Latest Post

Dường như trời sinh những cô nàng tuổi Ngọ đã có cá tính mạnh mẽ như nam giới. Tuy nhiên sự mạnh mẽ của họ sẽ không làm cho những người đàn ông phải sợ hãi tránh xa mà nó lại tạo nên sự hấp dẫn mạnh mẽ với nam giới.

Tuổi Ngọ

Cô gái tuổi Ngọ có cá tính khá mạnh mẽ, tuy nhiên họ không làm cho những người đàn ông phải sợ hãi tránh xa mà nó lại tạo nên sự hấp dẫn mạnh mẽ với nam giới. Nếu ai đó có phúc được làm người yêu họ thì sẽ luôn cảm thấy thú vị không bao giờ chán ngán.
Con giáp nữ tuổi Ngọ từ tính cách tự tin, khôn khéo, thẳng thắn và chân thành, độc lập tự chủ và thành công. Do vậy, họ được rất nhiều đàn ông theo đuổi. Khi họ yêu, họ cũng có tình cảm rất mãnh liệt, sâu sắc và chung thủy.


Ảnh minh họa. 

Tuổi Dần

Phụ nữ tuổi Dần có tài lãnh đạo, tính cách mạnh mẽ dứt khoát nên được nhiều người yêu mến, nể phục. Bạn có vẻ bề ngoài lạnh giá nhưng bên trong lại là một trái tim ấm áp, luôn chu toàn tận tình giúp đỡ người khác.

Tuổi Dần luôn phấn đấu, cố gắng vì sự nghiệp của mình nên thành công vang dội, trắng tay cũng có thể làm nên sự nghiệp đồ sộ. Bạn giỏi giang, khéo léo trong giao tiếp nên có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Thậm chí đến cả đàn ông còn không thể bì kịp với tài năng và ý chí của bạn.

Tuổi Mão

Tuổi Mão không chấp nhận sự gian dối trong tình cảm nên càng không chấp nhận bị phản bội. Chỉ cần có dấu hiệu lăng nhăng và đó là sự thật thì Mão sẽ lập tức từ bỏ dù có yêu thế nào.

Đau khổ đấy, mệt mỏi đấy nhưng bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy một giọt nước mắt của họ, vì họ sẽ chẳng buồn cho bạn biết đâu. Họ vẫn sẽ tìm quên trong công việc, để bạn phải nể phục.



Tuổi Tỵ

Tuổi Tỵ bề ngoài mong manh, yếu ớt, tưởng chừng khó vượt qua được sóng gió nhưng mọi chuyện lại hoàn toàn ngược lại. Tuổi Tỵ hết sức cẩn thận trong việc biểu lộ cảm xúc của mình. Ít khi khoe mẽ, ít khi đăng hình ảnh lên trang cá nhân và không bao giờ để lộ chuyện riêng của mình nếu đó không phải là đối tượng thân thiết.

Bạn có thể nghĩ Tỵ sẽ khóc ngay nếu ai đó phản bội họ vì họ thường rất nũng nịu, tin tưởng vào người yêu, người bạn đời của mình. Thế nhưng nếu bị phản bội, tuổi Tỵ sẽ thay đổi cái nhìn 180 độ. Họ từ yếu đuối trở nên mạnh mẽ phi thường. Dám đương đầu với khó khăn, dám đối diện với thự tế là điều mà ít người có được như Tỵ. Tương lại Tỵ sẽ làm lãnh đạo, làm người có quyền lực khiến người khác phải nể trọng.

Thông tin chỉ mang tính tham khảo!

Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh ung thư phụ khoa thường gặp và rất nguy hiểm ở phụ nữ. Nếu không được phát hiện sớm, việc chữa trị bệnh ung thư cổ tử cung sẽ gặp nhiều khó khăn.

1. HPV là gì?

HPV là viết tắt của từ virus gây u nhú ở người, một virus có thể gây viêm nhiễm ở nhiều bộ phận của cơ thể.

Có khoảng hơn 100 type của HPV, được nhóm lại thành (i) các type nguy cơ cao (có thể gây ung thư) và (ii) các nhóm nguy cơ thấp (không gây ung thư).

Khoảng 30-40 type của HPV có thể gây viêm nhiễm vùng sinh dục; và có thể gây ra mụn cóc sinh dục ở cả nam và nữ giới, ung thư cổ tử cung ở nữ giới và ít gặp hơn, ung thư hậu môn và dương vật ở nam giới.

