Latest Post

Vẫn biết sinh con là thiên chức của người phụ nữ, nhưng trong thời khắc quan trọng đó, vai trò của người chồng cũng rất quan trọng. Bạn sẽ là chỗ dựa cho vợ lúc mệt mỏi, cùng vượt qua những cơn đau. Đồng thời cũng là người đại diện, đưa ra quyết định trong tình huống khẩn cấp.

Dưới đây là một số gợi ý các ông bố tương lai có thể tham khảo để ngày trọng đại thêm suôn sẻ nhé!

1/ Đồng hành cùng vợ

Sau một thời gian dài mong ngóng, cuối cùng, bạn cũng có cơ hội nhìn thấy đứa nhóc nghịch ngợm kia. Chắc hẳn bạn đang cảm thấy một niềm hạnh phúc dâng trào. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý: Thời gian trung bình của quá trình chuyển dạ khoảng 6 tiếng rưỡi nhưng vẫn có trường hợp quá trình này kéo dài trong suốt 20 giờ. Và chuyện này hoàn toàn bình thường. Bạn cần giữ bình tĩnh trong suốt quá trình này để hỗ trợ cho vợ tốt nhất.

Đừng chỉ “cắm mặt” vào điện thoại. Gác mọi việc sang một bên, và cùng vợ đi bộ, xoa bóp nhẹ phần đầu, lưng, bàn chân cũng như nắm chặt tay vợ khi các cơn co thắt tràn về.

2/ Chuẩn bị tâm lý

Khi các cơn co thắt ngày một dồn dập, mẹ bầu sẽ thấy đau dữ dội. Người vợ hiền lành của bạn hoàn toàn có thể trở nên hung dữ hơn bao giờ hết với khuôn mặt nhăn nhó, cau có, rên rỉ, thậm chí lo lối om sòm. Có khả năng bạn sẽ tự hỏi “người vợ dịu dàng hàng ngày của mình biến đâu mất tiêu rồi?”. Bạn cần chuẩn bị tâm lý để lờ đi khoảnh khắc này, bỏ qua cả những lời nói khó nghe của vợ. Chỉ vì quá đau mà thôi, vợ bạn thực sự không có ẩn ý gì trong lời nói của mình cả.



Cử chỉ yêu thương của chồng sẽ là động lực giúp vợ vượt qua những cơn đau

3/ Sẵn sàng cho những việc ngoài ý muốn

Dù chuẩn bị cẩn thận đến mấy, mọi chuyện cũng không thể hoàn hảo 100%. Ngay cả các chuyên gia giỏi và giàu kinh nghiệm nhất cũng khó lòng tiên đoán được quá trình sinh con sẽ diễn biến như thế nào. Thay vì quá lo lắng, bạn nên thoải mái, tỉnh táo và sẵn sàng đối diện với những điều bất ngờ không nằm trong kế hoạch.

Chẳng hạn, hai vợ chồng bạn đã thống nhất sẽ sinh con theo cách truyền thống và không nhờ đến sự can thiệp của thuốc tê, thuốc mê… Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dạ, có thể vợ bạn sẽ không thể chịu nổi cơn đau và biện pháp gây tê ngoài màng cứng sẽ là một giải pháp tuyệt vời.

4/ Hãy là một người “đại diện” thông minh

Trong suốt quá trình vượt cạn, vợ bạn gần như không còn sức để nói được lời nào. Vì vậy, bạn chính là người đại diện cho vợ mình trong mọi tình huống. Những quyết định lúc này của bạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cả mẹ và bé. Do đó, bạn cần phải tỉnh táo và khôn ngoan. Trao đổi ngay với bác sĩ khi bạn nhận thấy điều gì không ổn đang diễn ra. Trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn bác sĩ cần mổ để cứu 2 mẹ con, ít nhất bạn cũng có quyền yêu cầu bác sĩ đưa ra lý do tại sao bác sĩ chọn hướng giải quyết này.

5/ Đừng bỏ lỡ những khoảnh khắc tuyệt vời

Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, việc ghi hình lại hành trình vượt cạn của vợ yêu dường như đã trở thành một việc quá quen thuộc và đơn giản. Tuy nhiên, đừng quá nhập tâm vào việc quay phim mà không kịp cảm nhận cảm xúc thực một cách trọn vẹn nhé. Mai này khi nhớ lại, chắn bạn sẽ cảm thấy rất hối tiếc vì đã không kịp cảm nhận khoảnh khắc tuyệt vời này.

