trọng nếu thấy người đàn ông của mình luôn gặp trục trặc khi đi làm hay viện nhiều lý do để thất nghiệp cho tới khi tìm được "công việc hoàn hảo".


Ảnh minh họa: Chef Tales.

Anh ấy biết nấu ăn và dọn dẹp

Không cần phải tạo ra các món ngon cầu kỳ hay lau sàn nhà bóng lộn mà đơn giản là biết nấu cho mình ăn no và đủ chất, rửa bát sau khi ăn. Những kỹ năng đơn giản này không chỉ là khả năng tự phục vụ mà còn cho thấy người đó quan tâm tới việc tận hưởng cuộc sống và không quá lười.

Tuy nhiên, cũng đừng vội "sa thải" một anh chàng chưa biết cọ toilet hay thái hành nếu anh ấy sẵn sàng muốn học làm những việc này. Hãy cảnh giác nếu chàng luôn thoái thác làm phần việc của mình, trì hoãn "để ngày mai" hoặc nghĩ rằng chỉ phụ nữ mới phải giặt giũ, nấu nướng...

Chàng không sống phụ thuộc vào bố mẹ

Một anh chàng gần gũi với mẹ là điều hay nhưng nếu mẹ chàng luôn biết rõ hai bạn đi đâu, làm gì, ngồi giữa khi cả hai xem TV tại nhà thì lại không phải dấu hiệu tốt. Những người coi trọng gia đình thường dành thời gian chất lượng bên nhau, luôn lắng nghe và hỗ trợ lẫn nhau. Nhưng chỉ biết người thân của mình thì lại là câu chuyện khác.

Bạn cần nhớ rằng mỗi gia đình có truyền thống, giá trị sống và các ranh giới khác nhau nhưng một chàng trai phải hiểu rằng khi nào mình đã trưởng thành và phải tự quyết định được đời mình. 

Hãy cân nhắc chuyện tiến xa hơn trong mối quan hệ nếu thấy mẹ chàng luôn khó chịu mỗi lần hai bạn hẹn hò hay phần lớn các cuộc hội thoại của anh ấy là về các thành viên gia đình mình. Suy nghĩ "một giọt máu đào hơn ao nước lã" có thể sẽ là trở ngại cho tình cảm lâu dài của hai người. 

Chàng có cuộc sống riêng

Trong thế giới tràn ngập các thiết bị điện tử và đầy các trang hẹn hò như hiện nay, các đôi gắn với nhau như sam, luôn làm mọi việc cùng nhau là hình ảnh được mọi người xung quanh yêu thích và ngưỡng mộ. Nhưng dù gắn bó thế nào cũng nên có chút độc lập.

"Bạn càng đầu tư vào bản thân và xây đắp sự tự tin của mình thì mối quan hệ càng được củng cố. Việc mỗi người được ở một mình, có thời gian với bạn bè, sở thích riêng ngoài mối quan hệ giúp cả hai hào hứng khi trở lại bên nhau và chia sẻ những câu chuyện của bản thân", nhà tâm lý Esters nói.

Hãy cân nhắc kỹ lưỡng nếu ở bên anh chàng không phân biệt được giữa phụ thuộc lẫn nhau với tình yêu, chẳng có bất cứ sở thích hay niềm đam mê riêng nào hoặc luôn hy sinh "thời gian một mình" của bản thân để giữ chân bạn.

Nếu bạn hay mua sắm bốc đồng thì chẳng có gì khó hiểu khi số tiền tích lũy được mãi vẫn cỏn con. 

Độc lập về tài chính là điều quan trọng giúp phụ nữ làm chủ cuộc sống. Tuy nhiên, nếu mắc các lỗi phổ biến dưới đây, bạn có thể mãi nghèo và luôn bị phụ thuộc vào người khác, theo Bright Side:

Không có kế hoạch rõ ràng


Phụ nữ cố gắng kiểm soát chi tiêu: Tính từng đồng lẻ khi đi siêu thị, ghi lại các khoản chi hằng ngày và thậm chí trách móc chồng nếu anh xã không làm giống mình.

Việc bạn cố gắng quản các chi phí như vậy là tốt nhưng quan trọng hơn là cần có kế hoạch rõ ràng và tìm cách phân phối thu nhập cho khôn ngoan. Nên chuyển ngay ít nhất 10% lương vào tài khoản tiết kiệm và tiêu số còn lại theo kế hoạch mỗi tháng. Điều này sẽ giúp bạn không phải quá thắt lưng buộc bụng suốt tháng và có khoản tích lũy tăng dần.