Một số type HPV khác có thể gây viêm nhiễm ở da của các ngón tay, bàn tay và mặt.


2. Ai có nguy cơ bị nhiễm HPV?

Các yếu tố nguy cơ của nhiễm HPV bao gồm:

Có nhiều bạn tình: Số lượng bạn tình càng lớn, nguy cơ bị nhiễm HPV càng cao. Có hoạt động tình dục với một người có nhiều bạn tình cũng làm tăng nguy cơ nhiễm HPV.

Trong khi việc sử dụng bao cao su có thể giúp làm giảm nguy cơ nhiễm HPV, tuy nhiên bao cao su không che phủ hết toàn bộ da vùng sinh dục và không đảm bảo bảo vệ 100%.

Hệ thống miễn dịch bị suy yếu: Những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu (ví dụ như có thể do Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV)/ hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) hoặc đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch) đều có nguy cơ bị nhiễm HPV cao hơn.

3. HPV lây truyền như thế nào?

Nhiễm HPV rất phổ biến cả ở nam giới và nữ giới. HPV có thể lây truyền thông qua tiếp xúc da-da vùng sinh dục trong khi hoạt động tình dục, do dùng chung đồ chơi tình dục bị nhiễm virus và trong khi sinh đẻ từ người mẹ bị lây nhiễm sang con (hiếm gặp),

HPV không lây nhiễm qua việc ngồi lên bồn cầu hoặc chạm vào nắm cửa.

4. Các triệu chứng hoặc dấu hiệu của nhiễm HPV là gì?

Hầu hết trường hợp nhiễm HPV không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì. Đôi khi có thể xuất hiện mụn cóc ở vùng sinh dục hoặc ở các vùng khác của cơ thể và đó là một dấu hiệu của nhiễm HPV.

5. HPV có điều trị được không?

Chúng ta không thể điều trị được bản thân virus nhưng hầu hết trường hợp nhiễm HPV (90%) tự hết mà không cần bất cứ phương pháp điều trị nào.

Mặc dù không thể điều trị được bản thân virus HPV, việc làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung thường xuyên có thể giúp phát hiện những thay đổi ở cổ tử cung gây ra bởi nhiễm HPV.

Với phương pháp điều trị thích hợp, chúng ta có thể ngăn chặn việc các tế bào bất thường hoặc tiền ung thư tiến triển thành ung thư cổ tử cung.

Nhiễm HPV rất phổ biến cả ở nam giới và nữ giới.

HPV có thể lây truyền thông qua tiếp xúc da-da vùng sinh dục trong khi hoạt động tình dục, do dùng chung đồ chơi tình dục bị nhiễm virus

6. HPV liên quan tới ung thư cổ tử cung như thế nào?

Một vài type HPV có thể ảnh hưởng đến cổ tử cung, làm cho các tế bào thay đổi. May mắn thay, khoảng 90% trường hợp nhiễm HPV, virus tự biến mất và các tế bào trở về bình thường.

Trong một vài trường hợp, sự nhiễm HPV có thể kéo dài và làm cho các tế bào phát triển một cách bất thường. Nếu việc này không được phát hiện bằng xét nghiệm tế bào cổ tử cung ở giai đoạn sớm, một vài tế bào trong số các tế bào bất thường này có thể tiến triển thành ung thư cổ tử cung.

Đặc biệt là HPV type 16 và 18 gây ra khoảng 70% trường hợp ung thư cổ tử cung, trong khi HPV type 6 và 11 gây ra khoảng 90% trường hợp mụn cóc sinh dục.

7. Làm thế nào để tôi có thể bảo vệ bản thân không bị ung thư cổ tử cung một cách tốt nhất?

Làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung thường xuyên vì đây là phương pháp hiệu quả nhất để phát hiện ung thư cổ tử cung. Tất cả những phụ nữ từ 25 tuổi trở lên đã từng có quan hệ tình dục nên làm xts nghiệm tế bào cổ tử cung khoảng 3 năm 1 lần.

Nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc tiêm phòng HPV để xác định xem bạn có phù hợp hay không. Phụ nữ nên tiếp tục định kỳ làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung cho dù đã tiêm phòng.

8. Tôi có thể làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung ở đâu?

Tại phòng khám sản phụ khoa hoặc bất cứ phòng khám đa khoa nào. Bạn cũng có thể gọi vào các đường dây tư vấn sức khỏe để biết thêm thông tin về xét nghiệm tế bào cổ tử cung và ung thư cổ tử cung.



