Khoảng trống bên trong vòng tròn của nhẫn cưới không đơn giản là không gian, mà còn có ý nghĩa là 'cánh cổng' mới mà đôi vợ chồng sắp bước đến.

>> 6 việc nên làm ngay sau đám cưới

>> Hiểu ý nghĩa của lễ vật trong tráp ăn hỏi

Lịch sử nhẫn cưới

Các nhà khảo cổ học cho rằng nhẫn cưới ra đời từ thời Ai Cập cổ đại cách đây 4.800 năm. Chiếc nhẫn đầu tiên được tìm thấy có hình tròn, được làm từ cây lách, cói và lau sậy, đi cùng một chiếc vòng lớn hơn để đeo ở cổ tay. Năm 860, nhẫn cưới bắt đầu xuất hiện tại các hôn lễ ở nhà thờ rồi dần trở thành biểu tượng đính ước trên toàn thế giới. Đến nay, hầu hết người dân trên mọi quốc gia đều trao nhẫn cưới trong ngày trọng đại.


giai-ma-nhung-bi-n-ve-nhan-cuoi

Nhẫn cưới qua các thời kỳ

Sau khi nhận ra cói và lau sậy không giữ được lâu, người Ai Cập cổ đại đã tìm kiếm những vật liệu thay thế như da, xương, hoặc ngà voi. Đến thời đại huy hoàng của nghệ thuật luyện kim, những chiếc nhẫn kim loại đầu tiên được chế tác từ đồng và đá quý. Sau đó, cùng sự phát triển nhanh chóng của vàng ở châu Âu, nhẫn cưới được làm từ vàng và gắn đá quý như hồng ngọc, kim cương. Thời kỳ Phục Hưng trở lại mang theo sự “trống trị” của bạc trong tất cả các mẫu nhẫn cưới. Một chiếc nhẫn bạc khắc chữ tráng men màu đen được xem là “mốt” nhất thời bấy giờ. Mãi đến thế kỷ 17, vàng mới quay trở lại và chiếm lĩnh vị trí hàng đầu khi chế tác nhẫn cưới.

Vì sao nhẫn cưới lại có hình tròn?

Với người Ai Cập cùng nhiều nền văn hóa cổ đại khác, vòng tròn là biểu tượng của sự vĩnh cửu trọn đời vì không có điểm đầu và điểm cuối. Khoảng trống bên trong vòng tròn của nhẫn cưới không đơn giản là không gian, mà còn có ý nghĩa là “cánh cổng” mới mà đôi vợ chồng sắp bước đến. Sự đồng điệu trong thiết kế của cặp nhẫn cưới biểu trưng cho sự gắn kết và tình yêu bất diệt trong cuộc sống hôn nhân. Nhẫn được làm bằng vàng với ý nghĩa uyên ương cùng vượt qua gian nan, thử thách trong cuộc sống.


giai-ma-nhung-bi-n-ve-nhan-cuoi-1

Tại sao nhẫn cưới được đeo trên ngón áp úp của bàn tay trái?

Người Hy Lạp và Ai Cập cổ đại đều tin rằng trên ngón áp úp của bàn tay trái có một huyết quản tên là vena amoris, chạy thẳng đến trái tim. Với người Trung Quốc, trong bàn tay, ngón cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón trỏ dành cho anh chị em ruột thịt, ngón giữa là bản thân, ngón út biểu trưng cho con cái và ngón áp úp dành cho bạn đời. Vì vậy, nhẫn cưới thường được đeo ở ngón áp up của bàn tay trái.

Tuy nhiên, ở một số vùng trên thế giới, nhẫn cưới lại được đeo ở bàn tay phải. Chẳng hạn, người Ấn Độ xem bàn tay trái là không may mắn, nên nhẫn cưới ở Ấn Độ thường được đeo ở tay phải. Một số nước châu Âu khác như Ba Lan, Đan Mạch, Áo, Nga, Bulgaria, Tây Ban Nha… nhẫn cưới thường được đeo ở ngón áp út bàn tay phải.


Theo Ngôi Sao
Nhãn:

Đăng nhận xét

Sức Khỏe

[Suc-khoe][fbig1]

Làm Đẹp

[Lam-dep][fbig2]

Làm Mẹ

[Lam-me][column1]

Ẩm Thực

[Am-thuc][column2]

Khám Phá

[Kham-pha][hot]

Thời Trang

[Thoi-trang][gallery1]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.