7 câu hỏi thường gặp về thụ tinh trong ống nghiệm IVF
Thụ tinh trong ống nghiệm IVF thắp sáng hi vọng cho những cặp vợ chồng hiếm muộn. Có rất nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề thụ tinh ngoài cơ thể này nhưng không phải ai cũng đủ can đảm để hỏi bác sĩ.
Dưới đây là tổng hợp 7 câu hỏi mà nhiều cặp đôi thường thắc mắc nhất trong vấn đề làm thụ tinh trong ống nghiệm IVF và giải đáp các thắc mắc này nhé.
1. Thời điểm thích hợp để thử IVF?
Trong suốt 1 năm quan hệ tình dục thường xuyên và không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào mà vẫn không có tin vui vợ chồng son nên tìm đến các chuyên gia hiếm muộn. Ngay thời điểm thăm khám, bác sĩ sẽ đán giá tình trạng tinh trùng của chồng, ống dẫn trứng của vợ để biết liệu người vợ có đang rụng trứng hay không.
Tùy thuộc vào kết quả kiểm tra, chuyên gia sẽ chia sẻ liệu trình điều trị phù hợp. Điều quan trọng nhất của lần thăm khám sức khỏe này chính là xác định vấn đề gây vô sinh đến từ đâu để tối đa hóa sự thành công của việc triều trị hiếm muộn.
Mặc dù phương pháp điều trị thụ tinh ống nghiệm IVF có thể mang đến tỉ lệ thành công cao nhưng không nhất thiết phải dùng. Vì một số biện pháp đơn giản như tính ngày rụng trứng, điều chỉnh phẫu thuật nội mạc tử cung và loại bỏ polyp có thể giúp một số cặp vợ chồng thụ thai tự nhiên.
2. IVF có phải là cách tốt nhất đảm bảo thụ thai thành công?
IVF không phải là phương pháp đảm bảo 100% cặp vợ chồng tham gia sẽ thụ thai thành công nhưng đây là cách tốt nhất thời điểm hiện tại hoặc khi tất cả nhưng liệu pháp điều trị khác đều thất bại. Tỷ lệ mang thai lâm sàng là trên 50% cho mỗi lần chuyển phôi.
3. IVF sẽ gây đau đớn và đòi hỏi phải tiêm hàng ngày. Điều đó có đúng không?
Khi áp dụng phương pháp điều trị hiếm muộn IVF thì đòi hỏi phải tiêm các hoóc-môn kích thích nang dưới da hàng ngày. Điều này cũng tương tự như bệnh nhân tiểu đường phải dùng insulin vậy.
Toàn bộ quá trình có thể dao động từ hai đến ba tuần – đôi khi lâu hơn – tùy theo yêu cầu của bác sĩ. Cảm giác đau đớn do kim tiêm sẽ giảm dần, đừng quá lo lắng!
4. Với IVF, các cặp đôi sẽ phải đối mặt với những nguy cơ nào?
Quá trình này không gây ra bất kỳ rủi ro nào cho người chồng. Tuy nhiên, phụ nữ phải đối mặt với những rủi ro như hội chứng kích thích buồng trứng (OHSS) và mệt mỏi thai kỳ. OHSS là nơi người phụ nữ cho thấy phản ứng quá mức với thuốc IVF, sản sinh ra nhiều trứng và mức độ hormone cao.
Trong trường hợp nặng (khoảng 1% các phương pháp điều trị IVF), sẽ có tích tụ nước ở vùng bụng và phổi. Người vợ thậm chí có thể được yêu cầu phải ngừng lại.
5. Em bé sau khi chào đời bằng phương pháp IVF có phát triển bình thường không?
Thai nhi nào cũng có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao hoặc thấp. Nhưng hiện tượng này có thể có hoặc không phải xuất phát từ nguyên nhân IVF. Nhiều thai phụ thụ tinh nhân tạo khi đã quá lớn tuổi, do đó có nguy cơ cao hơn về nhiễm sắc thể và bất thường về cấu trúc ở thai nhi.