9. Tiêm phòng HPV là gì?

Tiêm phòng HPV có thể giúp ngăn chặn các loại nhiễm HPV đặc biệt có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung. Việc tiêm phòng HPV đạt được lợi ích tối đa khi vắc-xin được tiêm trước thời điểm bắt đầu hoạt động tình dục, tức là trước khi xảy ra sự phơi nhiễm với HPV.

10. Các loại vắc xin HPV khác nhau hiện thường được sử dụng?

2 vắc-xin, Gardasil và Cervarix, là hai loại hiện đang được chấp thuận cho việc sử dụng ở nhiều quốc gia.

11. Vắc xin này dành cho ai?

Vắc-xin được khuyến cáo sử dụng cho nữ giới từ 9 đến 26 tuổi (phụ thuộc vào loại vắc-xin cụ thể được sử dụng). Các vắc-xin hiệu quả nhất khi được tiêm trước lần quan hệ tình dục đầu tiên, ở những phụ nữ chưa bị phơi nhiễm với các type HPV được bao phủ bởi vắc-xin (HPV type 6, 11, 16, 18).

Nữ giới đang hoạt động tình dục có thể vẫn có lợi ích từ việc tiêm vắc-xin nếu họ chưa bị nhiễm các type HPV được bao phủ trong vắc-xin. Hãy hỏi bác sĩ để xác định xem có phù hợp với việc tiêm vắc-xin hay không.

12. Ai KHÔNG nên tiêm vắc-xin?

Bạn không nên tiêm vắc-xin nếu :

Bạn nhạy cảm với men hoặc bất cứ thành phần nào của vắc-xin. Bạn đang bị nhiễm trùng cấp mức độ vừa hoặc nặng.

Hãy chờ cho đến khi bạn phục hồi lại sau khi bị bệnh. Bạn bị rối loạn đông máu, dễ bị bầm tím hoặc chảy máu hoặc nếu bạn đang sử dụng các thuốc làm loãng máu (liệu pháp chống đông), trừ khi bác sĩ của bạn đưa ra lời khuyên khác.

Bạn nên hỏi bác sĩ để xem vắc-xin đó có thích hợp với bạn hay không.

13. Tại sao các vắc-xin HPV được khuyến cáo cho nữ giới từ 9 đến 26 tuổi?

Đây là khoảng tuổi được các nhà sản xuất khuyến cáo, đối với các vắc-xin đã được chấp thuận cho việc sử dụng ở nhiều quốc gia.

Nếu bạn ngoài 26 tuổi và mong muốn tiêm vắc-xin phòng HPV, tốt nhất là bạn hỏi bác sĩ để xem mình có thích hợp với việc tiêm vắc-xin không.

14. Tôi có một đứa con gái còn nhỏ tuổi. Nó có nên tiêm phòng không?

Vắc-xin được chấp thuận cho nữ giới từ 9 đến 26 tuổi (tùy thuộc vào loại vắc-xin cụ thể được sử dụng). Vắc-xin hiệu quả nhất trong việc bảo vệ chống lại một vài type HPV chọn lọc nếu được tiêm trước khi con gái của bạn bị phơi nhiễm với virus (thường là thông qua hoạt động tình dục).

Vì vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm hiểu thêm về việc tiêm phòng cho con gái của bạn.

15. Việc tiêm phòng HPV có bắt buộc không ?

Không, các vắc-xin HPV là không bắt buộc nhưng được khuyến cáo cho nữ giới để phòng chống ung thư cổ tử cung.

16. Sự bảo vệ kéo dài bao nhiêu lâu?

Các nghiên cứu đã cho thấy rằng thời gian bảo vệ phụ thuộc vào vắc-xin. Hiện vẫn chưa rõ liệu các mũi bổ sung hoặc nhắc lại sau đó có cần thiết hay không.

17. Các vắc-xin có an toàn và hiệu quả không?

Cả hai vắc-xin đã được chấp thuận là an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, độ an toàn và tính hiệu quả dài hạn vẫn đang được đánh giá thêm.

18. Những tác dụng phụ thường gặp nhất của vắc- xin HPV là gì?

Đau, sưng, ngứa và đỏ tại vị trí tiêm và các phản ứng chung bao gồm sốt là các tác dụng phụ thường gặp. Các báo cáo đơn độc về việc ngất xỉu ngay lập tức sau khi tiêm vắc-xin HPV cũng đã được ghi nhận ở một vài quốc gia.

