Các yếu tố tăng khả năng thành công khi thụ tinh trong ống nghiệm
Thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization – IVF) là kỹ thuật điều trị vô sinh – hiếm muộn, trong đó, tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ sẽ được thụ tinh trong phòng thí nghiệm để tạo thành phôi.
Sau một thời gian nuôi cấy bên ngoài (thường 2-5 ngày), phôi sẽ được đưa trở lại buồng tử cung của người vợ.
Bên cạnh đặc điểm riêng của từng trường hợp, khả năng thành công của thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật thực hiện, công nghệ nuôi cấy phôi và cả yếu tố tâm lý.
Khi hiểu rõ các yếu tố chủ quan và khách quan có thể tăng khả năng thành công, bạn sẽ có những bước chuẩn bị tốt nhất cho để tiến gần đến ước mơ làm mẹ của mình.
Dưới đây là chi tiết 5 yếu tố ảnh hưởng đến thành công của thụ tinh trong ống nghiệm
1. Tuổi càng trẻ, khả năng IVF thành công càng cao
Việc mang thai, sinh nở dù theo hình thức thụ tinh tự nhiên hay thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) đều phụ thuộc rất lớn vào độ tuổi của người mẹ. Bởi số lượng và chất lượng trứng đạt tiêu chuẩn (có thể cùng với tinh trùng tạo thành phôi khỏe mạnh) theo sinh lý phụ nữ sẽ giảm theo thời gian, đặc biệt khi phụ nữ bước qua tuổi 35. Chất lượng trứng càng tốt, số phôi tạo thành càng nhiều, dẫn đến cơ hội chuyển phôi của mẹ được nhiều lần hơn trong 1 chu kỳ kích thích trứng.
Tìm hiểu tất cả thông tin cần biết về IVF - Thu tinh trong ống nghiệm
2. Điều trị càng sớm càng có nhiều cơ hội thành công
Trước khi tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm, tất cả các cặp vợ chồng đều được kiểm tra tình trạng vô sinh hiếm muộn. Với những ca bị vô sinh hiếm muộn nhiều năm, nguyên nhân gây vô sinh phức tạp (tinh trùng của người chồng quá ít, quá yếu…; hay người vợ có tiền sử kích thích buồng trứng quá mức, lạc nội mạc tử cung…, chắc chắn quá trình “đi tìm con yêu” sẽ khó khăn, vất vả hơn.
Vì vậy, theo khuyến cáo, nếu sau một năm không dùng các biện pháp tránh thai mà vẫn chưa có con, các cặp vợ chồng cần đi khám sớm nhằm tìm ra nguyên nhân và tình trạng đang gặp để kịp thời điều trị.
3. Trình độ kỹ thuật thực hiện
Thụ tinh trong ống nghiệm là một kỹ thuật gồm nhiều bước phức tạp, đòi hỏi bác sĩ thực hiện là người không chỉ có chuyên môn mà còn phải có kinh nghiệm. Đặc biệt với những ca mà nguyên nhân vô sinh hiếm muộn phức tạp, bác sĩ sẽ phải quyết định có cần thực hiện các kỹ thuật liên quan chuyên sâu như tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI), nuôi trứng non rồi cho thụ tinh… hay không.
Kỹ thuật được tiến hành chính xác không chỉ quyết định tỷ lệ thành công của ca thụ tinh trong ống nghiệm, giúp giảm chi phí, thời gian tiến hành mà còn giúp tránh được những rủi ro về sức khỏe cho người mẹ.
4. Phòng LAB đạt chuẩn “phòng sạch”, kỹ thuật viên tay nghề cao
Thụ tinh trong ống nghiệm và các kỹ thuật liên quan đòi hỏi phải có phòng nuôi cấy trứng non, nuôi cấy phôi đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt, trong đó gồm tiêu chí vô trùng, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, chất lượng không khí phải luôn ở mức tối ưu nhất. Bởi trứng non hay phôi khi nuôi cấy ở môi trường bên ngoài tử cung người mẹ rất dễ bị vi khuẩn, bào tử nấm mốc, virus… trong không khí tấn công, ảnh hưởng đến sự phát triển thậm chí ngưng phát triển. Có thể nói, tiêu chuẩn phòng sạch (clean room) đóng vai trò quan trọng vào sự thành bại của thụ tinh trong ống nghiệm.
5. Tham khảo chừng mực các kinh nghiệm làm IVF thành công được chia sẻ trên mạng
Trong quá trình thực hiện IVF, chị em thường có tâm lý tìm hiểu và tiếp thu các kinh nghiệm dân gian truyền miệng để cải thiện độ dày niêm mạc, tăng khả năng phôi bám thành công như ăn nhiều bơ, sầu riêng, cá chép có trứng, lòng trắng trứng gà, uống sữa đậu nành, kiêng tắm, nằm bất động… Những kinh nghiệm dân gian cần tiếp thu một cách chừng mực, chủ yếu để tạo tâm lý thoải mái và an tâm – một yếu tố rất quan trọng để chuyển phôi IVF thành công.