Nhiều chồng của phụ nữ thực hiện IVF cũng có tinh trùng bất thường và có vấn đề di truyền cơ bản, có thể được truyền cho trẻ sơ sinh thông qua quá trình thụ thai trong ống nghiệm.
Tham khảo thêm:
6. IVF có thể thụ thai cùng lúc nhiều phôi thai?
Đúng là phương pháp IVF có thể dẫn đến thụ thai thành công nhiều phôi thai – sinh đôi hoặc sinh ba hoặc là không gì cả. Vì vậy, để tăng cơ hội thụ thai, nhiều hơn 1 phôi thai được đưa vào tử cung của người phụ nữ nhưng nhiều nhất cũng chỉ có 3 phôi. Điều tuyệt vời nhất là 2 phôi thai có sự sống.
7. Nếu không thể sử dụng trứng hoặc tinh trùng của chính các cặp vợ chồng thi sao?
Có thể sử dụng trứng, tinh trùng hoặc phôi được hiến tặng. Trứng hiến tặng được dùng khi chức năng buồng trứng của phụ nữ yếu không thể tự sản xuất trứng.
Tinh trùng hiến tặng sẽ cần thiết khi có một rối loạn di truyền nghiêm trọng ở tinh trùng người chồng, khiến ông xã không thể sản xuất tinh trùng thích hợp để điều trị. Đương nhiên, thông tin về trứng và tinh trùng được hiến tặng sẽ giấu kín.
Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm IVF vẫn đang là lựa chọn hàng đầu của các cặp vợ chồng hiếm muộn. Tại Việt Nam, chi phí điều trị tại các bệnh viện lớn khoảng từ 60-100 triệu/ ca. Cả 2 vợ chồng nên đến khám sức khỏe để bác sĩ biết chính xác cần phải làm gì để sớm có tin vui.
Dưới đây là tổng hợp 7 câu hỏi mà nhiều cặp đôi thường thắc mắc nhất trong vấn đề làm thụ tinh trong ống nghiệm IVF và giải đáp các thắc mắc này nhé.
1. Thời điểm thích hợp để thử IVF?
Trong suốt 1 năm quan hệ tình dục thường xuyên và không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào mà vẫn không có tin vui vợ chồng son nên tìm đến các chuyên gia hiếm muộn. Ngay thời điểm thăm khám, bác sĩ sẽ đán giá tình trạng tinh trùng của chồng, ống dẫn trứng của vợ để biết liệu người vợ có đang rụng trứng hay không.
Tùy thuộc vào kết quả kiểm tra, chuyên gia sẽ chia sẻ liệu trình điều trị phù hợp. Điều quan trọng nhất của lần thăm khám sức khỏe này chính là xác định vấn đề gây vô sinh đến từ đâu để tối đa hóa sự thành công của việc triều trị hiếm muộn.
Mặc dù phương pháp điều trị thụ tinh ống nghiệm IVF có thể mang đến tỉ lệ thành công cao nhưng không nhất thiết phải dùng. Vì một số biện pháp đơn giản như tính ngày rụng trứng, điều chỉnh phẫu thuật nội mạc tử cung và loại bỏ polyp có thể giúp một số cặp vợ chồng thụ thai tự nhiên.
2. IVF có phải là cách tốt nhất đảm bảo thụ thai thành công?
IVF không phải là phương pháp đảm bảo 100% cặp vợ chồng tham gia sẽ thụ thai thành công nhưng đây là cách tốt nhất thời điểm hiện tại hoặc khi tất cả nhưng liệu pháp điều trị khác đều thất bại. Tỷ lệ mang thai lâm sàng là trên 50% cho mỗi lần chuyển phôi.