Nếu bạn có bất cứ phản ứng phụ nào trên đây, xin hãy thông báo cho nhân viên y tế tiêm phòng cho bạn.

19. Các vắc-xin HPV có hiệu quả 100% trong việc phòng ung thư cổ tử cung không?

Không. Cũng giống như bất cứ sự tiêm chủng nào, tiêm phòng HPV không thể phòng bệnh 100%.

Tiêm phòng HPV không thể thay thế cho việc sàng lọc ung thư cổ tử cung thường quy, và những người phụ nữ đã tiêm phòng được khuyến khích tiếp tục làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung mỗi 3 năm 1 lần.

20. Tôi đã tiêm phòng. Tôi có nên tiếp tục làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung không?

Có ! Tất cả những phụ nữ từ 25 tuổi trở lên và đã từng quan hệ tình dục nên làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung mỗi 3 năm 1 lần kể cả khi bạn đã tiêm phòng.

Khoảng 30% trường hợp ung thư cổ tử cung là do type HPV mà vắc-xin không phòng chống được. Nói cách khác, các vắc-xin không phòng chống lại được TẤT CẢ các type HPV gây ung thư.

Làm xét nghiêm tế bào cổ tử cung thường xuyên vẫn là phương pháp dự phòng và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung tốt nhất.

21. Tôi đang có thai/đang cho con bú. Tôi có nên đi tiêm phòng không?

Các vắc-xin HPV không được khuyến cáo sử dụng ở phụ nữ có thai. Thêm nữa, nếu bạn phát hiện ra mình mang thai sau khi tiêm 1 hoặc 2 liều vắc-xin, chúng tôi khuyến cáo bạn nên bỏ các liều còn lại cho đến khi sinh. Nhưng nếu bạn phát hiện ra mình mang thai sau khi hoàn thành 3 liều vắc-xin, việc bỏ thai là không cần thiết.

Nếu bạn đang cho con bú, bạn nên trao đổi với bác sĩ của mình trước khi tiến hành tiêm phòng HPV.

22. Tôi có thể tiêm phòng HPV ở đâu?

Bạn có thể tiêm vắc-xin phòng HPV ở các phòng tiêm chủng được cấp phép. Hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm hiểu thêm về việc tiêm phòng HPV trước khi quyết định tiêm.

23. Tôi được chẩn đoán bị bất thường cổ tử cung mà bác sĩ của tôi nói rằng nó có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung (có nghĩa là sự loạn sản trong thượng bì cổ tử cung hoặc viết tắt là CIN). Tôi có nên tiêm phòng HPV không?

Tốt nhất là bạn nên hỏi lại bác sĩ của mình, người sẽ khuyên bạn liệu vắc-xin có thích hợp cho bạn hay không cũng như mức độ thường xuyên bạn nên làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung.

24. Tiêm chủng HPV dành cho trẻ nam có được khuyến cáo không?

Tiêm phòng HPV cho trẻ nam hiện chưa được khuyến cáo , tiêm phòng HPV chỉ được khuyến cáo cho nữ giới từ 9 đến 26 tuổi theo chương trình NCIS.

Tuy nhiên, Bạn nên nói chuyện với bác sĩ của mình để tìm hiểu thêm về những lợi ích và hạn chế của việc tiêm phòng HPV cho con trai của mình.

Tiêm phòng, tiêm chủng là việc làm cần thiết để giúp trẻ phòng tránh được nhiều bệnh tật. Nhưng nhiều bà mẹ tỏ ra lo lắng và không biết có bao nhiêu loại vắcxin trẻ cần được tiêm phòng. 

Bài viết dưới dây có thể giúp các mẹ giải đáp các thắc mắc về việc tiêm bao nhiêu loại vắcxin cho con và lịch tiêm chủng mở rộng cho các loại vắc xin.


1. Vắc-xin ngừa bệnh lao

Tiêm vắc-xin BCG cho trẻ nhỏ có thể phòng được lao màng não và các thể lao nặng khác ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tất cả trẻ em dưới 12 tháng tuổi đều cần phải được tiêm phòng bệnh lao, càng sớm càng tốt sau khi sinh.