6/ Cử chỉ yêu thương

Luôn thể hiện những cử chỉ yêu thương với vợ. Không chỉ cảm nhận được tình yêu thương của chồng, những cử chỉ dù nhỏ cũng sẽ là động lực to lớn giúp vợ bạn vượt qua những cơn đau.

Bạn không cần quá cầu kỳ. Chỉ một câu cám ơn, một cái ôm hay một cành hoa nhỏ…, những hành động nho nhỏ và chân thành này sẽ là món quà ý nghĩa, thiết thực nhất bạn nên trao cho vợ mình sau một cuộc vượt cạn vất vả.


Nguồn tham khảo: MarryBaby

Lên danh sách và chuẩn bị đồ đi sinh trước khi vượt cạn thật kỹ lưởng sẽ giúp bạn bớt bỡ ngỡ và bối rối khi chào đón con yêu ra đời. Dưới đây là những gợi ý rất hữu ích mà một bà mẹ trẻ hiện đại cần chuẩn bị.



Những thứ cần chuẩn bị trước khi sinh

Những đồ cần mang khi đi sinh cho mẹ và bé đã được chuẩn bị từ trước đó 1-2 tháng. 

Dưới đây là 6 món đồ luôn cần có trong bộ nhớ của bố mẹ khi đi sinh:


  • Điện thoại di động
  • Giấy tờ cần thiết (các loại hồ sơ, sổ khám thai, kết quả xét nghiệm, siêu âm thai kể từ ngày bắt đầu đi khám thai…)
  • Tiền mặt
  • Đồ dùng cá nhân của người thân đi cùng
  • Máy ảnh hoặc máy quay để ghi lại khoảnh khắc chào đời đầu tiên của con


Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé

Đồ cho bé lỉnh kỉnh cũng khá nhiều, mẹ cần lên danh sách cụ thể để tránh bỏ sót món nào đó nhé!

Đồ vải


  • Áo cho bé sơ sinh: tối thiểu 10 cái size nhỏ, 10 cái size lớn hơn
  • Tã vải (dán 2 bên): 10 cái cỡ nhỏ nhất, 10 cái cỡ tiếp theo
  • Miếng tã lót để dán vào tã vải: 1 gói newborn 1 (em bé mau lớn nên không cần mua nhiều newborn 1), nhiều gói newborn 2 (bình quân 1 ngày sẽ dùng 8-10 miếng)
  • Tả bỉm (mặc khi đi ngủ, ra ngoài đi chích ngừa): 2 gói
  • Vớ tay, vớ chân: 10 đôi
  • Nón cho trẻ sơ sinh: 5 cái
  • Khăn lông lớn (để quấn người em bé, kê đầu cho em bé nằm, lau khô sau khi tắm): hơn 10 cái
  • Khăn sữa nhỏ, mềm: 20 cái nhỏ + 30 cái lớn (dùng khi cho bú, lau người em bé, …)
  • Khăn lót mông bé khi nằm (1 lớp khăn dính liền 1 lớp nilong không thấm): Loại dài hình chữ nhật/hình vuông lớn: hơn 15 cái
  • Yếm (đắp ngực em bé khi ngủ): 10 cái
  • Áo khoác dài tay bằng vải cotton có nón liền, cỡ lớn: Khoác cho bé khi đưa đi ra ngoài, đi chích ngừa (cu Bảo dùng áo này từ sơ sinh đến 18 tháng vẫn còn vừa)
  • Việc chuẩn bị trước khi sinh đối với những đồ dùng này bạn có thể thực hiện từ lúc bắt đầu mang thai cho đến ngày sinh.


Dụng cụ ăn uống


  • 1 bình sữa mini, núm cao su mềm: Cho bé bú trong những ngày đầu chưa có sữa mẹ, sau đó làm bình cho bé uống nước
  • 1 bình sữa cỡ vừa bằng thủy tinh, cổ to (sau này kết hợp làm ly pha bột cho bé)
  • 1 hộp sữa bột cho trẻ từ 0 tháng: Cho bé bú khi sữa mẹ chưa xuống kịp
  • Ly + muỗng cho em bé uống nước (dùng đồ có sẵn trong nhà)
  • Bình thủy/hoặc bình giữ nhiệt: Lấy nước ấm pha sữa cho bé, nước ấm cho mẹ uống