Hiểu sai về con đường dẫn tới giàu có


Người phụ nữ nào cũng biết 101 cách tiết kiệm tiền. Nhưng bạn không thể cắt giảm các chi phí quá mức. Những đồ rẻ tiền sẽ nhanh hỏng, phải mua mới hoặc sửa chữa, gây tốn kém thêm.

Khi cố gò mình vào một khuôn khổ, người ta rút cục sẽ có lúc phá rào hay không thể vượt qua được giới hạn nào đó. Vì vậy khi thiếu hụt tài chính, tốt hơn là nghĩ cách tăng thu nhập. 

"Tất cả những gì của em là của anh"


Tiền tiết kiệm của gia đình nằm trong ngân hàng, chồng góp cho vợ một khoản chi phí sinh hoạt và hầu hết các tài sản đều đứng tên chồng. Nếu bạn thấy tình huống này giống với mình thì đó là dấu hiệu cho thấy có sự phụ thuộc về tài chính.

Trong trường hợp này, bạn có thể học được rất nhiều từ chính người chồng: Đừng quên tiết kiệm cho cá nhân. Ngân sách gia đình là cần thiết nhưng không nên đặt tất cả các nguồn thu của mình vào đó.

Liên tục hy sinh nhu cầu của bản thân 


Các nhà xã hội học Anh đã vô cùng ngạc nhiên trước kết quả nghiên cứu của họ cho thấy phụ nữ độc thân giàu hơn các chị em đã lập gia đình, dù có cùng thu nhập. Điều đó thật buồn nhưng lại là thực tế: Chúng ta thường dồn mọi thứ cho gia đình và từ chối mua những món dù nhỏ bé cho bản thân. Hành động này không phổ biến ở đàn ông như với phụ nữ. Dù độc thân hay có vợ, nam giới thường luôn dành riêng khoản cho chi phí cá nhân. Phụ nữ cũng nên học điều này.

Không thể cưỡng lại những lời rủ rê


Đồng nghiệp rủ bạn góp 100.000 đồng cho bữa tiệc cơ quan, còn bạn bè mời bạn đi chơi tối ở một nơi thú vị. Liên tục chấp nhận những lời mời như thế có thể phá vỡ ngân sách. Có nhiều cách để giải quyết vấn đề này. Đầu tiên, bạn có thể đưa ra lý do chính đáng để cáo lui. Tuy nhiên, nhiều người lại lý luận rằng không thể chỉ vì tiết kiệm ít tiền mà khiến hình ảnh của mình xấu đi trong mắt mọi người. Thực sự nói dễ hơn làm nhưng rõ ràng tiêu nhiều tiền chỉ để làm hài lòng người khác chẳng phải điều hay. Hãy nhớ: Chi quá mức là con đường ngắn dẫn tới nghèo mãi.

Mua sắm bốc đồng


Rất nhiều phụ nữ công sở thích giải khuây bằng việc mua sắm. Hãy chú ý: Bạn sẽ chẳng nhận ra giây phút khi mua đồ biến thành một cơn nghiện. Nói chung bạn có thể giải tỏa stress và khích lệ bản thân bằng một món đồ mình vẫn hằng mơ ước. Tuy nhiên, mua sắm mọi thứ theo cảm hứng sẽ khiến bạn dễ rơi vào những cái bẫy của người bán, bao gồm giảm giá, khuyến mãi. 

Theo VNE

Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh cụ thể. 

Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất giúp bảo vệ trẻ hạn chế mắc bệnh, đồng thời tránh xảy ra các vụ “đại dịch” ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và tiền bạc của cả cộng đồng.

1. Vắc-xin là gì?

Theo Wikipedia, Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một (số) tác nhân gây bệnh cụ thể.

Các nghiên cứu mới còn mở ra hướng dùng vắc-xin để điều trị một số bệnh (vắc-xin liệu pháp, một hướng trong các miễn dịch liệu pháp). Thuật ngữ vắc-xin xuất phát từ vaccinia, loại virus gây bệnh đậu bò nhưng khi đem chủng cho người lại giúp ngừa được bệnh đậu mùa (tiếng Latinh vacca nghĩa là "con bò cái"). Việc dùng vắc-xin để phòng bệnh gọi chung là chủng ngừa hay tiêm phòng hoặc tiêm chủng, mặc dù vắc-xin không những được cấy (chủng), tiêm mà còn có thể được đưa vào cơ thể qua đường miệng.