Những phản ứng hiếm gặp gồm: Sưng hoặc áp xe tại chỗ tiêm. Sưng hạch có thể gây mủ, xảy ra trong vòng 2- 6 tháng sau khi tiêm, tại cùng một bên người với chỗ tiêm chủng.

Sưng hạch hoặc áp xe thường xảy ra do tiêm không đảm bảo vô trùng hoặc tiêm quá nhiều vắc-xin, nhưng phổ biến nhất là do thay vì tiêm trong da thì lại tiêm dưới da. Hoãn tiêm đối với trẻ: đẻ non cân nặng dưới 2,5kg, trẻ đang bị sốt, bị bệnh truyền nhiễm cấp tính và bị viêm da có mủ.

Có rất ít phản ứng nặng sau tiêm BCG. Có khoảng 1/1.000.000 trường hợp bị nhiễm lao sau tiêm BCG, hay xảy ra ở những trường hợp nhiễm HIV hoặc những trường hợp thiếu hụt miễn dịch nặng.

2. Vắc-xin ngừa thủy đậu

Bệnh thủy đậu, là loại bệnh phát ban rất dễ lây ở trẻ do virus thủy đậu gây ra. Bệnh thủy đậu có thể gây ra nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm khác. Thường trẻ bị thủy đậu có thể dẫn đến bị bệnh zona, một bệnh phát ban phồng rộp rất đau đớn.

Loại vắc-xin phòng bệnh này được tiêm chủng cho trẻ tốt nhất ở độ tuổi 12 đến 15 tháng và nhắc lại vào độ tuổi giữa 4 và 6 tuổi.

Đối với trẻ nhạy cảm, triệu chứng thường thấy khi tiêm vắc-xin là sốt hay phát ban nhẹ.

3. Vắc-xin phòng ngừa virus Rota (RV)

Thuốc chủng ngừa vi rút rota (RV); (tên thuốc RotaTeq, Rotarix) – một loại virut gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ được trao cho trẻ em ở 2 và 4 tháng tuổi (RotaTeq được tiêm cho trẻ vào lúc 6 tháng.) Thuốc chủng này được sản xuất ở dạng lỏng và là dạng thuốc uống. Nó có thể làm cho trẻ khó chịu hơn một chút và cũng có thể gây tiêu chảy nhẹ hoặc nôn mửa.

4. Vắc-xin viêm gan A

Trẻ em có thể bắt viêm gan A từ đồ ăn hay thức uống hoặc khi ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc đưa các vật nhiễm khuẩn vào miệng. Đây là bệnh do virus gây tổn hại đến gan với một số triệu chứng gồm sốt, mệt mỏi, vàng da, và chán ăn.

Trẻ em tuổi từ 12 đến 23 tháng tuổi thường được tiêm hai liều thuốc chủng ngừa viêm gan A, với một khoảng thời gian cách nhau tối thiểu là sáu tháng giữa các mũi tiêm.

Đau nơi tiêm, đau đầu, và chán ăn là những tác dụng phụ thường gặp nhất của loại vắc-xin này.

5. Human papillomavirus (HPV) – Vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung

Human papillomavirus (HPV) chủng ngừa (tên thuốc Gardasil, Cervarix) được đưa ra tiêm cho trẻ ba liều trong thời gian 6 tháng, và được chấp thuận cho các em gái ở độ tuổi từ 9 đến 26 là tốt nhất.

Loại vắc-xin này bảo vệ trẻ chống lại hai loại vi rút lây truyền qua đường tình dục nguyên nhân phổ biến gây bệnh ung thư cổ tử cung.

6. Vắc-xin phòng ngừa viêm màng não (MCV4)

Vắc-xin bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn viêm màng não – bênh phổ biến có thể lây nhiễm ở các màng quanh não và tủy sống.

MCV4 có tác dụng tốt nhất khi trẻ được tiêm ở độ tuổi 11 hoặc 12 tuổi. Khi tiêm vắc-xin này, tác dụng phụ thường thấy là cảm giác đau nhức ở chỗ tiêm.

Xem thêm: Tiêm vắc xin viêm màng não mô cầu AC, BC ở đâu, khi nào, giá bao nhiêu

7. Vắc xin 5 trong 1

Đây là loại vắc–xin đã được WHO tiền kiểm định với chỉ một mũi tiêm nhưng phòng được tất cả các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não mủ (Hib)), thay cho việc phải sử dụng nhiều mũi tiêm ngừa như hiện nay trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Với vắc-xin 5 trong 1, phản ứng thường gặp là phản ứng tại chỗ tiêm, khoảng 10% có sốt hơn 38 độ C. Riêng với bệnh do Hib, các nghiên cứu cũng cho thấy nếu trẻ được tiêm đủ mũi vắc-xin Hib sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh do Hib ở trẻ nhỏ tới trên 90%.