Dụng cụ vệ sinh


  • Cây rữa bình sữa: Không nên lựa loại có lõi kim loại vì có thể rỉ sét, không mua loại có gắn mút ở đầu vì hay bị rách, rơi mút ra chỉ còn cái lõi phía trước khó chùi đáy bình sữa
  • Chậu tắm dài, có lỗ thoát phía dưới + đồ đỡ gác vào chậu tắm để tắm cho bé (kiểu như cái ghế bố, hoặc cái võng mắc vào chậu tắm)
  • Chậu tròn để đựng nước tắm dội lại lần 2 + ca/gáo múc nước (vì em bé chưa tắm bằng vòi sen được, phải để sẵn chậu nước ấm)
  • Chậu tròn nhỏ để giặt khăn lau
  • Chậu đựng đồ dơ để giặt
  • Rơ lưỡi: 40 cái (khi con hơn 18 tháng, bác sĩ vẫn khuyên mình tiếp tục rơ lưỡi cho bé để hạn chế viêm họng)
  • Gạc băng rốn: 10 cái (khoảng 2 hộp)
  • Khăn giấy ướt: 1 hộp lớn/hoặc 2 hộp nhỏ
  • Que tăm bông ngoáy tai cho bé: Lau nhẹ phía ngoài lỗ tai + vành tai sau khi tắm
  • Que bông tiệt trùng: dùng lau cồn vào rốn sau khi tắm
  • Nước muối nhỏ mắt, mũi cho trẻ sơ sinh: 10 lọ
  • 1 bình xịt nước biển để xịt cho bé hơn 3 tháng: Dùng khi sổ mũi hoặc sau khi đi ra ngoài về
  • Ống hút mũi: loại có 2 đầu dài, 1 đầu để vào lỗ mũi bé, 1 đầu cho mẹ hút
  • Nhiệt kế: đo nhiệt độ cho em bé khi thấy nghi ngờ nóng sốt, hoặc theo dõi sau khi chích ngừa
  • Cồn 70 độ (lau rốn sau khi tắm, lúc rốn chưa rụng)
  • Thuốc Povidine: Thuốc sát trùng, bôi vào rốn khi chưa rụng, thỉnh thoảng khi con bị nổi ít hạt rôm ở mông, mình cũng bôi một vài lần để tránh việc vết rôm vỡ ra gây nhiễm trùng.
  • Kem chống hăm (không nên dùng phấn rôm): Tốt nhất là chỉ dùng miếng lót cho bé 1-2 tháng đầu, sau đó tập xi tè
  • Dầu khuynh diệp/hoặc dầu chàm: Nếu em bé ra khỏi nhà, khi về trước khi ngủ nên bôi 1 ít vào lòng bàn chân để tránh bị cảm gió (không được bôi dầu gió cho bé vì nóng rát da)
  • Dầu gội và tắm cho bé


Những đồ linh tinh khác


  • Rổ chữ nhật cỡ vừa để đầu giường
  • Chiếu mỏng cho em bé nằm, bằng vải bố nếu chuẩn bị đồ đi sinh mùa Hè
  • Móc phơi đồ cho em bé: 20 móc cỡ nhỏ, 1 treo phơi đồ linh tinh


Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ bầu

Không quá nhiều vật dụng lỉnh kỉnh như của bé, đồ chuẩn đi sinh của mẹ chỉ gồm khoảng 9 món cần thiết sau:


  • Áo dài tay cài nút (không nên mặc áo chui đầu vì khó cho bé bú), quần dài: 4-5 bộ
  • Vớ chân: 4-5 đôi
  • Dép đi trong nhà
  • Băng vệ sinh cho bà đẻ: 1 gói (vào bệnh viện đã được phát 1 gói rồi)
  • Quần lót giấy: vài cái (vào bệnh viện cũng được phát 1 gói)
  • Sữa bột hoặc sữa tươi
  • Ly thủy tinh (pha sữa/nước nóng uống cho mau xuống sữa mẹ) + muỗng
  • Nghệ tươi (dùng khi về nhà, bôi mặt+ toàn thân)
  • Dầu chàm/dầu khuynh diệp: bôi vào bàn chân, sau tai sau khi tắm cho ấm người


Những vật dụng không cần thiết khi đi sinh 

Trong quá trình chuẩn bị trước khi sinh, không phải thứ nào cũng cần thiết. Dưới đây là những đồ có thể không cần đến khi chuẩn bị trước khi sinh:


  • Đồ xay thức ăn bằng tay
  • Bộ chăn gối cho bé
  • Loại 2 gối ôm có miếng lót nối ở giữa
  • Giường nôi: Để em bé nằm chung giường tiện hơn là nằm nôi, thường ít em bé nào chịu nằm nôi
  • Giày trẻ sơ sinh: Không cần thiết vì em bé dùng vớ chân, ít ra ngoài


Lưu ý việc chuẩn bị trước khi sinh càng chi tiết, cụ thể bao nhiêu thì bạn sẽ yên tâm hơn bấy nhiêu.

Thời gian chuẩn bị giỏ đồ đi sinh

Bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai mẹ có thể bắt đầu mua sắm đồ sơ sinh cho bé. Trong 3 tháng đầu thai kỳ thì còn quá sớm, lúc này việc quan trọng hơn là nghỉ ngơi, tránh vận động nhiều. Tới giai đoạn tháng thứ 8-9 nên sắp xếp đồ đạc “lần lần” là vừa. Lúc này bụng cũng đã to, đi lại nặng nề, ngồi tỉ mẩn chuẩn bị đồ theo danh sách đồ sơ sinh là hợp lý nhất.

Chuẩn bị đồ đi sinh với những ai lần đầu làm mẹ luôn kèm theo thật nhiều rắc rối trong cách sắp xếp và ghi nhớ. Cộng thêm tình trạng não cá vàng khi mang thai càng mệt mỏi hơn. Những lúc này đừng quên mẹ bầu còn có anh xã và người thân nhé! Hãy nhờ vả khi bạn cảm thấy đuối sức.

Tham khảo MarryBaby

Bất ký áp dụng biện pháp sinh sản nào thì phụ nữ càng lớn tuổi thì khả năng sinh sản càng giảm đi. Đối với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm thì độ tuổi nào là hợp lý

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là phương thức hỗ trợ sinh sản phổ biến, được áp dụng nếu phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung không thành công.

Chu trình làm thụ tinh ống nghiệm bao gồm việc dùng thuốc kích thích buồng trứng để tạo ra một số trứng trưởng thành. Trứng sau đó được lấy ra và được thụ tinh với tinh trùng trong phòng thí nghiệm. Phôi được hình thành sẽ được cấy vào tử cung, còn những phôi khỏe mạnh chưa được sử dụng có thể được đông lạnh để sử dụng trong tương lai.

Trong sinh sản tự nhiên, phụ nữ càng lớn tuổi thì khả năng sinh sản càng giảm đi. Điều này đúng với cả thụ tinh trong ống nghiệm. Phụ nữ già đi thì số lượng và chất lượng trứng cũng giảm, làm ảnh hưởng đến khả năng thành công của quá trình này.

Đọc thêm: 






Phụ nữ càng lớn tuổi thì chất lượng và số lượng trứng càng giảm, ảnh hường đến khả năng thụ thai

Nghiên cứu về vấn đề này, người ta cho rằng tỉ lệ có thai đạt xấp xỉ 50% đối với phụ nữ từ 30 tuổi trở xuống, dưới 35 tuổi là 45%. Trong khi đó, đối với phụ nữ trên 40 tuổi, cơ hội của họ chỉ có từ 5 đến 15%.

Tuy nhiên đối với một số nước phát triển, tỷ lệ thành công cho phụ nữ cho mọi lứa tuổi ngày càng tăng do kỹ thuật liên tục phát triển và tay nghề của bác sĩ ngày càng cao. Ở Mỹ, giới hạn độ tuổi phụ nữ làm thụ tinh trong ống nghiệm là từ 42-45 tuổi. Còn với những người hiến trứng, độ tuổi của họ có thể lên đến 50 tuổi. Ở Scotland, độ tuổi cao nhất là 38 và ở Bắc Ireland là 39 tuổi. Ở Anh và xứ Wale, độ tuổi phụ nữ làm thụ tinh trong ống nghiệm cao nhất là 42 tuổi.

Tuổi tác cao không những khiến phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đạt tỉ lệ thấp, mà còn có thể gây nguy cơ bất thường về nhiễm sắc thể đối với thai nhi, ví dụ như hội chứng Down.