2. Vì sao cần tiêm vắc-xin cho trẻ?

Xem thêm: 14 loại vắc-xin mà cha mẹ bắt buộc phải tiêm cho trẻ

Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất giúp bảo vệ trẻ hạn chế mắc bệnh, đồng thời tránh xảy ra các vụ “đại dịch” ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và tiền bạc của cả cộng đồng.

Lợi ích của tiêm vắc-xin

Trước khi vắc xin tiêm chủng được phát minh đã có rất nhiều trẻ em bị tử vong bởi bạch hầu, uốn ván, ho gà, lao, viêm màng não, viêm não Nhật Bản… Từ khi khoa học tìm ra được vắc xin, các tác nhân gây bệnh ở trẻ dù không mất hẳn đi nhưng trẻ lại được bảo vệ tốt hơn và tránh được nhiều bệnh tật tấn công hơn.


Tiêm phòng là cách để cha mẹ bảo vệ con khỏi những tác nhân gây bệnh

Tiêm vắc xin mặc dù không thể bảo vệ trẻ tránh được bệnh tật hoàn toàn nhưng nó được đánh giá là phương pháp tốt nhất giúp giảm thiểu các bệnh nguy hiểm ở trẻ. Tiêm phòng là cách để cha mẹ bảo vệ con khỏi những tác nhân gây bệnh, phòng ngừa bệnh tật và giảm thiểu mức thấp nhất tỷ lệ tử vong do bệnh tật ở trẻ em.

Trong trường hợp, khi trẻ đã tiêm phòng nhưng vẫn bị bệnh thì bệnh sẽ nhẹ hơn và tránh được nguy hiểm cho con. Hơn nữa, các bác sĩ cũng sẽ có phác đồ điều trị hiệu quả và trẻ sẽ nhanh chóng phục hồi hơn.

Nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, khí hậu quanh năm ẩm ướt tạo môi trường cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi phát triển và gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho mọi người. Vì thế, tiêm vắc xin phòng bệnh là điều mà cha mẹ cần thiết phải làm để bảo vệ con khỏi bệnh tật.

Nên cho trẻ tiêm phòng những bệnh gì?

Hiện nay, ở nước ta đã có vắc xin phòng ngừa cho trên 20 căn bệnh truyền nhiễm. Và trong số đó đáng kể hơn cả là chương trình tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi để phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, lao, viêm gan siêu vi B. Ngoài ra, chương trình còn áp dụng tiêm phòng miễn phí cho bệnh thương hàn, viêm não Nhật Bản B và tả…

Bên cạnh đó, còn có những vắc xin phòng các bệnh khác rất cần thiết đối với trẻ em như: Vắc xin phòng viêm não, viêm màng não mủ do vi trùng, viêm màng não nước trong do virus, viêm màng não mô cầu type A+C, viêm gan A, B, thủy đậu, trái rạ, cúm A, quai bị, rubella, dại...

Tùy thuộc vào từng bệnh khác nhau mà thời gian tiêm phòng cũng như khoảng cách giữa hai lần tiêm cũng khác nhau. Cha mẹ nên đến cơ sở y tế để tìm hiểu thêm thông tin và được tư vấn để có thể tiêm phòng đúng thời hạn và lịch trình cho con.

Cần cho trẻ tiêm đúng hẹn, đúng lịch

Theo các chuyên gia, đa số trường hợp trẻ đã được tiêm vắc xin nhưng vẫn bị nhiễm bệnh là do trẻ không được tiêm đúng hẹn và đủ liều. Để giảm tình trạng đã tiêm vắc xin rồi mà vẫn bị mắc bệnh, cần cho trẻ tiêm đầy đủ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. 

Trẻ em nếu được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch trình, hiệu quả ngừa bệnh đạt tới 90%


Trẻ em nếu được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch trình, hiệu quả ngừa bệnh đạt tới 90%. Riêng với trẻ sơ sinh khả năng phòng bệnh cao hơn rất nhiều.

Như vậy tiêm phòng có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe và sự phát thể chất của trẻ. Việc cho trẻ tiêm phòng đầy đủ là điều mà cha mẹ nên làm cho em bé của mình.

Tiêm phòng là việc làm cần thiết để giúp trẻ phòng tránh được nhiều bệnh tật. Nhưng nhiều bà mẹ tỏ ra lo lắng và không biết có bao nhiêu loại vắcxin trẻ cần được tiêm phòng. Bài viết dưới dây có thể giúp các mẹ giải đáp các thắc mắc về việc tiêm bao nhiêu loại vắcxin cho con.