Vắc-xin này được tiêm mỗi tháng một mũi cho trẻ kể từ khi trẻ được 2-4 tháng tuổi, mũi thứ tư nhắc lại khi trẻ khoảng 18 tháng tuổi.

8. Vắc-xin MMR (sởi, quai bị, rubella)

Vắc-xin MMR giúp trẻ phòng ngừa bệnh sởi (gây sốt cao và phát ban ở trẻ nhỏ); quai bị (gây sưng mặt, sưng tuyến nước bọt, sưng ‘cậu nhỏ’ của bé trai); rubella (còn gọi là bệnh sởi Đức) (có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho trẻ).

Bạn nên tiêm cho trẻ liều vắc-xin MMR đầu tiên khi trẻ 12 – 15 tháng tuổi và tiêm liều thứ hai khi trẻ 4 – 6 tuổi.

Đôi khi, vắc-xin MMR có thể được tiêm kết hợp cùng vắc-xin ngừa thủy đậu.

9. Vacxin phòng tránh bại liệt (IPV)

Bại liệt có thể gây tê liệt và thậm chí tử vong cho trẻ. Thuốc chủng ngừa bệnh bại liệt là một thành côngbởi vì vắc-xin loại trừ hoàn toàn các loại vi rút gây bệnh bại liệt ở trẻ.

Trẻ em nên được tiêm IPV ở độ tuổi 2 tháng, 4 tháng, 6 đến 18 tháng tuổi và sau đó tiêm nhắc lại một lần nữa trong độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi.

10. Vacxin ngừa viêm gan B

Trẻ sơ sinh cần phải được tiêm ngay sau khi sinh 24h, và nhận được một liều lượng tương tự từ khi được 1 đến 2 tháng tuổi và một phần ba liều tương tự vào lúc 6 đến 18 tháng tuổi.

Thuốc chủng ngừa này bảo vệ trẻ chống lại virus viêm gan B – virus lây lan qua tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể (bàn chải đánh răng chia sẻ và một vài dụng cụ, đồ dùng cá nhân).

Triệu chứng khi trẻ tiêm thuốc thường gặp phải khi tiêm loại thuốc này là đau ở vết tiêm, hay sốt nhẹ.

11. Vacxin DTaP

Thuốc chủng ngừa DTaP bảo vệ trẻ chống lại bệnh bạch hầu (một loại vi khuẩn có thể tạo khiến cổ họng của trẻ biến thành màu xám hoặc đen), bệnh uốn ván (một bệnh nhiễm trùng có thể gây co thắt cơ bắp rất mạnh khiến trẻ có thể phá vỡ xương), và ho gà (một căn bệnh rất dễ lây gây ra nghiêm trọng , không thể kiểm soát ho, được biết đến như ho gà).

Năm liều vắc-xin cho trẻ em tại các độ tuổi 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng, 15 đến 18 tháng, và 4 đến 6 tuổi. (Và tiêm nhắc lại ở độ tuổi 11 hoặc 12 và sau đó cứ mỗi 10 năm.)

12. Vắc xin Haemophilus cúm B (Hib)

Haemophilus cúm B là loại vi khuẩn gây viêm màng não biểu hiện mức viêm bao quanh não và tủy sống, là đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em dưới 5 tuổi.

Vắc-xin Hib được khuyến khích tiêm cho trẻ trong độ tuổi 2, 4, 6, và 12 đến 15 tháng tuổi. Sốt, sưng và tấy đỏ tại nơi tiêm là tác dụng phụ tthường gặp khi trẻ tiêm loại vắc xin này.

13. Vacxin ngăn ngừa bệnh cúm

Mỗi năm, tiêm chủng phòng ngừa bệnh cúm cho trẻ nên được bắt đầu vào mùa thu, khi trẻ được 6 tháng tuổi hoặc hơn.

Trẻ có thể bị đau nhức, sưng tấy ở chỗ tiêm, sốt nhẹ… khi tiêm vacxin phòng ngừa cúm.

