3 thói quen xấu từ bố mẹ phá hủy sự tập trung của trẻ
Có nhiều nguyên nhân giúp trẻ trở nên xuất sắc nhưng những học sinh kém lại có chung đặc điểm: 'Không tập trung'.
Bệnh mất tập trung ở trẻ em khá phổ biến và ảnh hưởng lớn đến học tập và phát triển não bộ của trẻ. Nhiều người đặt câu hỏi, tại sao trẻ lại dễ mất tập trung như vậy mà không nhận ra đôi khi nguyên nhân lại đến từ người lớn.
Làm xao nhãng sự tập trung của trẻ
Khi con đang làm bài tập về nhà, có phụ huynh phá vỡ không khí tập trung cao độ của con bằng cách mang nước uống hoặc hoa quả đến bàn học. Một số người lại trách mắng hoặc đánh trẻ chỉ vì một lỗi sai trong vở bài tập trước đó.
Dù xuất hai hành vi này thể hiện sự quan tâm, nhưng chúng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tập trung của trẻ. Ví dụ sau khi uống nước và ăn trái cây, trẻ rất lâu mới có thể quay lại làm bài tập.
Giúp đỡ quá mức
Có phụ huynh mua bộ logo cho con trai. Sợ con không thể hoàn thành nên đã giúp cậu bé lắp ghép cho đến khi thành công. Tưởng khi làm xong, con trai sẽ cảm kích nhưng cậu đã phá tung thành quả của hai bố con. Ông bố tức giận hỏi nguyên nhân, cậu bé nói: "Không cần những thứ không phải do con tự tay làm".
Sự tập trung của trẻ cần được cải thiện dần trong quá trình "khám phá cá nhân". Giúp đỡ quá mức từ cha mẹ đôi khi chỉ làm gián đoạn sự tập trung và làm suy giảm sự quan tâm của trẻ. Người lớn vì quan tâm quá mức mà đôi khi thay trẻ lựa chọn đồ chơi, cách chơi thậm chí là bạn cùng chơi. Hành vi này làm trẻ bị áp lực và mất hứng thú thì không thể chuyên tâm được.
Bố mẹ dành thời gian quá nhiều cho thiết bị điện tử
Với nhiều phụ huynh, một phút không kiểm tra điện thoại chính là tra tấn. Thậm chí có những người còn sử dụng điện thoại ngay cả khi ngồi vào bàn ăn. Với trẻ, chúng thường học hỏi và lặp lại hành vi từ cha mẹ mình. Người lớn xem điện thoại nhiều sẽ khiến con học theo.
Hành vi này có hại cho sự phát triển thể chất lẫn trí não của trẻ. Chúng sẽ không có sự chủ động vận dụng và kiểm soát sự tập trung bằng toàn thân mà chỉ đơn giản là ánh mắt "treo" ở màn hình và não thì trống rỗng.
Vì vậy, khi ở bên con, bố mẹ hãy bắt đầu thay đổi từ chính mình, bỏ điện thoại xuống.
Có một thực tế, khi cảm thấy không được tôn trọng sở thích hay hành động, trẻ không những bị tổn thương trong tâm lý mà còn gây trở ngại cho khả năng tập trung. Ảnh minh họa.
Ngoài 3 điều không nên làm trên, muốn trẻ trau dồi khả năng tập trung, cha mẹ cần chú ý những điều sau:
Sự tập trung phải được trau dồi theo từng giai đoạn
1-2 tuổi: Khi bé chơi, bố mẹ quan sát bé thích loại đồ chơi nào để khuyến khích chơi loại đó nhiều hơn, có thể tạm cất những đồ chơi khác nhằm giúp bé rèn luyện khả năng tập trung vào một việc.
Nếu bé rất thích tham gia một trò chơi nào đó, bố mẹ cũng thường xuyên chơi với bé để tăng sự hứng thú, chia sẻ, giúp bé không bị xao nhãng bởi những việc khác.
2-3 tuổi: Nên rèn luyện khả năng tập trung vào một việc của trẻ.
Ví dụ nếu bố mẹ muốn trẻ mang giẻ lau và khăn giấy đến cho mình thì có thể yêu cầu hai lần, thay vì để trẻ lấy hai thứ cùng một lúc. Đây là những gì nhà giáo dục nổi tiếng người Italia Maria Montessori từng nói: "Sau khi hoàn thành một việc thì mới nên làm một việc khác" (mỗi lần một việc).
4-6 tuổi: Dạy trẻ làm việc có thời gian và kế hoạch.
Ở lứa tuổi này, khả năng tập trung của trẻ khoảng 13-20 phút. Vì vậy cha mẹ có thể yêu cầu con chỉ làm một số việc nhất định trong khoảng thời gian này, chẳng hạn như đọc sách tranh. Sau khi đọc, hãy yêu cầu trẻ kể cho cha mẹ nghe nội dung cuốn sách viết những gì.
Sử dụng tốt bộ hẹn giờ
Để trẻ có thể tập trung cao độ, có thể sử dụng bộ đếm thời gian như đồng hồ bấm giờ.
Trước khi đi chơi hoặc đi ăn mà trẻ có bài tập cần hoàn thành, bố mẹ chỉ cần thông báo với trẻ bằng lời nói, sau đó bắt đầu đếm ngược bằng đồng hồ hẹn giờ. Ví dụ "Con có 30 phút hoặc 60 phút để hoàn thành bài tập trước khi được đi chơi". Ưu điểm của việc làm này là từ khi đồng hồ bắt đầu chạy, trẻ sẽ tập trung cao độ để hoàn thành mục tiêu và không có thời gian thư giãn. Một khi tần suất tập trung tăng lên, trẻ sẽ xuất hiện phản xạ có điều kiện với nhạc báo của đồng hồ hẹn giờ. Điều này hữu ích hơn rất nhiều so với việc bị bố mẹ la hét thúc giục.
Tạo không gian yên tĩnh cho trẻ
Không gian ở đây không chỉ đơn thuần là một căn phòng mà còn là bàn học, chiếu chơi. Tại đây trẻ có thể yên tĩnh làm những điều mình muốn trong không gian này.
Cần lưu ý không gian này không nên là nơi có người thường xuyên ra vào như phòng khách, phòng bếp nơi thường xuyên có mùi thơm của thức ăn vì có thể gây nhiễu cho trẻ. Ngoài ra, nếu là bàn học, tốt nhất nên dọn dẹp sạch sẽ mọi thứ trên bàn trừ giấy bút và các vật dụng cần thiết khác.