Các loại vắc-xin cần tiêm phòng cho trẻ

1. Vắc-xin ngừa bệnh lao

Tiêm vắc-xin BCG cho trẻ nhỏ có thể phòng được lao màng não và các thể lao nặng khác ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tất cả trẻ em dưới 12 tháng tuổi đều cần phải được tiêm phòng bệnh lao, càng sớm càng tốt sau khi sinh.

Những phản ứng hiếm gặp gồm: Sưng hoặc áp xe tại chỗ tiêm. Sưng hạch có thể gây mủ, xảy ra trong vòng 2- 6 tháng sau khi tiêm, tại cùng một bên người với chỗ tiêm chủng.

Sưng hạch hoặc áp xe thường xảy ra do tiêm không đảm bảo vô trùng hoặc tiêm quá nhiều vắc-xin, nhưng phổ biến nhất là do thay vì tiêm trong da thì lại tiêm dưới da. Hoãn tiêm đối với trẻ: đẻ non cân nặng dưới 2,5kg, trẻ đang bị sốt, bị bệnh truyền nhiễm cấp tính và bị viêm da có mủ.

Có rất ít phản ứng nặng sau tiêm BCG. Có khoảng 1/1.000.000 trường hợp bị nhiễm lao sau tiêm BCG, hay xảy ra ở những trường hợp nhiễm HIV hoặc những trường hợp thiếu hụt miễn dịch nặng.

Xem thêm: Tiêm mũi vắc xin phòng lao cho trẻ sơ sinh

2. Vắc-xin ngừa thủy đậu

Bệnh thủy đậu, là loại bệnh phát ban rất dễ lây ở trẻ do virus thủy đậu gây ra. Bệnh thủy đậu có thể gây ra nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm khác. Thường trẻ bị thủy đậu có thể dẫn đến bị bệnh zona, một bệnh phát ban phồng rộp rất đau đớn.

Loại vắc-xin phòng bệnh này được tiêm chủng cho trẻ tốt nhất ở độ tuổi 12 đến 15 tháng và nhắc lại vào độ tuổi giữa 4 và 6 tuổi.

Đối với trẻ nhạy cảm, triệu chứng thường thấy khi tiêm vắc-xin là sốt hay phát ban nhẹ.

Đọc thêm: 

Nên tiêm vắc xin ngừa thủy đậu nào: Varivax (Mỹ) hay loại của Bỉ

Trẻ tiêm mũi vắc xin ngừa thủy đậu khi nào, ở đâu, giá bao nhiêu

3. Vắc-xin phòng ngừa virus Rota (RV)

Thuốc chủng ngừa vi rút rota (RV); (tên thuốc RotaTeq, Rotarix) – một loại virut gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ được trao cho trẻ em ở 2 và 4 tháng tuổi (RotaTeq được tiêm cho trẻ vào lúc 6 tháng.) Thuốc chủng này được sản xuất ở dạng lỏng và là dạng thuốc uống. Nó có thể làm cho trẻ khó chịu hơn một chút và cũng có thể gây tiêu chảy nhẹ hoặc nôn mửa.

4. Vắc-xin viêm gan A

Trẻ em có thể bắt viêm gan A từ đồ ăn hay thức uống hoặc khi ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc đưa các vật nhiễm khuẩn vào miệng. Đây là bệnh do virus gây tổn hại đến gan với một số triệu chứng gồm sốt, mệt mỏi, vàng da, và chán ăn.

Trẻ em tuổi từ 12 đến 23 tháng tuổi thường được tiêm hai liều thuốc chủng ngừa viêm gan A, với một khoảng thời gian cách nhau tối thiểu là sáu tháng giữa các mũi tiêm.

Đau nơi tiêm, đau đầu, và chán ăn là những tác dụng phụ thường gặp nhất của loại vắc-xin này.

Xem thêm: AVAXIM – Vắc xin phòng viêm gan A

5. Human papillomavirus (HPV) – Vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung

Human papillomavirus (HPV) chủng ngừa (tên thuốc Gardasil, Cervarix) được đưa ra tiêm cho trẻ ba liều trong thời gian 6 tháng, và được chấp thuận cho các em gái ở độ tuổi từ 9 đến 26 là tốt nhất.

Loại vắc-xin này bảo vệ trẻ chống lại hai loại vi rút lây truyền qua đường tình dục nguyên nhân phổ biến gây bệnh ung thư cổ tử cung.