Mẹo nhỏ: Nếu con bạn bị dị ứng trứng, bạn không nên tiêm vacxin phòng cúm cho bé vì bé có thể sẽ dị ứng với vacxin này.

14. Phế cầu khuẩn liên hợp (PCV)

Loại vacxin này được biết đến với tên gọi PCV 13 ( tên thường gọi là Prevnar 13). Vacxin bảo vệ trẻ chống lại virus gây viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng máu… những virus có thể dẫn đến tử vong cho trẻ nhỏ.

Với vacxin này, có tổng cộng 4 mũi tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi và 12 – 15 tháng tuổi.

Tác dụng phụ sau khi tiêm thường gặp ở trẻ là buồn ngủ, tấy sưng ở chỗ tiêm, sốt nhẹ hoặc trẻ cau có, khó chịu.

Đàn ông sơ hữu một trong tướng mạo dưới đây nên tìm cách hóa giải nếu không muốn cả đời vất vả.

Cung Tài lộc “lỡ làng”

Theo như tử vi học và nhân tướng học, nhìn vào một người đàn ông nghèo khổ cả đời quần quật cũng thiếu cái ăn cái mặc sẽ có cung Tài lộc dang dở, bất ổn. Nếu người đàn ông đó có cung Tài lộc nằm ở vị trí trán hướng thẳng về phía sống mũi, trên vùng lông mày.

Theo tử vi thì những người này bẩm sinh đã có một cái bớt đen hoặc nốt ruồi xấu, kích thước lớn trên cơ thể. Điều này phá hủy sự may mắn tài lộc của người đó dù siêng năng chăm chỉ làm ăn ra sao cũng không thể khấm khá.


Tướng đàn ông vất vả. 

Sống mũi bị gãy ngang

Theo tướng tử vi thì phần lớn những người đàn ông có đường sống mũi bị gãy ngang so với mí mắt trên dù làm việc vất vả đến mấy cũng không mua nổi cho mình một mảnh đất để xây nhà, nhiều khả năng sẽ ở thuê cuộc sống đủ ăn là may mắn chứ đừng mong giàu có dư dả có của ăn của để trong nhà. Nếu như nhưng người có điền sát đất đai thì chắc chắn đây là sự thừa hưởng từ ông bà, tổ tiên chứ không phải do tự thân làm ra.

Ấn đường hẹp và tăm tối

Trong nhân tướng học người đàn ông mà sở hữu một ấn đường là vị trí nằm giữa hai bên lông mày. Nếu ấn đường xấu chính là ấn đường chật hẹp, màu sắc tại đây tăm tối, sậm màu thì cuộc sống sẽ vô cùng khó khăn bần hàn.

Nếu bạn thấy phần ấn đường đen tối hay ấn đường bị phá đều biểu hiện cho việc chủ nhân không có tiếng nói, thực lực lẫn uy quyền trong vận trình sự nghiệp, dù rằng họ vẫn có đủ thực lực và khả năng tương xứng với công việc. 

Tướng có ngấn ở sống mũi

Nếu một người đàn ông có sống mũi xuất hiện ngấn ở vùng sống mũi, tức ngay ở vị trí ngang với đôi mắt thì về hậu vận chí ít cũng có 2 đời vợ. Dù cuộc sống khá giản đơn hay đời sống tình cảm không thực sự phong phú, kiểu đàn ông này cũng dễ đứt gánh giữa đường trong vận trình tình duyên. Hoặc khác, do bản mệnh tuổi trẻ nóng vội, không có sự suy tính kỹ lưỡng cho tương lai nên dẫn tới những quyết định sai lầm.

(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Phật dạy: "Tột cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu./Cùng tột điều ác không gì hơn bất hiếu". 

Trong hệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động. Hay nói rõ hơn, đức Phật đã đưa ra tiêu chuẩn đối với một người con được gọi là hiếu đạo thì phải hội đủ cả hai mặt sự và lý.


Theo lời Đức Phật dạy, cái gốc của mỗi người chính là đạo hiếu bởi công ơn cha mẹ vô cùng lớn lao. Ảnh minh họa. 

Sự là hình thức báo đáp bên ngoài, là lo lắng, chăm nom phụng dưỡng cha mẹ khỏi mọi điều thiếu thốn về vật chất; luôn tôn trọng kính lễ cha mẹ và không được làm cho cha mẹ phiền lòng. Lý là chăm lo đời sống tâm linh cho cha mẹ. Hướng cha mẹ phát khởi thiện tâm, gieo tạo phước lành, tu theo chánh đạo; là làm sao cho cha mẹ hiểu rõ đường lành, tin sâu nhơn quả, thoát ngoài vòng mê tín, ra khỏi luân hồi nghiệp báo, đạt được an lạc giải thoát trong hiện tại và tương lai.