10% dân số Việt Nam ở độ tuổi sinh sản bị hiếm muộn, con số này là khá cao. Các bác sĩ khuyên rằng những cặp vợ chồng sau 2 năm cố gắng thụ thai, nên sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Nếu được sớm can thiệp bởi những phương pháp hỗ trợ sinh sản thì tỉ lệ mang thai của họ càng khả quan.

Tham khảo MarryBaby

Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh.

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100% (đối với cả người và động vật).

Khi bị động vật cắn ta cần làm gì?
  • Nhanh chóng rửa sạch vết cào, vết cắn với nước và xà phòng hoặc nước sạch.
  • Dùng cồn sát khuẩn lên vết thương, hoặc khử trùng bằng rượu, cồn, xà phòng các loại,... Chú ý khi rửa không được mạnh tay, tránh làm vết thương nặng hơn.
  • Dùng bông băng lại vết thương, để tránh bụi bẩn bám vào.
  • Đến ngay cơ sở tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn và chỉ định tiêm phòng dại.
  • Thông báo với bác sĩ về tình trạng con vật đã cắn bạn và theo dõi con vật trong vòng 15 ngày kể từ ngày bị cắn/cào.
  • Trong thời gian 15 ngày theo dõi, nếu con vật có biểu hiện bất thường như ốm, chết, mất tích, bị bán hay bị giết…hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại.

Tiêm vắc xin dại cho cả người và động vật (chủ yếu là chó, mèo) là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh dại.

Địa chỉ tiêm phòng chó dại ở đâu hà nội tốt nhất về chất lượng dịch vụ cũng như nguồn vắc xin để các bạn có thể dễ dàng tham khảo và chọn lựa.

Trung tâm tiêm chủng vacxin VNVC
 
* 180 Trường chinh, Quận Đống Đa, Hà Nộ

* Số 3 Cầu Giấy, P. Láng Thượng, Q. Đống Đa (Cạnh ĐH Giao Thông Vận Tải)

Liên Hệ: 18006595

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trung tâm Dịch vụ khoa học Kỹ thuật và Y tế Dự phòng

Địa chỉ: 131 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế

35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.

Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội

Địa chỉ: 70 nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.

Để thực hiện 1 lần thụ tinh trong ống nghiệm thì chi phí bạn phải bỏ ra có thể từ hàng chục triệu đến cả trăm triệu tùy trường hợp. Ngoài ra, bạn phải tốn rất nhiều thời gian và công sức. Vì thế, trước khi thực hiện TTON, bạn cần phải chuẩn bị cẩn thận từ sức khỏe và thời gian.


Dưới đây là 3 vấn đề mà bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể đem đến kết quả thực hiện thụ tinh ống nghiệm thành công nhất

1/ Chế độ dinh dưỡng

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, chế độ dinh dưỡng cũng có vai trò quan trọng tới tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, một chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai đầy đủ, hợp lý sẽ giúp tăng khả năng thụ thai, ngăn chặn nguy cơ sảy thai cũng như bảo vệ một thai kỳ khỏe mạnh.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong thời gian chuẩn bị, bạn và anh xã nên từ bỏ các thói quen không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu bia, thức khuya… Đồng thời cố gắng duy trì một thực đơn có lợi cho sức khỏe sinh sản. Phụ nữ nên tăng cường thực phẩm có lợi cho buồng trứng, tử cung. Trong khi đó, các ông chồng nên bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của tinh trùng.

2/ Chỉ số khối cơ thể BMI

Tùy thuộc vào chỉ số khối cơ thể của bạn, bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng thuốc kích thích buồng trứng phù hợp. Những phụ nữ có chỉ số BMI cao sẽ phải dùng thuốc liều cao và mất nhiều thời gian hơn. Ngược lại, nếu quá gầy, lượng hoóc-môn cơ thể sản sinh sẽ giảm, làm lớp niêm mạc tử cung cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến tăng tỷ lệ sảy thai.

3/ Tâm trạng


Quá căng thẳng, lo lắng có thể là nguyên nhân làm bạn thất bại khi tiến hành thụ thai trong ống nghiệm. Khi tinh thần bất ổn, bạn có nhiều nguy cơ gặp phải những cơn co bóp tử cung, làm phôi thai khó làm tổ khi được chuyển vào buồng tử cung.

Ngoài ra còn có nhiều vấn đề khác, nhưng 3 vấn đề trên là bước quan trọng để bạn có thể làm tăng khả năng thành công của mỗi lần thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.