Latest Post

Nhiều chị em cảm thấy tự ti, cho rằng khi mình mang thai trông rất xấu xí. Hãy yên tâm rằng thực ra khi mang thai mẹ bầu cũng rất xinh đẹp và quyến rũ theo cách rất riêng. Với bí quyết giúp mẹ bầu làm đẹp khi mang thai, mẹ bầu có thể cảm nhận được vẻ đẹp thực sự của bản thân đó. Nào các mẹ bầu hãy cùng phunuvacuocsong.info tìm hiểu về cách làm đẹp cho bản thân nhé.

1. Trang phục đơn giản



Đừng ăn mặc quá cầu kỳ, lòe loẹt với quá nhiều phụ kiện khi mang bầu. Bạn nên chọn những trang phục với những đường nét đơn giản, sáng màu và không theo phong cách cổ điển. Hoặc nên chọn cho mình những bộ đồ đồng màu, có thể kèm theo một chiếc khăn hoa hoặc đồ trang sức hơi “nghịch ngợm” một chút.

2. Làm nổi bật những điểm tích cực:

Các bà bầu nên biết rằng, thân hình phụ nữ khi mang bầu trông rất gợi cảm. Nên bạn hãy tự tin với cơ thể mình bằng cách mặc những bộ đồ có phần cổ khoét sâu một chút để “khoe” vòng một đầy đặn, quyến rũ hay một cái áo cánh bó sát. Trông bạn sẽ rất tuyệt!



3. Thay đổi kiểu tóc:

Hãy thay đổi kiểu tóc mới để phù hợp với cơ thể “mới” của bạn.

Nếu trước đây bạn sở hữu một mái tóc dài, hãy cắt ngắn để tiện chăm sóc và để thu hút sự chú ý đến đôi mắt và khuôn mặt.

Nếu bạn có một mái tóc ngắn hoặc độ dài trung bình, hãy nuôi dài để thi thoảng có thể cuốn tóc lên hoặc kẹp tóc tạo kiểu.


4. Dáng đi cũng phải “đẹp”:

Với những thay đổi lớn về cân nặng cũng như trọng lượng, dáng đi của bạn có vẻ như hơi “lừ đừ” trong suốt giai đoạn bầu bí. Tránh xu hướng đẩy hông của bạn về phía trước và đẩy vai thõng xuống, hoặc “ưỡn” bụng ra phía trước, đẩy vai về phía sau khi bạn đi bộ. Bạn nên giữ cho hông và vai thẳng khi đi bộ, giữ cho lưng thẳng bằng cách kê một chiếc gối phía sau khi bạn ngồi.

5. Bảo vệ da:


Dưỡng ẩm hàng ngày và nhẹ nhàng tẩy tế bào chết cho làn da của bạn một hoặc hai lần một tuần để giữ cho làn da của bạn sáng và mịn. Đây là giai đoạn da của bạn cần được bảo vệ kĩ càng hơn bao giờ hết. Do đó, hãy thoa kem chống nắng nhẹ lên mặt và bất cứ bộ phận nào trên cơ thể có nguy cơ bị tiếp xúc với ánh nắng mỗi khi bạn ra ngoài để tránh tia cực tím.

 Trong thời gian khi phụ nữ mang thai thì chế độ dinh dưỡng phù hợp góp phần đóng vai trò rất quan trọng cho thai nhi. Việc ăn uống không đủ chất hay ăn những thực phẩm không tốt cho thai cũng có thể làm làm ảnh hưởng tới sức khỏe, cân nặng em bé sau khi sinh sau này. Chính vì vậy việc lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho bà bầu là điều rất cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe của thai nhi cũng như sức khỏe của bạn 1 cách tốt nhất. 


             
Nhằm giúp con có tiền đề để phát triển toàn diện các bà mẹ nên chú trọng vào việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho bà bầu, và tất nhiên là không thể thiếu các dưỡng chất sau đây :

1. Quả sung



-   Đây là nguồn canxi và chất xơ tuyệt vời. Một phần sung chứa tới 5g chất xơ và cung cấp đủ  ¼  nhu cầu can xi thiết yếu của bà bầu/ ngày.

-  Ngoài ra, sung còn chứa kali, phốt pho và magiê và sung chứa nhiều sắt nên giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

2. Tỏi tây

- Tỏi tây là một loại rau giàu vitamin và khoáng chất. Có khoảng 55 mlg canxi/89g tỏi tây giúp cung cấp đủ lượng canxi cho sự phát triển xương của em bé.

- Mỗi khẩu phần tỏi tây cũng có khoảng 60mlg folate và 0,2 mlg vitamin B6 giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng từ carbonhydrate,  chất béo và protein. 

3. Atisô 



- Atisô cũng là nguồn chất sắt thực vật rất tốt cho bà bầu. Mỗi nụ hoa atisô đã nấu có khoảng 1 mg chất sắt, cung cấp đủ 12% nhu cầu chất sắt. 

- Atisô cũng chứa folate (khoảng 100 mg/nụ hoa), giúp phòng ngừa dị tật thai nhi và tăng hấp thụ protein. 