6. Vắc-xin phòng ngừa viêm màng não (MCV4)

Vắc-xin bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn viêm màng não – bênh phổ biến có thể lây nhiễm ở các màng quanh não và tủy sống.

MCV4 có tác dụng tốt nhất khi trẻ được tiêm ở độ tuổi 11 hoặc 12 tuổi. Khi tiêm vắc-xin này, tác dụng phụ thường thấy là cảm giác đau nhức ở chỗ tiêm.

Xem thêm: Tiêm vắc xin viêm màng não mô cầu AC, BC ở đâu, khi nào, giá bao nhiêu

7. Vắc xin 5 trong 1

Đây là loại vắc–xin đã được WHO tiền kiểm định với chỉ một mũi tiêm nhưng phòng được tất cả các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não mủ (Hib)), thay cho việc phải sử dụng nhiều mũi tiêm ngừa như hiện nay trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Với vắc-xin 5 trong 1, phản ứng thường gặp là phản ứng tại chỗ tiêm, khoảng 10% có sốt hơn 38 độ C. Riêng với bệnh do Hib, các nghiên cứu cũng cho thấy nếu trẻ được tiêm đủ mũi vắc-xin Hib sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh do Hib ở trẻ nhỏ tới trên 90%.

Vắc-xin này được tiêm mỗi tháng một mũi cho trẻ kể từ khi trẻ được 2-4 tháng tuổi, mũi thứ tư nhắc lại khi trẻ khoảng 18 tháng tuổi.

Tìm hiểu về vắc xin 5 trong 1




Vắc xin Quinvaxem 5 trong 1

8. Vắc-xin MMR (sởi, quai bị, rubella)

Vắc-xin MMR giúp trẻ phòng ngừa bệnh sởi (gây sốt cao và phát ban ở trẻ nhỏ); quai bị (gây sưng mặt, sưng tuyến nước bọt, sưng ‘cậu nhỏ’ của bé trai); rubella (còn gọi là bệnh sởi Đức) (có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho trẻ).

Bạn nên tiêm cho trẻ liều vắc-xin MMR đầu tiên khi trẻ 12 – 15 tháng tuổi và tiêm liều thứ hai khi trẻ 4 – 6 tuổi.

Đôi khi, vắc-xin MMR có thể được tiêm kết hợp cùng vắc-xin ngừa thủy đậu.

9. Vacxin phòng tránh bại liệt (IPV)

Bại liệt có thể gây tê liệt và thậm chí tử vong cho trẻ. Thuốc chủng ngừa bệnh bại liệt là một thành côngbởi vì vắc-xin loại trừ hoàn toàn các loại vi rút gây bệnh bại liệt ở trẻ.

Trẻ em nên được tiêm IPV ở độ tuổi 2 tháng, 4 tháng, 6 đến 18 tháng tuổi và sau đó tiêm nhắc lại một lần nữa trong độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi.

10. Vacxin ngừa viêm gan B

Trẻ sơ sinh cần phải được tiêm ngay sau khi sinh 24h, và nhận được một liều lượng tương tự từ khi được 1 đến 2 tháng tuổi và một phần ba liều tương tự vào lúc 6 đến 18 tháng tuổi.

Thuốc chủng ngừa này bảo vệ trẻ chống lại virus viêm gan B – virus lây lan qua tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể (bàn chải đánh răng chia sẻ và một vài dụng cụ, đồ dùng cá nhân).

Triệu chứng khi trẻ tiêm thuốc thường gặp phải khi tiêm loại thuốc này là đau ở vết tiêm, hay sốt nhẹ.

Xem thêm: ENGERIX B – Vắc xin phòng Viêm gan B

11. Vacxin DTaP

Thuốc chủng ngừa DTaP bảo vệ trẻ chống lại bệnh bạch hầu (một loại vi khuẩn có thể tạo khiến cổ họng của trẻ biến thành màu xám hoặc đen), bệnh uốn ván (một bệnh nhiễm trùng có thể gây co thắt cơ bắp rất mạnh khiến trẻ có thể phá vỡ xương), và ho gà (một căn bệnh rất dễ lây gây ra nghiêm trọng , không thể kiểm soát ho, được biết đến như ho gà).

Năm liều vắc-xin cho trẻ em tại các độ tuổi 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng, 15 đến 18 tháng, và 4 đến 6 tuổi. (Và tiêm nhắc lại ở độ tuổi 11 hoặc 12 và sau đó cứ mỗi 10 năm.)