Nói cách khác, một đời sống hiền thiện chính là hiếu hạnh, là phát tâm báo ân. Còn như làm điều tà ác, không tu dưỡng đạo đức là bất hiếu. Cùng ngẫm lời vật dạy về đạo hiếu trong ngày lễ Vu Lan:

“Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng sanh lang thang trong nẻo luân hồi, bỏ thân này nhận thân khác, sinh đi sinh lại bao lần, sữa mẹ mà chúng ta đã uống còn nhiều hơn nước trong bốn biển”.

“Tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta. Bao nhiêu đời kiếp ta từ đó mà sanh ra, nên chúng sanh trong sáu đường là cha mẹ của ta cả”.

“ Nếu có người muốn được vua Phạm Thiên ở trong nhà, hãy hiếu dưỡng cha mẹ, vua Phạm Thiên đã có ở trong nhà. Muốn có Đế Thích ở trong nhà, hãy hiếu dưỡng cha mẹ, Đế Thích sẵn ở trong nhà. Muốn được tất cả thiên thần ở trong nhà, chỉ cúng dường cha mẹ, tất cả thiên thần đều ở trong nhà. Cho đến muốn cúng dường Thánh Hiền và Phật, chỉ cúng dường cha mẹ, các vị Thánh Hiền và Phật đều ở trong nhà”.

Mẹ hiền còn sống là mặt trời giữa trưa chói sáng
Mẹ hiền khuất bóng là mặt trời đã lặn
Mẹ hiền còn sống là mặt trăng sáng tỏ
Mẹ hiền khuất rồi là đêm tối âm u.

“Có hai hạng người, này các Tỳ Kheo, Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai. Là Mẹ và Cha. Nếu một bên vai cõng cha, một bên vai cõng mẹ, làm vậy cho đến trăm tuổi, nếu đấm bóp, thoa nước tắm rửa, thoa gội, và dầu tại đấy có vãi tiểu tiện, đại tiện như thế, này các Tỳ Kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Vì cớ sao ? Vì rằng, này các Tỳ Kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng, nuôi dưỡng con khôn lớn, giới thiệu con vào đời".

“Làm con đối với cha mẹ đem chút lễ mọn cúng dường thì được phước vô lượng, trái lại làm ít điều bất thiện đối với cha mẹ tội cũng vô lượng”.

“Những đứa con bất hiếu, sau khi chết bị đọa vào địa ngục A tỳ, lửa dữ thiêu đốt, ăn hoàn sắt nóng, uống nước đồng sôi, gươm đao đâm chém… ngày đêm chết sống muôn lần, đến trăm ngàn kiếp không ngừng một giây, sự hình phạt tại A tỳ ngục, rất nặng nề ngỗ nghịch song thân”.

“Ta trong nhiều kiếp quá khứ, nhờ từ tâm hiếu thuận, cúng dường cha mẹ, do công đức đó, nên sinh lên các từng trời thời làm Thiên đế, xuống nhân gian thì làm Thánh Vương”.

Này các Tỳ Kheo, sữa mẹ mà các Thầy thọ nhận nơi người mẹ từ vô lượng kiếp đến nay còn nhiều hơn nước của đại dương Quý Thầy nên biết sữa của người mẹ là những giọt máu kết tinh thành những dòng sữa ngọt truyền đạt qua cho con, mỗi ngày đứa con bụ bẫm lớn lên đã rút tỉa tàn phá thân hình của người mẹ khô gầy héo mòn, chết sớm cũng vì con”.

“Người con chí hiếu dù có gặp đại nạn như tai trời, ách nước, địa chấn… sẽ thoát hiểm một cách an toàn. Nếu giàu thì được hưởng trọn vẹn gia tài không bị nghịch cảnh, chướng duyên, nội nghịch ngoại thù, luật vua phép nước, trộm cướp mất mùa…

"Nếu nghèo thì đời sống trong sạch thanh nhàn, trời người yêu thương, danh thơm xông khắp, không bị cảnh nợ nần khổ sở, ít bịnh tật, được tăng tuổi thọ… Sau khi chết đuợc sanh Thiên”. 

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.