- Ngoài ra, atisô cũng chứa nhiều chất xơ giúp bà bầu cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa xảy ra trong suốt thai kỳ, đặc biệt là bệnh táo bón.

4. Hạt bí đỏ



- Cung cấp protein giúp phục hồi các cơ của bạn trong suốt quá trình mang thai, bao gồm các cơ tử cung, lưng, bụng và hông. 

- Ngoài ra, hạt bí đỏ còn có chứa natri, kali, phốt pho, canxi và nhiều chất khoáng thiết yếu khác. Trong đó, 1 khẩu phần 32g hạt bí đỏ có giúp cung cấp hơn 25% lượng magiê/ngày cho bà bầu và 64g bí đỏ có chứa khoảng 2 mg sắt.

Hạt bí đỏ rất có nhiều dinh dưởng tốt cho mẹ bầu

5. Rau húng

- Rau húng là một loại rau thơm quen thuộc hàng ngày, nhưng nó cũng rất tốt cho bà bầu. Rau húng tươi chứa protein, vitamin E, riboflavin, niacin, cộng với chất xơ, vitamin A, vitamin C, vitamin K, vitamin B6, magiê, phốt pho, kali, kẽm, đồng và mangan. 

- Bên cạnh đó, rau húng cũng chứa sắt, tốt cho việc hấp thụ năng lượng, canxi tốt cho xương và răng và folate tốt cho quá trình phát triển của thai.

6. Cá trích

- Cá trích có chứa axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA) (cũng có trong dầu cá và rong biển) rất tốt cho sự phát triển của trẻ trong bụng mẹ. 

- Cá trích không chứa thủy ngân như nhiều loại hải sản khác nên rất an toàn cho cả mẹ và bé. Chỉ với 2g DHA từ cá trích mỗi ngày, mẹ có thể yên tâm rằng não bộ của bé được phát triển vượt trội để con không bị mắc các bệnh về não và thông minh hơn.

Hy vọng những thông tin bổ ích trên có thể giúp các chị em tìm được chế độ dinh dưỡng thích hợp cho mình trong những tháng thai kì.

Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé.  Bởi vậy mẹ bầu rất cần chú ý chế độ ăn để thai nhi phát triển tốt trong thời kỳ này.  

Bài viết Những thực phẩm mẹ bầu không nên ăn khi mang thai tháng thứ 3 sẽ giúp mẹ bầu thay đổi một số thói quen và sở thích ăn uống không tốt. 


1. Thức ăn vặt

Đồ ăn vặt tạo ra nhiều tác hại cho cơ thể bạn. Những món ăn vặt đầy chất béo, giàu mỡ và lượng calo cao như pizza, kẹo và những món chiên cũng có thể làm phiền bạn vì phải đi tiêu nhiều hơn. Đồ ăn vặt cũng chứa lượng đường và chất béo bất thường rất có hại cho cơ thể mẹ bầu.

2. Hải sản

Một trong những lý do quan trọng nhất để tránh ăn hải sản là lượng thủy ngân chứa trong đó. Thủy ngân là một chất rất độc có hại được tìm thấy trong hải sản khiến thai nhi suy yếu và làm giảm quá trình phát triển của bé. Do đó cần tránh xa hải sản trong chế độ ăn hàng ngày ở tháng thứ 3 của thai kỳ. Nên hạn chế một vài loại cá như cá ngừ, sò, cá hun khói và sushi càng nhiều càng tốt.

3. Những thực phẩm đóng hộp

Bất cứ loại thực phẩm đóng hộp vào cũng có hại cho sự phát triển của bé. Đồ đóng hộp chứa các hương vị nhân tạo, chất bảo quản với hàm lượng đường và muối cao. Chất bảo quản luôn độc hại để sử dụng và gây ra nhiều tác dụng phụ hơn nữa trong thai  kỳ.

4. Những sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng.

Trong giai đoạn quan trọng này, hãy bảo vệ bản thân và bé khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng và ngộ độc thực phẩm bằng cách chỉ sử dụng các sản phẩm từ sữa tiệt trùng. Pho mát mềm nên được thay thế bằng việc cố gắng sử dụng những sản phẩm được làm từ sữa tự làm.

5.  Cà phê và trà

Caffeine rất có hại cho bé bởi nó có thể ảnh hưởng đến nhịp tim bằng cách đi qua nhau thai. Nó cũng làm tăng huyết áp và nhịp tim của bạn trong thời kỳ mang thai. Nên tránh điều này trong chế độ ăn uống ở 3 tháng đầu thai kỳ vì cà phê và trà có thể gây ra tác dụng phụ.

6. Đồ ăn cay

Ăn nhiều đồ ăn cay như ớt, mù tạt, tiêu... có thể gây ra hiện tượng sinh non, dễ sảy thai.



Mang thai là một quá trình gian nan của người mẹ mà không phải ai cũng thấu hiểu được. Biết  được điều đó, sức khỏe của mẹ bầu trước khi mang thai là vô cùng quan trọng. 