Sau một thời gian nuôi cấy bên ngoài (thường 2-5 ngày), phôi sẽ được đưa trở lại buồng tử cung của người vợ.
Bên cạnh đặc điểm riêng của từng trường hợp, khả năng thành công của thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật thực hiện, công nghệ nuôi cấy phôi và cả yếu tố tâm lý.
Khi hiểu rõ các yếu tố chủ quan và khách quan có thể tăng khả năng thành công, bạn sẽ có những bước chuẩn bị tốt nhất cho để tiến gần đến ước mơ làm mẹ của mình.
Dưới đây là chi tiết 5 yếu tố ảnh hưởng đến thành công của thụ tinh trong ống nghiệm
1. Tuổi càng trẻ, khả năng IVF thành công càng cao
Việc mang thai, sinh nở dù theo hình thức thụ tinh tự nhiên hay thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) đều phụ thuộc rất lớn vào độ tuổi của người mẹ. Bởi số lượng và chất lượng trứng đạt tiêu chuẩn (có thể cùng với tinh trùng tạo thành phôi khỏe mạnh) theo sinh lý phụ nữ sẽ giảm theo thời gian, đặc biệt khi phụ nữ bước qua tuổi 35. Chất lượng trứng càng tốt, số phôi tạo thành càng nhiều, dẫn đến cơ hội chuyển phôi của mẹ được nhiều lần hơn trong 1 chu kỳ kích thích trứng.
Tìm hiểu tất cả thông tin cần biết về IVF - Thu tinh trong ống nghiệm
2. Điều trị càng sớm càng có nhiều cơ hội thành công
Trước khi tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm, tất cả các cặp vợ chồng đều được kiểm tra tình trạng vô sinh hiếm muộn. Với những ca bị vô sinh hiếm muộn nhiều năm, nguyên nhân gây vô sinh phức tạp (tinh trùng của người chồng quá ít, quá yếu…; hay người vợ có tiền sử kích thích buồng trứng quá mức, lạc nội mạc tử cung…, chắc chắn quá trình “đi tìm con yêu” sẽ khó khăn, vất vả hơn.
Vì vậy, theo khuyến cáo, nếu sau một năm không dùng các biện pháp tránh thai mà vẫn chưa có con, các cặp vợ chồng cần đi khám sớm nhằm tìm ra nguyên nhân và tình trạng đang gặp để kịp thời điều trị.
Điều trị vô sinh hiếm muộn càng sớm càng có nhiều cơ hội thành công
3. Trình độ kỹ thuật thực hiện
Thụ tinh trong ống nghiệm là một kỹ thuật gồm nhiều bước phức tạp, đòi hỏi bác sĩ thực hiện là người không chỉ có chuyên môn mà còn phải có kinh nghiệm. Đặc biệt với những ca mà nguyên nhân vô sinh hiếm muộn phức tạp, bác sĩ sẽ phải quyết định có cần thực hiện các kỹ thuật liên quan chuyên sâu như tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI), nuôi trứng non rồi cho thụ tinh… hay không.
Kỹ thuật được tiến hành chính xác không chỉ quyết định tỷ lệ thành công của ca thụ tinh trong ống nghiệm, giúp giảm chi phí, thời gian tiến hành mà còn giúp tránh được những rủi ro về sức khỏe cho người mẹ.
Tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của bác sĩ thực hiện. Bệnh nhân cần tìm đến bệnh viện lớn, có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ tay nghề cao, được hội đồng y khoa trong nước và quốc tế công nhận để sớm có cơ hội làm cha mẹ.
Thụ tinh trong ống nghiệm và các kỹ thuật liên quan đòi hỏi phải có phòng nuôi cấy trứng non, nuôi cấy phôi đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt, trong đó gồm tiêu chí vô trùng, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, chất lượng không khí phải luôn ở mức tối ưu nhất. Bởi trứng non hay phôi khi nuôi cấy ở môi trường bên ngoài tử cung người mẹ rất dễ bị vi khuẩn, bào tử nấm mốc, virus… trong không khí tấn công, ảnh hưởng đến sự phát triển thậm chí ngưng phát triển. Có thể nói, tiêu chuẩn phòng sạch (clean room) đóng vai trò quan trọng vào sự thành bại của thụ tinh trong ống nghiệm.
5. Tham khảo chừng mực các kinh nghiệm làm IVF thành công được chia sẻ trên mạng
Trong quá trình thực hiện IVF, chị em thường có tâm lý tìm hiểu và tiếp thu các kinh nghiệm dân gian truyền miệng để cải thiện độ dày niêm mạc, tăng khả năng phôi bám thành công như ăn nhiều bơ, sầu riêng, cá chép có trứng, lòng trắng trứng gà, uống sữa đậu nành, kiêng tắm, nằm bất động… Những kinh nghiệm dân gian cần tiếp thu một cách chừng mực, chủ yếu để tạo tâm lý thoải mái và an tâm – một yếu tố rất quan trọng để chuyển phôi IVF thành công.
Thông tin tham khảo từ Thụ tinh ống nghiệm