12. Vắc xin Haemophilus cúm B (Hib)

Haemophilus cúm B là loại vi khuẩn gây viêm màng não biểu hiện mức viêm bao quanh não và tủy sống, là đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em dưới 5 tuổi.

Vắc-xin Hib được khuyến khích tiêm cho trẻ trong độ tuổi 2, 4, 6, và 12 đến 15 tháng tuổi. Sốt, sưng và tấy đỏ tại nơi tiêm là tác dụng phụ tthường gặp khi trẻ tiêm loại vắc xin này.

13. Vacxin ngăn ngừa bệnh cúm

Mỗi năm, tiêm chủng phòng ngừa bệnh cúm cho trẻ nên được bắt đầu vào mùa thu, khi trẻ được 6 tháng tuổi hoặc hơn.

Trẻ có thể bị đau nhức, sưng tấy ở chỗ tiêm, sốt nhẹ… khi tiêm vacxin phòng ngừa cúm.

Mẹo nhỏ: Nếu con bạn bị dị ứng trứng, bạn không nên tiêm vacxin phòng cúm cho bé vì bé có thể sẽ dị ứng với vacxin này.

Xem thêm: Tiêm phòng vắc xin ngừa cúm cho trẻ em và người lớn ở đâu

14. Phế cầu khuẩn liên hợp (PCV)

Loại vacxin này được biết đến với tên gọi PCV 13 ( tên thường gọi là Prevnar 13). Vacxin bảo vệ trẻ chống lại virus gây viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng máu… những virus có thể dẫn đến tử vong cho trẻ nhỏ.

Với vacxin này, có tổng cộng 4 mũi tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi và 12 – 15 tháng tuổi.

Tác dụng phụ sau khi tiêm thường gặp ở trẻ là buồn ngủ, tấy sưng ở chỗ tiêm, sốt nhẹ hoặc trẻ cau có, khó chịu.

Xem thêm: Có nên tiêm vắc xin phế cầu?

Để theo dõi sự phát triển của trẻ có bình thường và khỏe mạnh hay không thì một điều đơn giản là so sánh bảng cân nặng và chiều cao của con bạn với tiêu chuẩn. Tặng mẹ bảng so sánh các chỉ số của con cùng mẹo để đo đạc chính xác nhất cân nặng, chiều cao bé.

Nguyên tắc cơ bản của các chỉ số tăng trưởng cân nặng

Trọng lượng của một em bé sinh đủ tháng bình thường khoảng 2,9 -3,8kg.

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, mức tăng trung bình một tháng ít nhất 600 gram hoặc 125 gram mỗi tuần. Lớn hơn 6 tháng tuổi, bé tăng trung bình 500 gram/tháng..

Trong năm thứ hai sinh, tốc độ tăng trưởng cân năng trung bình của trẻ là 2,5-3kg

Sau 2 năm tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm là 2kg cho đến tuổi dậy thì.




Mẹo nhỏ khi cân con

1 Khi đo trọng lượng cho các bé để chuẩn nhất mẹ nên đo sau khi bé đi tiểu hoặc đại tiện.

2 Đừng quên trừ trọng lượng của quần áo và tã (khoảng 200-400 gram)

3 Trong vòng một năm đầu mẹ nên cân bé mỗi tháng một lần.

4 Các bé trai sẽ có cân nặng nhỉnh hơn bé gái, mẹ không cần quá lo lắng.

Nguyên tắc cơ bản của các chỉ số tăng trưởng chiều cao

Em bé mới sinh dài trung bình 50cm

Chiều cao của bé phát triển nhanh nhất trong năm đầu tiên. Từ 1-6 tháng, mức tăng trung bình hàng tháng là 2,5 cm, 7-12 tháng tăng 1,5 cm/ tháng.

Năm thứ 2, tốc độ tăng trưởng chiều dài của em bé bắt đầu chậm lại, tốc độ tăng trưởng mỗi năm chỉ được 10-12 cm.

Từ 2 tuổi cho đến trước tuổi dậy thì, chiều cao của bé tăng bình quân 6-7 cm mỗi năm.

Mẹo nhỏ khi đo chiều cao con

1 Luôn nhớ bỏ giày, mũ nón cho con trước khi đo

2 Chiều cao của trẻ đo chính xác nhất vào buổi sáng.

3. Bé dưới 3 tuổi có thể đo ở tư thế nằm ngửa

4 Các bé trai sẽ có chiều cao nhỉnh hơn bé gái, mẹ không cần quá lo lắng.

(Theo Khám phá)

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.