>> Trung tâm tiệc cưới - Đặt tiệc cưới
Theo trình tự các nghi thức cần thiết cho một đám cưới hoàn thiện gồm: Chạm ngõ - Ăn hỏi - Xin dâu - Đón dâu - Tiệc cưới - Lại mặt.
Thường lễ chạm ngõ và lễ ăn hỏi có thể tổ chức sớm, cách đám cưới vài tháng, thậm chí cả năm, nhưng nghi thức đón dâu, rước dâu, tiệc cưới nên tổ chức trong cùng ngày, còn lễ lại mặt sẽ diễn ra trong vòng 3 ngày kể từ đám cưới.
Xem thêm:
Những điều kiêng kị trong phong tục cưới hỏi truyền thống
Nghi thức cưới hỏi tại 3 miền Việt Nam
Những điều cần biết để có một lễ cưới trọn vẹn
Những lưu ý cần phải biết khi chọn nhà hàng tiệc cưới
Những điều kiêng kị trong phong tục cưới hỏi truyền thống
Nghi thức cưới hỏi tại 3 miền Việt Nam
Những điều cần biết để có một lễ cưới trọn vẹn
Những lưu ý cần phải biết khi chọn nhà hàng tiệc cưới
1. Chạm ngõ
Lễ chạm ngõ là buổi gặp gỡ giữa hai bên gia đình, khi nhà trai đến nhà gái để đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được chính thức tìm hiểu nhau trước khi đi đến hôn nhân. Thực tế, đây là một cách để hai bên gia đình hiểu nhau, thân thiết hơn nên không cần lễ vật rườm rà, chỉ cần mang theo trầu, cau hoặc hoa quả.
Dù là nghi thức đơn giản, nhưng nhiều gia đình hiện nay vẫn giữ lễ chạm ngõ vì cho rằng nếu hai gia đình không quen biết nhau từ trước mà tổ chức lễ ăn hỏi, đám cưới cho con cái sẽ là đường đột
Tuy nhiên, về chức năng, nếu bỏ qua nghi thức này mà tiến thẳng vào đám hỏi và đám cưới sẽ có chút đường đột, ngang tắt, không có khỏi đầu. Vì thế, dù không quá quan trọng nhưng cũng không thể bỏ qua lễ chạm ngõ.
2. Lễ ăn hỏi
Vào ngày ăn hỏi, nhà trai sẽ đem mâm tráp đã được chuẩn bị kỹ lưỡng để làm lễ ra mắt nhà gái, nhằm hỏi cô gái về làm vợ cho con trai. Nghi thức lễ ăn hỏi cầu kỳ, cần chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong đó mâm tráp là chi tiết cần được quan tâm nhất. Tùy theo vùng miền mà số lượng mâm tráp và các loại lễ vật cũng khác nhau. Để tránh xảy ra sai sót cho đám hỏi, hai gia đình nên bàn bạc cụ thể về mâm tráp cần thiết.
3. Lễ xin dâu
Trước khi đến giờ đón dâu chính thức, đại diện nhà trai, thường là một người phụ nữ thân thiết trong gia đình sẽ mang cơi trầu đến nhà cô dâu trước để làm lễ xin dâu. Mẹ cô dâu sẽ nhận tráp trầu cau và mang lên thắp hương trên bàn thờ tổ tiên của nhà gái. Đây là nghi lễ truyền thống lâu đời, có ý nghĩa như lời chấp nhận chính thức cho cô dâu về nhà chồng.
4. Lễ đón (rước dâu)
Sau lễ xin dâu, khi gia đình cô dâu đồng ý để nhà trai tới đón dâu, chú rể sẽ mang hoa cưới, hoặc cùng lễ vật (nếu nhà gái yêu cầu) để đón cô dâu về nhà. Trong ngày đón dâu, gia đình hai nhà sẽ trao tặng quà, của hồi môn cho cô dâu như lời chúc phúc cặp vợ chồng son sẽ luôn giàu sang, hạnh phúc.
5. Đãi tiệc
Sau các nghi thức truyền thống tại gia đình, uyên ương sẽ tổ chức tiệc cưới dành để mời khách, thông báo tin kết hôn, cảm ơn mọi người cùng đến chung vui. Hiện nay nhiều gia đình tổ chức tiệc cưới chung sau khi nghi lễ đón dâu kết thúc. Nếu tổ chức tiệc riêng, gia đình nhà gái thường mở tiệc trước khi nhà trai đến đón dâu, còn nhà trai sẽ đãi tiệc sau khi cô dâu về gia mắt họ hàng chú rể.
6. Lễ lại mặt
Sau đám cưới, khi cô dâu đã về nhà chồng, mẹ chồng sẽ chuẩn bị một mâm lễ nhỏ để cô dâu và chú rể mang về nhà gái, làm lễ chào hỏi bố mẹ cô dâu. Đây được gọi là lễ lại mặt, hay lễ nhị hỷ. Thời gian đôi vợ chồng mới cưới về nhà gái lại mặt là khoảng 1-3 ngày sau khi thành hôn. Thời gian này tùy thuộc vào khoảng cách địa lý giữa hai nhà cũng như tùy thuộc vào điều kiện, công việc của cô dâu chú rể. Nhưng thông thường, nghi lễ này thường tiến hành vào buổi sáng, hiếm khi để sang tới buổi chiều muộn.
Đây là những nghi thức cần thiết, quan trọng trong đám cưới, nhưng tùy theo điều kiện gia đình cũng như phong tục từng miền mà hai gia đình có thể thống nhất việc gộp lễ, hoặc bỏ qua các nghi lễ nếu thấy không cần thiết. Điều quan trọng là đám cưới cần trang trọng nhưng vẫn phải tiện cho cả hai gia đình.
Theo Ngôi Sao
Đăng nhận xét