3. IVF sẽ gây đau đớn và đòi hỏi phải tiêm hàng ngày. Điều đó có đúng không?
Khi áp dụng phương pháp điều trị hiếm muộn IVF thì đòi hỏi phải tiêm các hoóc-môn kích thích nang dưới da hàng ngày. Điều này cũng tương tự như bệnh nhân tiểu đường phải dùng insulin vậy.
Toàn bộ quá trình có thể dao động từ hai đến ba tuần – đôi khi lâu hơn – tùy theo yêu cầu của bác sĩ. Cảm giác đau đớn do kim tiêm sẽ giảm dần, đừng quá lo lắng!
4. Với IVF, các cặp đôi sẽ phải đối mặt với những nguy cơ nào?
Quá trình này không gây ra bất kỳ rủi ro nào cho người chồng. Tuy nhiên, phụ nữ phải đối mặt với những rủi ro như hội chứng kích thích buồng trứng (OHSS) và mệt mỏi thai kỳ. OHSS là nơi người phụ nữ cho thấy phản ứng quá mức với thuốc IVF, sản sinh ra nhiều trứng và mức độ hormone cao.
Trong trường hợp nặng (khoảng 1% các phương pháp điều trị IVF), sẽ có tích tụ nước ở vùng bụng và phổi. Người vợ thậm chí có thể được yêu cầu phải ngừng lại.
5. Em bé sau khi chào đời bằng phương pháp IVF có phát triển bình thường không?
Thai nhi nào cũng có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao hoặc thấp. Nhưng hiện tượng này có thể có hoặc không phải xuất phát từ nguyên nhân IVF. Nhiều thai phụ thụ tinh nhân tạo khi đã quá lớn tuổi, do đó có nguy cơ cao hơn về nhiễm sắc thể và bất thường về cấu trúc ở thai nhi.
Nhiều chồng của phụ nữ thực hiện IVF cũng có tinh trùng bất thường và có vấn đề di truyền cơ bản, có thể được truyền cho trẻ sơ sinh thông qua quá trình thụ thai trong ống nghiệm.
Tham khảo thêm:
- Thụ tinh trong ống nghiệm IVF là gì
- 7 lý do nên thụ tinh ống nghiệm trong nước
- 8 lầm tưởng về thụ tinh trong ống nghiệm
- Quy trình thụ tinh ống nghiệm
- Một số bệnh viện thụ tinh trong ống nghiệm uy tín và tốt nhất
6. IVF có thể thụ thai cùng lúc nhiều phôi thai?
Đúng là phương pháp IVF có thể dẫn đến thụ thai thành công nhiều phôi thai – sinh đôi hoặc sinh ba hoặc là không gì cả. Vì vậy, để tăng cơ hội thụ thai, nhiều hơn 1 phôi thai được đưa vào tử cung của người phụ nữ nhưng nhiều nhất cũng chỉ có 3 phôi. Điều tuyệt vời nhất là 2 phôi thai có sự sống.
7. Nếu không thể sử dụng trứng hoặc tinh trùng của chính các cặp vợ chồng thi sao?
Có thể sử dụng trứng, tinh trùng hoặc phôi được hiến tặng. Trứng hiến tặng được dùng khi chức năng buồng trứng của phụ nữ yếu không thể tự sản xuất trứng.
Tinh trùng hiến tặng sẽ cần thiết khi có một rối loạn di truyền nghiêm trọng ở tinh trùng người chồng, khiến ông xã không thể sản xuất tinh trùng thích hợp để điều trị. Đương nhiên, thông tin về trứng và tinh trùng được hiến tặng sẽ giấu kín.
Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm IVF vẫn đang là lựa chọn hàng đầu của các cặp vợ chồng hiếm muộn. Tại Việt Nam, chi phí điều trị tại các bệnh viện lớn khoảng từ 60-100 triệu/ ca. Cả 2 vợ chồng nên đến khám sức khỏe để bác sĩ biết chính xác cần phải làm gì để sớm có tin vui.
Tham khảo Marrybaby