Vậy cần bổ sung dưỡng chất gì trước khi mang thai để có một thai kì khỏe mạnh nhất. dưới đây là các loại dưỡng chất bắt buộc mẹ bầu phải bổ sung khi mang thai :

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\13220991_1367301249965520_7797290948646972425_n.jpg

1. Protein: Có vai trò cấu thành nên cơ thể thai nhi, ảnh hưởng lớn tới sự hình thành và phát triển trí não của thai nhi. Có nhiều trong thịt gà, trứng, sữa, cá…

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\top-5-thuc-pham-giam-mo-bung-theo-chuyen-gia.jpg


2. Chất béo: Cung cấp nhiệt lượng cho cơ thể thai phụ. Có nhiều trong lạc, vừng, dầu, mỡ…

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\muon-co-thai-nhanh-2.jpg


3. Axit folic: Giảm nguy cơ bị khuyết tật bẩm sinh hệ thần kinh và cột sống ở trẻ sơ sinh. Có nhiều trong vừng, lạc, súp lơ xanh, măng tây, quả bơ, cà chua, cam, bưởi…

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\thuc-pham-giau-axit-folic.jpg

4. Kali: Ổn định tim mạch, phòng chống cao huyết áp, tốt cho thai phụ bị huyết áp cao. Có nhiều trong chuối, cam, dưa hấu, lê, cà rốt, gan lợn, lưỡi lơn, cật, thịt bò…

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\kali1_kienthuc_iaxm.jpg

5. Kẽm: Giảm nguy cơ sẩy thai, đẻ khó và thai chết lưu. Có nhiều trong sò, củ cải, cùi dừa già, đậu hà lan, đậu nành, lòng đỏ trứng gà, thịt lợn, thịt bò, khoai lang, đậu phộng…

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\thuc-pham-giau-kem.jpg

6. Magie: Giảm hiện tượng chuột rút khi mang thai, tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi. Chứa nhiều trong lúa mì, đậu các loại, thịt, hải sản, các sản phẩm từ sữa bò, sôcôla, hạt dẻ, dưa hấu, chè, cà phê, đậu nành, bắp cải xanh, bắp cải tím, vừng...

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\images.jpg

7. Sắt: Là thành phần không thể thiếu trong việc sản sinh hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu. Chứa nhiều trong thịt đỏ, thịt bò, thịt gà, trứng, sò, trai, mộc nhĩ, nấm hương…

C:\Users\Tuan\Downloads\phu nu\thuc-pham-co-chua-nhieu-sat-cho-ba-bau.jpg


8. Ngoài ra cần bổ sung các vitamin A,B,C,D: Giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, chống loãng xương, tránh việc còi xương ở trẻ, hạn chế tình trạng xuất huyết ở mẹ bầu… Các vitamin chứa nhiều trong các loại rau xanh và hoa quả tươi.

Phụ nữ khi mang thai tháng thường có rất nhiều thay đổi trong cơ thể như: buồn nôn, mệt mỏi, tâm trạng lo âu sợ hãi... trong đó có triệu chứng đau lưng. Vậy tại sao lại có hiện tượng đau lưng khi mang thai và làm thế nào để khắc phục? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay.


Nguyên nhân:

-   Đau lưng là triệu chứng phổ biến khi mang thai do tử cung và bụng to lên chèn vào cột sống, các cơ cột sống vùng thắt lưng giãn ra quá mức hoặc do giãn khớp cột sống.

-   Trong suốt thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ tiết ra các hoóc-môn làm căng các dây cơ bụng và giảm hoạt động của các dây chằng ở vùng thắt lưng và xương chậu.

-   Phần lớn thai phụ có biểu hiện đau lưng ở những tháng cuối thai kỳ, nhưng cũng có một số thai phụ cảm thấy đau ngay từ những tháng thứ 3 - 4.

-   Cơn đau lưng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào khi thay đổi tư thế, nhất là khi đang nằm ngủ rất khó xoay người.

-  Nếu như thai phụ không được chăm sóc tốt về dinh dưỡng, lao động quá sức, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, vận động sai tư thế,…cũng làm cho các cơn đau lưng nặng hơn.

Biện pháp:

-  Cần có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng.

-  Hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu. Tư thế ngồi phải thật vững sao cho hai chân có thể nâng lên nhẹ nhàng.

-  Nên nằm nghiêng để tránh đau lưng khi mang thai.

-  Không khiêng, nhấc vật nặng. Khi lên xuống cầu thang nên đặt hai chân trên một bậc rồi mới bước tiếp. Tránh thay đổi tư thế đột ngột.

-  Nên chọn quần áo thoáng rộng dễ mặc, giày đế bằng, quai dễ xỏ… Khi mặc quần áo, mang giày… cần ngồi xuống hoặc đứng có chỗ dựa.

- Giữ ấm cơ thể và vùng lưng. Tắm nước ấm cũng là cách giúp bạn giảm bớt cơn đau khó chịu.

- Nếu có biểu hiện đau tăng, đau âm ỉ kéo dài, thai phụ cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa sản để khám và được tư vấn điều trị.

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.